Bộ Y tế có văn bản gửi Quảng Nam, Đà Nẵng và hai hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airline về việc khẩn trương xử lý ổ dịch có 14 ca nhiễm Omicron.
Theo Bộ Y tế, ngày 30/12, Việt Nam ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến thể Omicron trên 4 chuyến bay về sân bay Đà Nẵng.
Để tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng, Bộ đề nghị Quảng Nam, Đà Nẵng, Vietnam Airlines và Bamboo Airline khẩn trương mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho các địa phương liên quan phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần, liên quan với các bệnh nhân để từ đó cách ly y tế các trường hợp F1, đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.
Các địa phương, đơn vị nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ (gồm cả người cùng trên xe đưa đón, nhân viên phục vụ khách sạn, tiếp viên hàng không, nhân viên phục vụ mặt đất, người tiếp xúc gần…) để xét nghiệm khẳng định và trả lời kết quả nhanh nhất, từ đó triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Trong trường hợp người nào có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, các đơn vị chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi Omicron đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm, giải trình tự gene khẳng định.
Các tỉnh, thành phố và đơn vị phải thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế theo quy định.
Quảng Nam chỉ đạo khẩn phòng bệnh tay – chân – miệng
Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay – chân – miêng (TCM) ở Quảng Nam, UBND tỉnh này đã chính thức ban hành văn bản chỉ đạo tất cả các cơ quan, ban ngành, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam phải khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng bệnh.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh bàn tay sạch để phòng bệnh TCM.
Báo cáo của Sở Y tế Quảng Nam cho thấy, đến hết ngày 31/3/2021 đã ghi nhận 282 trường hợp TCM mắc mới (tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, cao thứ 3 khu vực miền Trung). Một số địa phương có số mắc cao như Điện Bàn (51 ca), Duy Xuyên (39 ca), Núi Thành (37 ca), Thăng Bình (25 ca)… Đặc biệt, một số ca bệnh đã chuyển biến nặng, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe và tính mạng cho trẻ nhỏ.
Để ngăn chặn bệnh lây lan, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, Sở Y tế Quảng Nam phải yêu cầu hệ thống y tế tuyến huyện theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, khống chế ca bệnh, quyết tâm không để bùng phát dịch.
Các cơ sở khám, chữa bệnh phải quản lý tốt các ca bệnh, điều trị bệnh nhân sớm nhất theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM tại Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ Y tế. Kịp thời tiếp nhận, không được chậm trễ, hạn chế tối đa biến chứng và t.ử v.ong do bệnh TCM gây ra.
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam phải chỉ đạo nhanh Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trường học (đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ gia đình) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, với ngành y tế ở địa phương triển khai các biện pháp thiết thực phòng ngừa bệnh TCM trong môi trường giáo dục.
Các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam phải tức tốc vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh TCM ngay tại hộ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo trên địa bàn mình phụ trách. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh trong chế biến đồ ăn, nước uống của trẻ, nhất là ở những nơi đã phát sinh ca bệnh.