Các chuyên gia cho rằng điểm nguy hiểm nhất ở biến thể Omicron là virus mang 32 gen đột biến, khi xâm nhập thì khả năng tương tác với chủng Delta sẽ dễ tạo thành biến chủng khác.
Trưa 28-12, Bộ Y tế đã có thông báo về trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam.
Biến thể mới Omicron chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên theo bảng chữ cái Hy Lạp hôm 26-11-2021 (theo giờ Việt Nam).
Ban đầu nó được gọi là B.1.1.529 , lần đầu được phát hiện qua thu thập mẫu xét nghiệm tại Nam Phi vào ngày 9-11-2021, được báo cáo lần đầu cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24-11.
Xét nghiệm SARS-CoV-2
WHO cũng phân loại biến thể này là “biến thể đáng lo ngại”, đồng thời yêu cầu các quốc gia tăng cường giám sát và giải trình tự gene virus biến thể mới này.
Ngày 11-11-2021, có 120 mẫu xét nghiệm biến chủng SARS-CoV-2 “chưa từng thấy”, được gọi là B.1.1.529, đầu tiên được phát hiện ở Gauteng, Nam Phi. Đến nay, hơn 100 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron.
Biến thể Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu với 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Đáng chú ý là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vắc-xin. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác. Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vắc-xin.
Đến nay, nhiều nghiên cứu, khảo sát đa trung tâm, đa quốc gia cho thấy các vắc-xin đang sử dụng vẫn có tác dụng phòng vệ với biến thể Omicron này.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một chuyên gia dịch tễ cho biết điểm nguy hiểm nhất ở biến thể này là virus mang 32 gen đột biến khi xâm nhập thì khả năng tương tác với chủng Delta sẽ dễ tạo thành biến chủng khác.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong đó có biến thể Omicron, nhất là sau khi ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về.
Theo thông báo của Bộ Y tế phát trước đó, biến thể này được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác. Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta.
Trước đó, Chính phủ và ngành y tế đã chủ động chuẩn bị cho giải pháp đáp ứng với biến chủng này. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các cấp, các ngành phải nâng mức cảnh báo để không bị động, bất ngờ; chuẩn bị đầy đủ 4 tại chỗ; tăng cường năng lực cho y tế cơ sở để tiếp cận F0, tránh quá tải hệ thống y tế; tăng cường giám sát giải trình tự gene để phát hiện chủng virrus; tăng cường kiểm dịch biên giới….
Bộ Y tế cũng đặc biệt yêu cầu người dân thực hiện dự phòng: Hạn chế đi lại, khuyến cáo không tụ tập đông người, thực hiện 5K, đặc biệt dịp giáng sinh, lễ tết…
Bộ Y tế cho biết ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về. Ngày 19-12-2021, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận hành khách K.V.H.M. trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài (tối 19-12), ông M. có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại nước ta từ người nhập cảnh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh.
Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại nước ta từ người nhập cảnh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh.
Lý do F0 đã khỏi bệnh tại Việt Nam có thể nhiễm Omicron
Hiện nay, hầu hết các ca Covid-19 tại Việt Nam nhiễm chủng Delta. Tuy nhiên, F0 đã khỏi bệnh có thể tái nhiễm Covid-19 khi biến thể Omicron xâm nhập.
Bộ Y tế vừa điều chỉnh rút ngắn thời gian tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại từ 6 tháng xuống còn 3 tháng dành cho người trên 18 t.uổi.
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là phương án phù hợp để tạo miễn dịch bền vững cho cộng đồng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron ít nhiều gây lo ngại xảy ra tình trạng tái nhiễm với các F0 đã khỏi bệnh.
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tái nhiễm là tình trạng người mắc Covid-19 đã khỏi lại nhiễm chủng khác với chủng gây bệnh lần đầu.
F0 mắc Covid-19 có thể tái nhiễm biến thể mới.
“Muốn biết chính xác là tái nhiễm hay không và với chủng nào, phải thực hiện giải trình tự gen”, Tiến sĩ Hùng cho biết. Tuy nhiên, tái nhiễm rất hiếm gặp. Ông dẫn chứng, thời gian qua Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ gặp 2 trường hợp tái nhiễm thật sự.
Tiến sĩ Hùng cho biết, sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể được tạo ra có thể không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu, sau một khoảng thời gian sẽ suy yếu và mất đi. Hoặc kháng thể tạo ra khi nhiễm chủng ban đầu không phù hợp để bảo vệ cơ thể trước chủng mới nên người bệnh tái nhiễm với chủng virus mới.
Sau khi Omicron xuất hiện, nhiều quốc gia đẩy mạnh tiêm liều nhắc lại, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để kết luận mũi 3 có hiệu quả với biến thể Omicron hay không, ông cho rằng, không ai chắc chắn.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết không kết luận được liều nhắc lại sẽ hiệu quả với Omicron. “Nhưng chắc chắn, nó sẽ tăng cường miễn dịch cho người dân”, bác sĩ Khanh nhận định.
Theo bác sĩ Khanh, mức độ các triệu chứng khi tái nhiễm sẽ giảm nhẹ hơn so với trước đó. Ở một số trường hợp, lần mắc bệnh sau có triệu chứng nặng hơn lần đầu thì rất có thể lần đầu không nhiễm bệnh. “Chúng ta phải dựa trên kết quả giải trình tự gen, có 2 biến thể khác nhau ở 2 lần nhiễm”, ông nhấn mạnh.
Một nghiên cứu tại Đại học Y Missouri (Mỹ) cho thấy tỷ lệ tái nhiễm ở những người từng mắc Covid-19 là 0,7%, thời gian tái nhiễm trung bình là 116 ngày. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều lần mức lây nhiễm ở những người chưa từng bị nhiễm. Việc tái nhiễm Covid-19 có thể hiểu tương tự như việc người bệnh có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần với 4 chủng khác nhau.
Tái nhiễm xảy ra với tỷ lệ rất thấp với Covid-19.
Trong khi đó, tái dương lại là hiện tượng phổ biến hơn, có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm. Xét nghiệm ban đầu của người bệnh là dương tính, sau đó lại có kết quả âm tính, xét nghiệm tiếp theo lại dương tính.
Tuy nhiên virus lúc này chỉ là xác, khi nuôi cấy thì không hoạt động. “Những trường hợp hiện nay tại Việt Nam, người bệnh đang nhầm lẫn rằng bị mắc bệnh lại, nhưng thực tế đều là tái dương, không phải tái nhiễm”, bác sĩ Khanh cho hay.
Ở một số bệnh như Zona, sau khi khỏi, virus Herpes có thể tồn tại ở dạng ngủ. Khi cơ thể mệt mỏi, yếu, virus đang ngủ sẽ bùng lên gây bệnh. “Đây là tình trạng tái phát vì virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Tai phát không xảy ra với bệnh Covid-19”, tiến sĩ Lê Quốc Hùng cho biết.
Trước tình hình dịch Covid-19 hiện tại và nguy cơ xâm nhập của biến thể Omicron, vắc xin vẫn là giải pháp chủ động quan trọng nhất. Hiện TP.HCM đang tích cực triển khai chiến dịch tiêm liều bổ sung và nhắc lại cho các đối tượng cụ thể, đặc biệt là nhóm nguy cơ. Theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, TP đã tiêm 15 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó mũi 3 đạt hơn 100.000 liều.
“Chúng tôi chỉ lo không đủ vắc xin, nếu đủ, mong rằng sẽ tiêm mũi 3 càng sớm càng tốt cho người dân”, một bác sĩ chia sẻ.