Một nghiên cứu mới cho thấy một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Marseille, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện thế giới vẫn chưa rõ tại sao một số người phải chịu hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Một nghiên cứu mới của Viện Karolinska tại Thụy Điển, Trung tâm Helmholtz Munich (HMGU) và Đại học Công nghệ Munich (TUM) tại Đức, đã cho thấy một loại tế bào miễn dịch gọi là macrophages vẫn có phản ứng viêm và có hoạt động trao đổi chất vài tháng sau khi mắc COVID-19 thể nhẹ. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Mucosal Immunology.
Chuyên gia Craig Wheelock tại Khoa Y hoá sinh và lý sinh của Viện Karolinska, một trong các tác giả nghiên cứu trên, cho biết: “Chúng ta có thể thấy các macrophage từ người mắc COVID-19 nhẹ tạo ra một phản ứng viêm và trao đổi chất trong 3-5 tháng sau khi mắc bệnh. Dù đa số những người này không có các triệu chứng kéo dài, nhưng hệ miễn dịch của họ đã trở nên nhạy cảm hơn người khoẻ mạnh”.
Các triệu chứng kéo dài tương đối phổ biến sau khi mắc COVID-19 nặng nhưng cũng ảnh hưởng đến một số người có triệu chứng nhẹ. Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu m.áu của 68 người từng mắc COVID-19 nhẹ và một nhóm 36 người không mắc COVID-19.
Họ tách các macrophages trong phòng thí nghiệm và kích thích chúng bằng protein gai, steroid và lipopolysaccharide (LPS), một loại mô kích thích hệ miễn dịch. Các tế bào này sau đó được giải trình RNA để đ.ánh giá các gene hoạt tính. Các nhà nghiên cứu cũng đo sự hiện diện của các mô tín hiệu eicosanoid, vốn là biểu hiện căn bản của hiện tượng viêm nhiễm.
Chuyên gia Craig Wheelock cho biết: “Không ngạc nhiên khi phát hiện một lượng lớn eicosanoid ở những người mắc COVID-19 vì bệnh này gây viêm, nhưng thật ngạc nhiên vì các mô này vẫn được tạo ra với lượng lớn nhiều tháng sau khi mắc bệnh”. Nghiên cứu trên cũng cho thấy mức độ tập trung của leukotriene, một loại mô tăng viêm, nguyên nhân của hen suyễn.
Đồng tác giả Julia Esser-von Bieren, trưởng nhóm nghiên cứu tại trung tâm Helmholtz Munich và Đại học Công nghệ Munich, cho biết: “Rất bất thường khi mức độ tập trung các leukotriene vẫn cao trong macrophage của những người mắc COVID-19 nhẹ”.
Theo bà Bieren, leukotriene là trung gian quan trọng gây hen suyễn, nhưng loại mô này cũng liên quan đến khả năng bảo vệ chống virus cúm. Việc tăng liên tục các leukotriene sau khi nhiễm SARS-C0V-2 có thể khiến bệnh nhân nhạy cảm hơn với viêm nhiễm ở hệ hô hấp, song cũng có thể cải thiện miễn dịch chống virus SARS-CoV-2 và các virus khác.
Các mẫu m.áu được thu thập vào hai đợt, 3-5 tháng sau nhiễm, và 12 tháng sau đó. Ở đợt 1, khoảng 16% người thông báo có các triệu chứng nhẹ kéo dài trong khi phần còn lại không có triệu chứng nào. Ở đợt 2, không ai có triệu chứng và không có sự khác biện về khả năng gây viêm ở những người từng nhiễm và người khoẻ mạnh.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chẩn đoán hậu COVID-19 không được tập trung phân tích trong nghiên cứu này và cần thêm nghiên cứu để xác định liệu các kết quả này có liên quan trực tiếp đến cái được gọi là hội chứng COVID kéo dài hay không.
Phát hiện một số triệu chứng khi ngủ ở người nhiễm biến thể Omicron
Tạp chí Daily Star của Anh ngày 4/1 đưa tin Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã bổ sung một triệu chứng ở người nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, được miêu tả trên trang web NHS là chứng tê liệt khi ngủ (sleep paralysis), hay còn gọi là “bóng đè”.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 tại Anh báo cáo gặp phải triệu chứng này trong giấc ngủ, kết hợp với hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm – một trong những triệu chứng mà nhiều bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron gặp phải. Triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm thường thấy ở người bị cảm cúm, rối loạn lo âu hoặc ung thư, song ít ghi nhận ở các ca COVID-19 trước đây.
Cảm giác “bóng đè” có thể là trải nghiệm khá kinh hoàng đối với bất cứ ai, song NHS cho biết triệu chứng này thực chất vô hại và đa số mọi người đều sẽ trải qua ít nhất 1 đến 2 lần trong đời. Theo hãng tin GlasgowLive, cảm giác như có người ở trong phòng hoặc như thể có vật gì đè lên người này có thể kéo dài đến vài phút.
Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng rõ rệt tình trạng rối loạn giấc ngủ ở các bệnh nhân bị cách ly. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng triệu chứng bóng đè có thể chỉ là một hậu quả từ những thay đổi xã hội mà COVID-19 gây ra, thay vì là một triệu chứng y khoa của bệnh COVID-19.
Trả lời phỏng vấn báo Mail Online, bác sĩ chuyên khoa về liệu pháp giấc ngủ Kat Lederly cho biết có khả năng virus tác động đến cơ chế điều hòa giấc ngủ trong não (các tác động thần kinh của COVID-19 đã được báo cáo) và dẫn đến tình trạng tê liệt khi ngủ, song khả năng cao hơn là do những căng thẳng phát sinh từ thay đổi lớn trong cuộc sống, những điều khó đoán định và nỗi lo âu đã ảnh hưởng đến hệ thống giấc ngủ.
Liên quan báo cáo về những triệu chứng khác thường ở người mắc COVID-19, cựu Hoa hậu Hoàn vũ người Australia Olivia Rogers đã đăng tải trên mạng xã hội Instagram cho biết cô có triệu chứng mắc COVID-19 “kỳ lạ” nhất là không thể ngừng ợ hơi.
Dù Omicron đã trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ và một số quốc gia châu Âu nhưng giới khoa học vẫn còn nhiều điều chưa hiểu biết về biến thể này. Bà Tyra Grove Krause, một nhà dịch tễ học tại Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, dự đoán số ca nhiễm biến thể Omicron sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 và sau đó tình hình sẽ được cải thiện khá nhanh chóng. Tuy biến thể Omicron có tốc độ lây lan cao hơn biến thể Delta, song nhìn chung các ca nhiễm Omicron có triệu chứng bệnh nhẹ hơn và điều này làm dấy lên hy vọng về khả năng đạt miễn dịch tự nhiên diện rộng.