Bà N.T.B 77 t.uổi, ở Hậu Giang mắc nhiều bệnh lý phối hợp như suy tim, sỏi ống mật, n.hiễm t.rùng nặng… đã được các bác sĩ BVĐK Trung ương Cần Thơ phối hợp BV Hậu Giang cứu chữa thành công.
T.uổi cao nhiều bệnh nền cần thận trọng với sức khỏe
Cụ bà N.T.B., 77 t.uổi, (Hậu Giang) được tuyến trước chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ với tình trạng lơ mơ, n.hiễm t.rùng nặng, vàng da, vàng mắt, huyết áp thấp, mạch nhanh nhẹ.
Kết quả siêu âm ghi nhận bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ gây giãn đường mật trong và ngoài gan .
Sau hội chẩn nhiều chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân choáng n.hiễm t.rùng do sỏi đoạn cuối ống mật chủ, nhồi m.áu cơ tim cũ, suy tim độ III, loạn nhịp nhanh thất .
Người bệnh được hồi sức nội khoa tích cực, điều trị suy tim, loạn nhịp. Để giải quyết nguyên nhân choáng n.hiễm t.rùng, yếu tố làm nặng suy tim và rối loạn nhịp thì phương pháp tối ưu là nội soi mật tụy ngược dòng, dù nguy cơ t.ử v.ong rất cao do có suy tim nặng, sốc n.hiễm t.rùng nặng… bệnh nhân lại t.uổi cao.
Các bác sĩ thống nhất vừa hồi sức khi tình trạng bệnh nhân cho phép sẽ thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng.
Trong quá trình thực hiện thủ thuật, ghi nhận có 1 viên sỏi kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ, kích thước khoảng 10 mm, ống mật chủ giãn 12 mm, cắt cơ vòng oddi, có nhiều dịch mủ trắng. Thủ thuật thực hiện thành công sau 10 phút, viên sỏi đã được lấy ra hoàn toàn.
Sau can thiệp, toàn trạng bệnh nhân ổn định dần, 5 ngày sau điều trị tích cực bệnh nhân đã ngưng thở máy, ngưng được thuốc vận mạch. Hiện người bệnh tỉnh táo, sinh tồn ổn, bụng mềm, không sốt, tình trạng suy tim và rối loạn nhịp tim đã ổn định.
Sau thực hiện thủ thuật sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Không chủ quan với sỏi đường mật
BS.CK2 Bồ Kim Phương – Trưởng khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học truyền m.áu (BVĐK Trung ương Cần Thơ) cho biết: Sỏi đường mật thường kết hợp với n.hiễm t.rùng đường mật. Bệnh nhân sỏi đường mật đến bệnh viện khi có n.hiễm t.rùng nặng, viêm mủ đường mật, sốc n.hiễm t.rùng, hay biến chứng thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp… dễ dẫn đến t.ử v.ong.
Sốc n.hiễm t.rùng đường mật do sỏi chiếm tỷ lệ 2-10% bệnh sỏi đường mật. Để làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong và biến chứng cần hồi sức nội khoa tích cực, đồng thời thực hiện các biện pháp giải áp mật và lấy sỏi nếu được cho bệnh nhân.
Trước đây, điều trị sỏi ống mật chủ tại Việt Nam hầu hết bằng phẫu thuật hở, mở ống mật chủ lấy sỏi và dẫn lưu đường mật với ống Kehr. Cùng với sự tiến bộ của y học, cũng như sự phát triển của kỹ thuật nội soi chụp mật tụy ngược dòng và cắt cơ vòng để lấy sỏi rất được phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Vì đây là kỹ thuật ít xâm lấn nên kỹ thuật này đã được ứng dụng để xử trí cấp cứu bệnh nhân sỏi ống mật chủ khi có biến chứng nội khoa nặng như: viêm tụy cấp, n.hiễm t.rùng đường mật, n.hiễm t.rùng huyết, sốc n.hiễm t.rùng, suy thận cấp, rối loạn đông m.áu; do có thể vừa hồi sức vừa tiến hành nội soi mật tụy ngược dòng giải áp mật (và lấy sỏi nếu tình trạng bệnh nhân cho phép), nhằm cứu sống bệnh nhân, so với các phương pháp dẫn lưu mật khác như: dẫn lưu mật xuyên gan qua da, phẫu thuật.
Căn bệnh khiến người phụ nữ lâm nguy vì “cứ ăn là nôn”, không thể đại tiện
Căn bệnh làm nữ bệnh nhân thường xuyên nôn ói sau khi ăn, 5 ngày không thể đi đại tiện thường diễn tiến âm thầm, đa số phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ t.ử v.ong rất cao.
Đại diện Bệnh viện Nguyễn Trãi (TPHCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã áp dụng một kỹ thuật nội soi tiên tiến cứu thành công một nữ bệnh nhân mang khối u đầu tụy xâm lấn hiểm ác, tính mạng lâm nguy.
Bệnh nhân là bà A.M. (67 t.uổi) nhập bệnh viện Nguyễn Trãi vì đau quặn vùng thượng vị, không ăn uống được và thường xuyên nôn sau ăn, tình trạng diễn tiến tăng dần trong 2 tuần nay.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân đã 5 ngày không đại tiện được. Bệnh nhân được chẩn đoán u đầu tụy gây tắc ống mật chủ cách đây 5 tháng, đã được đặt stent đường mật do vàng da tắc mật. Sau đặt stent, tình trạng vàng da có giảm, ăn uống được nhưng gần đây bệnh có dấu hiệu tái phát.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân có cơn đau quặn vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ra thức ăn cũ nên được đưa đi cấp cứu. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ khoa Ngoại đã bù dịch, điều trị giảm đau cho bệnh nhân. Tiến hành thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bạch cầu m.áu bệnh nhân tăng nhẹ, men gan, men tụy và Bilirubin m.áu bình thường, chứng tỏ mật vẫn thông tốt.
Ảnh chụp X-quang bụng đứng cho thấy hơi nhiều trong dạ dày. Kết quả nội soi dạ dày cho thấy khối từ ngoài đè vào tá tràng làm hẹp lòng ruột, khiến máy soi không qua được. Cuối cùng cộng với CT scan bụng và X-quang dạ dày cản quang, bác sĩ phát hiện khối u đầu tụy xâm lấn gây hẹp tá tràng bệnh nhân.
Bệnh nhân được đặt stent kim loại tá tràng qua nội soi, tránh một cuộc đại phẫu (Ảnh: BVCC).
Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa Ngoại và Nội soi và giải thích cho người nhà phương án tối ưu nhất, ekip điều trị tiến hành đặt stent kim loại tá tràng dài 9cm, đường kính 22mm, từ môn vị đến tá tràng đoạn D2 cho bệnh nhân. Hậu can thiệp vài ngày, bệnh nhân hết đau bụng, hết ói, ăn được thức ăn mềm và hiện đã được xuất viện.
BS Nguyễn Đức Thông, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Nguyễn Trãi cho biết, u đầu tụy là một dạng của u tuyến tụy, thường là u ác. Điều nguy hiểm là bệnh thường diễn tiến âm thầm, đa số phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ t.ử v.ong rất cao. Bệnh nhân u đầu tụy thường t.ử v.ong do u xâm lấn ống mật chủ gây tắc mật và/hoặc do u xâm lấn gây tắc nghẽn tá tràng làm bệnh nhân không ăn uống được, suy kiệt.
Với bệnh nhân mang u đầu tụy, phẫu thuật cắt khối tá tụy (phẫu thuật Whipple) là phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật lớn, không thực hiện được ở bệnh nhân giai đoạn muộn hoặc bệnh nhân lớn t.uổi, tổng trạng kém.
Đầu trên stent kim loại sau khi đã bung ra trong dạ dày bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Ngày nay, với những tiến bộ trong nội soi can thiệp kết hợp với hóa trị liệu giúp kéo dài và cải thiện chất lượng sống đáng kể ở những bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật. Đối với tình trạng tắc nghẽn đường mật, bệnh nhân có thể được can thiệp bằng đặt stent đường mật (thường là stent kim loại) qua nội soi mật tụy ngược dòng. Còn đối với tắc nghẽn tá tràng, bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật nối vị – tràng cho bệnh nhân.
Với trường hợp bệnh nhân già yếu, suy kiệt hoặc không muốn phẫu thuật, stent kim loại tá tràng cũng là một lựa chọn giúp giải quyết các triệu chứng tắc nghẽn tá tràng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể ăn uống lại được, cải thiện chất lượng sống mà không phải chịu một cuộc mổ nặng nề.
Vì bệnh diễn tiến âm thầm, bác sĩ khuyên người dân hãy thường xuyên đến bệnh viện tầm soát sức khỏe, nhất là khi có các triệu chứng như vàng da, vàng niêm mạc mắt, tiêu chảy, tiêu phân mỡ, phân bạc màu hoặc đau ở vùng thượng vị.