Đại dịch COVID-19 đã gây hậu quả nặng nề về sức khỏe tâm thần. Đây là nhận định mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra ngày 2/3, chỉ ra rằng số trường hợp mắc các bệnh về tâm thần như lo âu và trầm cảm đã tăng tới hơn 25% trên toàn cầu.
Việc cách ly, giãn cách xã hội có thể tác động tới sức khỏe tâm lý của nhiều người. Ảnh: Getty Images
Trong báo cáo khoa học mới, WHO cũng chỉ ra cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đã cản trở đáng kể các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca t.ự t.ử.
Báo cáo được thực hiện dựa trên tổng hợp nhiều nghiên cứu, xác định rằng chỉ riêng trong năm 2020, số ca mắc hội chứng rối loạn trầm cảm trên thế giới tăng 27,6%. Trong năm đầu tiên đại dịch xảy ra, số ca mắc chứng rối loạn lo âu trên toàn cầu tăng 25,6%. Theo chuyên gia về sức khỏe thần kinh của WHO Brandon Gray, xét về quy mô thì đây là mức tăng rất lớn.
Báo cáo chỉ ra đại dịch đã có tác động đáng kể tới sức khỏe tâm thần và đời sống của người dân. Những nơi ghi nhận tình trạng gia tăng cao nhất là những nơi ghi nhận tỷ lệ ca mắc mới hằng ngày và tình trạng hạn chế di chuyển ở mức cao. T.rẻ e.m gái và phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới. Người trẻ, đặc biệt trong nhóm t.uổi từ 20-24, chịu tác động nghiêm trọng hơn người cao t.uổi.
Về số ca t.ự t.ử, các số liệu được tổng hợp không phản ánh một xu hướng toàn cầu rõ ràng, có nơi ghi nhận tình trạng t.ự t.ử gia tăng nhưng cũng có nơi giảm hoặc giữ nguyên như trước đại dịch. Chuyên gia Gray chỉ ra rằng có thể điều này là do quá trình thu thập và phân tích số liệu liên quan thường bị gián đoạn. Tuy nhiên, báo cáo có đoạn nêu rõ kể từ khi đại dịch bùng phát, nguy cơ xảy ra các hành vi t.ự t.ử cao hơn, bao gồm cả hành động tìm cách t.ự t.ử hoặc tự hại chính mình trong giới trẻ.
Tình trạng kiệt sức ở nhân viên y tế, sự cô đơn và lo âu khi có kết quả chẩn đoán mắc COVID-19 cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các ý nghĩ q.uyên s.inh. Báo cáo của WHO chỉ ra người rối loạn tâm thần cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh nặng hoặc t.ử v.ong do COVID-19. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để có kết luận chắc chắn về vấn đề này.
Bên cạnh đó, báo cáo của WHO cũng nêu rõ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ngoại trú đã bị gián đoạn đáng kể trong năm 2020 vì đại dịch bùng phát. Tình trạng này có thể được giảm thiểu bằng cách chuyển sang hình thức tư vấn trực tuyến. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả của các liệu pháp chăm sóc, đặc biệt khó tiếp cận với những người không có sẵn kết nối internet hoặc không nhiều kiến thức về kỹ thuật.
Chuyên gia Gray cho rằng những khó khăn trong việc ứng phó với các thách thức nảy sinh trong thời gian đại dịch chủ yếu là do các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa được đầu tư đúng đắn trong nhiều thập kỷ.
Chuyên gia cảnh báo xuất hiện biến chủng nguy hiểm hơn Omicron
Giới chuyên gia cảnh báo, tốc độ lây lan như hiện tại của Omicron cho thấy đây có thể không phải phiên bản biến chủng SARS-CoV-2 đáng lo ngại cuối cùng.
Virus càng lây lan càng có cơ hội biến đổi để tạo ra các biến chủng mới (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Khi virus càng lây lan, nó càng có cơ hội đột biến để tạo ra các biến chủng khác. Omicron có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với các biến chủng khác của SARS-CoV-2, thậm chí ở cả những khu vực có tỷ lệ miễn dịch cao nhờ vaccine và do nhiễm bệnh trước đó.
Do đó, virus có thể tiến hóa hơn nữa. Giới chuyên gia chưa thể đoán định được biến chủng tiếp theo sẽ như thế nào và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến diễn biến đại dịch. Họ cũng không chắc chắn liệu các biến chủng sau sẽ gây bệnh nhẹ hơn và liệu vaccine hiện tại có còn hiệu quả cao hay không.
“Omicron lây lan nhanh hơn, nó càng có cơ hội đột biến và dẫn đến xuất hiện thêm nhiều biến chủng khác”, Leonardo Martinez, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston, bình luận.
Kể từ khi xuất hiện vào giữa tháng 11/2021, Omicron đã nhanh chóng lan ra hầu khắp thế giới.
Các nghiên cứu cho thấy, Omicron có khả năng lây lan cao ít nhất hơn 2 lần so với Delta – biến chủng trội từng khiến thế giới vật lộn đối phó, và cao hơn ít nhất 4 lần so với chủng ban đầu. Ngoài ra, biến chủng Omicron được cho là cũng dễ gây tái nhiễm hơn so với biến chủng Delta, đó là lý do xuất hiện các ca bệnh “đột phá” ở những người từng mắc Covid-19 hoặc đã tiêm chủng vaccine.
Biến chủng Omicron được cho là nguyên nhân khiến số ca Covid-19 mới toàn cầu tăng vọt những tuần gần đây. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới có thêm kỷ lục 15 triệu ca Covid-19 trong tuần từ ngày 3-9/1, tăng 55% so với tuần trước đó.
Các dữ liệu ban đầu chỉ ra, Omicron gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với Delta. Điều này làm dấy lên hy vọng virus này khởi đầu để thế giới tiến tới chấm dứt đại dịch, Covid-19 sẽ trở thành một bệnh thông thường như cảm cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào virus cũng ít nghiêm trọng hơn qua thời gian. Tiến sĩ Stuart Campbell Ray, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, giải thích một biến chủng có thể sẽ đạt mục tiêu chính là tái tạo nếu những người nhiễm bệnh ban đầu chỉ có các triệu chứng nhẹ và lây lan virus cho rất nhiều người khác, nhưng sau đó bệnh trở nên nặng hơn.
Khả năng né miễn dịch tốt hơn giúp virus sinh tồn trong một quãng thời gian dài. Khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện lần đầu, không ai có miễn dịch. Tuy nhiên, cùng với các ca nhiễm, vaccine Covid-19 đã mang đến mức độ miễn dịch nhất định cho phần lớn thế giới. Điều này buộc virus thích ứng để sinh tồn. Chúng có thể lây nhiễm sang động vật, đột biến và trở lại tấn công con người, kể cả những người đã được tiêm chủng. Ngoài ra, với việc Omicron và Delta lây lan cùng lúc, con người có thể bị “lây nhiễm kép” hay nhiễm “biến chủng lai”, chuyên gia Ray nói.