Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tới hết ngày 16/2, Hà Nội có hơn 126.000 F0 đang điều trị, theo dõi.
97% bệnh nhân thể nhẹ hoặc không triệu chứng. Trong gần 4.000 ca nhập viện, số ca nặng/nguy kịch đang tăng.
Nhiều tháng nay, Hà Nội luôn là địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh COVID-19 mới mỗi ngày nhất cả nước.
3% F0 ở Hà Nội phải nhập viện, 700 ca nặng, nguy kịch
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tới hết ngày 16/2, Hà Nội có hơn 126.000 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, có gần 121.400 F0 điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly. Như vậy, hiện gần 97% F0 ở Hà Nội mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Hơn 3% còn lại (gần 4.000 ca) phải nhập viện điều trị; gồm hơn 3.500 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3) và hơn 300 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Theo dõi, điều trị ca bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội. Ảnh: TL
Trong số các bệnh nhân nhập viện, có hơn 2.500 ca mức độ trung bình (tăng gần 30% so với trung bình 7 ngày trước); Gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch tăng gần 15%; 608 ca thở oxy (tăng 18%); 44 ca phải thở máy xâm lấn (tăng 13%). Số còn lại là bệnh nhân thở HFNC, lọc m.áu, ECMO…, theo thống kê của Bộ Y tế cập nhật ngày 17/2.
Sở Y tế Hà Nội cho biết số bệnh nhân chuyển tầng được hạn chế tối đa trong nhiều tuần qua. Nhiều ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận 15 ca t.ử v.ong do COVID-19 mỗi ngày. Lãnh đạo Sở Y tế cho hay, các F0 t.ử v.ong chủ yếu là người cao t.uổi có bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vaccine COVID-19.
Hà Nội có thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch?
Hiện nay, tỷ lệ bao phủ vaccine đủ 2 mũi của thành phố với người trên 12 t.uổi đã đạt trên 99,5% và đã tiêm bao phủ mũi nhắc lại (mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên) đạt gần 55%. Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong quý I/2022.
Mới đây chính quyền Hà N.ội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ t.uổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn.
Đồng thời, lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 t.uổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
TS. Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết việc này rất quan trọng nhằm giảm tỷ lệ t.ử v.ong, giảm tỷ lệ bệnh nặng, giảm tỷ lệ chuyển tầng. Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, theo người đứng đầu ngành Y tế Thủ đô, phải có kế hoạch và thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch của Hà Nội hiện nay.
Trong bối cảnh số ca mới liên tục tăng nhanh và mạnh trong khi gần 97% không triệu chứng/nhẹ được quản lý theo dõi sức khoẻ tại nhà và gần 100% dân số tiêm 2 mũi vaccine, ưu tiên trọng tâm của TP là bảo vệ, quản lý người nguy cơ cao (cao t.uổi, bệnh nền, chưa được tiêm vaccine) mắc COVID-19, rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vaccine là cần thiết. TS. Trần Thị Nhị Hà
Tại quận Hai Bà Trưng, chính quyền đã yêu cầu 18 phường trên địa bàn lập danh sách nhóm người cao t.uổi, bệnh nền có nguy cơ cao để thường xuyên theo dõi và thăm khám thường xuyên. Trung bình mỗi phường có từ 300 – 500 người có nguy cơ cao.
Tại quận Nam Từ Liêm, lãnh đạo phòng Y tế quận cho biết qua rà soát có 485 người nguy cơ cao chưa tiêm vaccine. Các lực lượng từng phường đã đến tận nhà tiêm vaccine cho người dân, đến nay còn 53 trường hợp “không thể tiêm được” do t.uổi quá cao (trên 90 t.uổi), bệnh nền quá nặng…
Theo TS. Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), việc theo dõi diễn biến số ca nặng, nhập viện là một chỉ số quan trọng để đ.ánh giá mức độ dịch hiện nay.
Tuy nhiên, trước ý kiến cho rằng nên bỏ thống kê ca bệnh, ông Khoa cho rằng nếu chúng ta không biết người ta nhiễm hay không, việc khả năng lây lan rộng càng dễ, càng nhiều.
Theo hướng dẫn kèm Quyết định 218 của Bộ Y tế vẫn có chỉ số về số ca mắc mới để địa phương theo dõi, quản lý. Việc quản lý chặt chẽ được F0 sẽ hạn chế lây nhiễm, ngoài ra còn để xác định, theo dõi, kiểm soát được các ca F0 nguy cơ cao bị chuyển nặng, t.ử v.ong.
Phản đối chuyện giảm cân cực đoan bằng cách ăn quá ít, tập quá nhiều, HLV “bật mí” nguyên tắc đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi giảm cân
HLV Mai Chi mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận được từ các học viên trong thời gian qua. Điều đáng nói, những học viên này đều có PT đi kèm…
HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận thấy trong thời gian qua. Đáng nói, những học viên này đều không tự ý giảm cân theo những tin đồn truyền miệng, qua mạng, qua sách báo thiếu kiểm chứng mà đều có PT riêng hướng dẫn.
HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội
Đi tập 7 ngày/tuần, ăn 400 calories/ngày, bonus thêm thuốc cấm
Đây là trường hợp đầu tiên, tạm gọi là bạn A, được HLV Mai Chi đ.ánh giá là nghiêm trọng nhất. Bạn A, nữ, 22 t.uổi, cao 1m60, cách đây gần 3 tháng là 85kg. Ở thời điểm học viên này nhắn tin cho Mai Chi thì giảm xuống còn 70kg. “Chế độ ăn của bạn A cực kỳ ít calo, ước tính chỉ khoảng 400 calo, xoay quanh các loại thịt nạc, whey và rau, hoàn toàn không ăn gia vị. Ngoài ra, bạn này còn tập trọn vẹn 7 ngày trong tuần, mỗi ngày tập 2 lần”, HLV Mai Chi chia sẻ.
Theo tính toán của vị huấn luyện viên này, mức calo cần cho một người có chỉ số như trên phải từ 1800-2000 calo. Để giảm mỡ được hiệu quả và lành mạnh, bạn chỉ cần giảm xuống ăn còn 1300-1500 calo mỗi ngày. Riêng về tập luyện, bạn A cũng chỉ cần bắt đầu tập 4-5 buổi một tuần thôi. “Với trường hợp này, bạn A đang ăn quá ít, lại tập luyện quá nhiều. Không ăn gia vị là việc hoàn toàn không cần thiết. Chưa kể, bạn này còn được PT cho riêng một loại thuốc. Khi nhìn hình ảnh, mình xác nhận đó là clenbuterol”.
Theo HLV Mai Chi, đây là một loại thuốc bị cấm trong hành trình giảm mỡ, giảm cân. Trích nguyên văn từ trang web chính phủ: “Thuốc được sử dụng như một chất giãn phế quản trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ. Nếu tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của thầy thuốc thì sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân.” ngoài ra: “Còn trong ngành thú y, tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Salbutamol và Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi”.
Do tác dụng đi kèm của clenbuterol lên người là tăng cường trao đổi chất và khả năng sử dụng chất béo của cơ thể, nên một số vận động viên và huấn luyện viên sử dụng chúng để làm quá trình giảm mỡ diễn ra nhanh chóng hơn bất chấp các nguy cơ đi kèm. Rõ ràng, không có huấn luyện viên nào có quyền kê thuốc cho học viên sử dụng, chưa kể lọ thuốc được dán nhãn mập mờ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trường hợp 2: Không ăn sau 7 giờ tối, uống nước đường bắp, nước chanh để xua tan cơn đói
Theo HLV Mai Chi, đây là một trường hợp có chế độ ăn và tập luyện cũng tiêu cực không kém, tạm gọi là bạn B. “Bạn này tập 7 ngày trong tuần, mỗi lần tập kéo dài gần 2 tiếng, trong khi đó cũng chỉ ăn 400-500 calo mỗi ngày, gần như không ăn thịt, chỉ uống sữa, nước ép cà rốt, nước pha hạt chia cả ngày. Bản thân bạn B chia sẻ, áp dụng chế độ ăn và tập kia rất mệt mỏi, cơ thể luôn uể oải, không có chút sức sống nào cả. Bạn B tập mỗi set 40-50 reps, và liên tục 4 set như thế cho một bài tập”.
HLV Mai Chi nhận định, thời lượng tập của bạn B đang quá cao so với cơ thể, chưa kể so với lượng calo được nạp. Áp dụng chế độ ăn và tập này, bạn ấy giảm cân cũng rất nhanh nhưng cơ thể không hề săn chắc. Tình trạng này khiến bạn rơi vào stress kéo dài.
Học viên bị đau dạ dày do uống nước chanh.
HLV Mai Chi nhận định, bạn B không cần phải tập quá nhiều và ăn quá ít như vậy. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần ăn ít hơn mức cơ thể tiêu hao, khoảng 500 calo và phải đủ chất như protein, chất béo và tinh bột. Đồng thời, bạn B cũng không cần phải tập 7 buổi một tuần với cường độ quá cao. Thực tế với chế độ tiêu cực trên bạn có giảm cân nhưng giảm cân không lành mạnh, phần lớn là mất nước và mất cơ. Điều này khiến cơ thể không hề săn chắc và thiếu sức sống. Sau này nếu quay trở lại chế độ ăn bình thường, nguy cơ tăng cân trở lại là điều khó tránh.
” Bạn B cũng không ăn gia vị theo khuyến cáo của huấn luyện viên. Điều này thực sự không cần thiết trừ khi bạn ăn quá nhiều gia vị bị tăng huyết áp, hoặc bạn có t.iền sử bệnh tăng huyết áp. Miễn là không ăn quá nhiều gia vị thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe đối với người bình thường “, HLV Mai Chi cho hay.
Chưa kể, bạn B còn được huấn luyện viên khuyến cáo không được ăn sau 7 giờ tối, khi đói thì uống nước pha đường bắp, đồng thời cho uống nước chanh. Học viên này sau đó bị đau dạ dày. Đến ngày kiểm tra cân nặng, huấn luyện viên không cho ăn bất cứ cái gì, bắt vào cân và sau đó đi tập luôn khiến học viên này rất mệt mỏi. “Thực sự chế độ này quá tiêu cực. Dường như bạn huấn luyện viên đang bất chấp mọi cách để ép cân học viên”, HLV Mai Chi nói.
Trường hợp 3: Không ăn tinh bột, chỉ ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc
May mắn cho trường hợp này là mới tập với 1 huấn luyện viên được 1 tuần, đọc được nhiều bài viết của HLV Mai Chi nên đã xin lời tư vấn luôn. Điểm chung của bạn này, tạm gọi là bạn C so với 2 bạn A và B là chế độ ăn quá ít calo.
Trong khi mức calo bạn C cần mỗi ngày rơi vào 1800-1900 calo thì huấn luyện viên cũng chỉ cho ăn 400-500 calo. Các bữa ăn đều cắt giảm hoàn toàn gia vị, chỉ cho ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc, không cho ăn tinh bột. Mặc dù lịch tập của bạn C là 5 buổi/tuần nhưng với “một người mới bắt đầu tập thôi đã tập 5 buổi/tuần cũng là quá tải, nhất là có chế độ ăn quá ít calo như thế”.
Các bữa ăn đều cắt giảm hoàn toàn gia vị, chỉ cho ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc, không cho ăn tinh bột.
“Kết quả sau khi tập được học viên C thông báo lại như sau: Trước khi tập có thể cầm bịch đá 3kg không thấy nặng nhưng sau khi tập thì vác hẳn khối lượng này lên cũng là điều khiến bạn C cảm thấy vô cùng khó khăn” , HLV Mai Chi chia sẻ.
Cũng giống như 2 trường hợp trên đã nói, HLV Mai Chi không đồng tình với việc tập quá nhiều, ăn quá ít khi giảm cân, mọi thứ cần thay đổi từ từ, cần cho thời gian để cơ thể thích nghi. Đặc biệt, khi áp dụng chế độ ăn và tập luyện nhưng không cảm thấy khỏe mạnh hơn, thậm chí giảm sút, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, điều đó có nghĩa là những gì bạn đang làm đang không đem lại lợi ích gì, con đường giảm cân, giảm mỡ để giữ dáng và khỏe đẹp hơn đang không đi đúng hướng.
Kết lại là…
Sau 3 trường hợp này, HLV Mai Chi muốn dành lời khuyên cho những bạn muốn giảm mỡ, giảm cân lành mạnh như sau:
– Chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường, bạn không bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm mỡ không nhất thiết phải đi kèm việc giảm cân, có nghĩa là bạn có thể vừa giảm mỡ vừa tăng cơ, đồng thời cân nặng không hề thay đổi mà người vẫn sẽ nhỏ gọn hơn, săn chắc hơn, khỏe mạnh hơn. Do đó đừng quá ám ảnh đến chỉ số cân nặng.
Chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường, bạn không bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm mỡ không nhất thiết phải đi kèm việc giảm cân.
– Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thì cần thời gian để thích nghi. Để an toàn nhất, bạn sẽ bắt đầu tập 3-4 buổi/tuần, sau đó tăng cường độ lên từ từ. Chế độ ăn cũng tương tự, không nên cắt giảm ngay quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất cơ, giảm xong rồi cũng khó giữ được lâu dài.
– Nên loại bỏ những sai lầm khi giảm cân, tránh tốn nhiều thời gian vào những việc vô bổ như cắt bỏ hoàn toàn gia vị trong chế độ ăn, không ăn gì sau 7 giờ tối… Quan trọng là tổng calo được nạp vào cơ thể trong một ngày. Nếu ăn dư thừa năng lượng thì ăn buổi sáng hay trưa, bạn vẫn sẽ béo. Ngược lại, nếu bạn đảm bảo tổng lượng calo thâm hụt thì kể cả ăn sau 7 giờ cũng không phải vấn đề, miễn sao đừng ăn quá gần giờ ngủ gây hại tới hệ tiêu hóa (thâm hụt năng lượng là trạng thái năng lượng cơ thể hấp thụ từ thực phẩm, đồ uống ít hơn mức năng lượng cơ thể tiêu hao).