Các nhà khoa học tìm ra lý do một người đàn ông suốt 14 tháng liên tục ghi nhận kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tạo ra áp lực căng thẳng. Đối với hầu hết mọi người, điều này chỉ xảy ra một hoặc hai lần. Nhưng một người đàn ông đã phải nhận thông báo đó tới 78 lần. Ông Muzaffer Kayasan có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 lần đầu vào tháng 11/2020.
Ông Kayasan trải qua 14 tháng cách ly, không được tiếp xúc gần với người thân.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông Kayasan sinh sống, người dân phải cách ly trong 7 ngày sau khi nhiễm COVID-19.
Mặc dù mắc bệnh ung thư m.áu, người đàn ông 56 t.uổi không có các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng và được xuất viện không lâu sau đó.
Những ông Kayasan đã phải nằm viện 9 tháng và cách ly thêm 5 tháng nữa tại nhà riêng ở Istanbul khi không ngừng có kết quả dương tính sau đó. Ông không thể tiếp xúc gần với vợ và con trai trong thời gian này.
“Tôi nghĩ mình dễ phơi nhiễm với virus hơn. Ngay cả một con mèo đi ngang qua cửa sổ cũng có thể lây bệnh cho tôi”, ông Kayasan nói đùa.
“Tôi đã hồi phục nhưng vẫn còn tàn dư của COVID-19 trong cơ thể. Đây là lời giải thích duy nhất mà tôi nhận được sau các xét nghiệm dương tính”, ông Kayasan kể.
“Tôi không thấy phiền gì ngoài việc không thể tiếp xúc với người thân của mình. Điều này khó quá. Tôi thậm chí không thể tiêm vaccine COVID-19 do tình trạng hiện tại”.
Trường hợp của Muzaffer rất hiếm. Nhưng các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu lý do mọi người tiếp tục có kết quả dương tính sau lần nhiễm bệnh ban đầu.
Các chuyên gia tại phòng thí nghiệm của Viện Whitehead (Mỹ) tiết lộ các chuỗi gen từ virus SARS-CoV-2 có thể tích hợp vào tế bào chủ (người). Ngoài ra, khoảng 8% DNA của chúng ta thực sự đã bao gồm bộ gen từ các loại virus cổ đại.
Điều này có nghĩa vẫn còn virus trong cơ thể và có thể tiếp tục bị phát hiện bằng các xét nghiệm. Xét nghiệm PCR nhạy cảm hơn trong việc phát hiện virus so với test nhanh.
Giới chuyên gia đã nghiên cứu các mẫu khác nhau và tìm thấy một đặc điểm di truyền là retrotransposon, còn được gọi là gen nhảy.
Những gen này có thể được virus kích hoạt và có khả năng “nhảy” trong điều kiện căng thẳng cao độ.
Virus gây áp lực cho cơ thể khi hệ miễn dịch của bạn làm việc chăm chỉ để chống lại nó. Đây là lý do một số người có nhịp tim cao khi bị Covid-19 vì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm m.áu đi khắp cơ thể.
Tình trạng căng thẳng cũng bao gồm ung thư hoặc lão hóa. Hai yếu tố này cũng giúp giải thích tình hình của ông Kayasan.
Thiết bị theo dõi thể dục tiết lộ khả năng phục hồi của bệnh nhân COVID
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại California mới đây cho biết, các thiết bị theo dõi thể dục đeo tay như Fitbits hoặc Apple Watch có thể giúp theo dõi sự phục hồi của bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu tiến hành từ cuối tháng 3 năm 2020 đến cuối tháng 1 năm 2021, bao gồm 875 người đeo Fitbit, 234 người trong số đó có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Dữ liệu từ các thiết bị đeo cho thấy, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 có các triệu chứng về hành vi và sinh lý (bao gồm nhịp tim tăng) có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc vài tháng. Các nhà nghiên cứu cho hay, các triệu chứng này kéo dài hơn ở những người bị COVID-19 so với những người mắc các bệnh hô hấp khác. Những người mắc COVID-19 trung bình mất 79 ngày để nhịp tim khi nghỉ ngơi trở lại bình thường. Trong khi đó, những người không mắc COVID-19 chỉ mất 4 ngày.
Theo TS. Robert Hirten, chuyên gia về tiêu hóa và thiết bị đeo tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, các thiết bị đeo này hỗ trợ giám sát bệnh nhân COVID-19 một cách chặt chẽ trong thời gian dài để đ.ánh giá xem virus đã thực sự ảnh hưởng đến họ như thế nào?
Một số nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng, các thiết bị theo dõi thể dục đeo được có thể thu thập dữ liệu về nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, hoạt động thể chất và các thông tin sức khỏe khác. Đồng thời, các thiết bị này cũng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu ban đầu của COVID-19.
Hiện tại có khoảng 1/5 người Mỹ sử dụng thiết bị này.