F0 vừa khỏi Covid-19, chớ làm điều này vì có thể gây tổn thương tim

Từ các triệu chứng nhẹ đến nặng, Covid-19 ảnh hưởng đến mọi người theo mỗi cách khác nhau.

Người bệnh nào cũng mong muốn phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, có một hoạt động lành mạnh, các chuyên gia cảnh báo người vừa khỏi Covid-19 không nên làm, theo nhật báo Express (Anh).

f0 vua khoi covid 19 cho lam dieu nay vi co the gay ton thuong tim b83 6289205

Mặc dù tập thể dục có thể có hại trong quá trình hồi phục sau khi chữa khỏi Covid-19, nhưng một khi người bệnh cảm thấy mình đã hồi phục, thì có thể tập luyện trở lại hằng ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK

Có những biện pháp hữu ích để áp dụng khi nhiễm Covid-19, như nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoặc uống paracetamol.

Nhưng nếu người bệnh muốn tăng thêm sức mạnh để đẩy nhanh tiến độ hồi phục, đừng cố tập thể dục, chuyên gia dinh dưỡng Ellie Busby, nhà dinh dưỡng người Anh, người sáng lập Vojo Health – ấn phẩm về sức khỏe và dinh dưỡng dựa trên thực vật được hỗ trợ bởi khoa học – khuyến cáo, theo Express.

Tập thể dục là hoạt động tốt nhất cho sức khỏe, có khả năng cắt giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, từ bệnh tim đến tiểu đường.

Tuy nhiên, riêng đối với người nhiễm Covid-19, điều tốt này có thể trở nên có hại.

Chuyên gia Busby cho biết, nhiều vận động viên nhiễm Covid-19 không có triệu chứng đã bị tổn thương tim vài tuần sau khi khỏi bệnh, theo nhật báo Express.

Hóa ra tốt nhất là không nên cố tập thể dục nếu nhiễm Covid-19, cô tiếp tục.

Nguyên nhân là do phản ứng của hệ miễn dịch với Covid đang cao – dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cao trong cơ thể.

Cố tập thể dục cũng làm tăng tình trạng viêm và có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương mô tim hoặc cơ sau khi nhiễm Covid-19.

Chuyên gia dinh dưỡng giải thích rằng điều này có thể là do virus corona có khả năng là bệnh đa cơ quan.

Cô Busby nói thêm, điều này có thể gây ra tổn thương lâu dài đến các hệ thống cơ quan khác nhau bao gồm phổi, tim, mạch m.áu, não, gan, thận hoặc ruột.

Mặc dù tập thể dục có thể có hại trong quá trình hồi phục sau khi chữa khỏi Covid-19, nhưng một khi người bệnh cảm thấy mình đã hồi phục, thì có thể tập luyện trở lại hằng ngày.

Chuyên gia Busby lưu ý, rất cần luyện tập thể dục ở giai đoạn sớm sau khi chữa khỏi Covid-19 để cải thiện sức khỏe thể chất, nhưng cần chú ý đảm bảo tập luyện an toàn, theo Express.

Khi nào có thể tập thể dục lại?

Chuyên gia Busby cho biết, để tập thể dục một cách an toàn, cần để ý những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể.

Nếu cảm thấy những điều này khi tập thể dục, cần dừng lại và chờ thêm thời gian:

Không thể thở bình thường – có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu

Đau cơ

Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

f0 vua khoi covid 19 cho lam dieu nay vi co the gay ton thuong tim 483 6289205

Các bài tập sức bền cường độ cao là dễ “rủi ro nhất”. Ảnh SHUTTERSTOCK

Chuyên gia Busby nói thêm rằng bất kỳ dấu hiệu nào trong số này có thể là “cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn và có thể làm tăng nguy cơ chấn thương” khi tập thể dục.

Cô Busby nói, Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao nói chung, cũng như chấn thương do nhiễm Covid-19, như tổn thương mô tim.

Người hồi phục sau Covid-19 nên tập thế nào?

Cô chia sẻ rằng các bài tập sức bền cường độ cao là dễ “rủi ro nhất”.

Vì vậy, nên bắt đầu các bài tập cường độ thấp, như đạp xe hoặc đi bộ, tập hằng ngày các bài này sẽ tốt hơn.

Chuyên gia còn khuyến cáo, hãy bắt đầu với cường độ thấp trong 2 tuần đầu tiên sau khi chữa khỏi Covid-19 và vận động từ từ.

Cơ thể mỗi người mỗi khác, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và giảm cường độ lại nếu cảm thấy đau, mệt hoặc khó khăn khi tập, theo Express.

Tập thể lực 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Bệnh viện Nội tiết T.Ư cảnh báo gia tăng các ca mắc đái tháo đường biến chứng nặng trong dịch Covid-19.

Đồng thời, khuyến cáo, mỗi người cần duy trì vận động thể lực, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

tap the luc 30 phut moi ngay giup kiem soat duong huyet hieu qua 325 6154924

Người mắc đái tháo đường cần tuân thủ sử dụng thuốc, vận động thể lực kết hợp dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Chuyển hóa. Ảnh THÚY QUỲNH

Sáng nay, 13.11, Bệnh viện Nội tiết T.Ư tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường.

Đái tháo đường là căn bệnh tiến triển âm thầm trong cơ thể. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã có các biến chứng của bệnh xuất hiện, gây ra các biến chứng nặng nề như: giảm thị lực, mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch m.áu não… Vì vậy, đái tháo đường được coi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”.

Hiện nay, số người mắc đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Độ t.uổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.

Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, trên thế giới ước tính có 537 triệu người trưởng thành (20 – 79 t.uổi) đang sống chung với căn bệnh đái tháo đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và 784 triệu vào năm 2045.

Đái tháo đường chính là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca t.ử v.ong vào năm 2021. Trung bình cứ 5 giây lại có 1 ca t.ử v.ong. Trong 15 năm qua, căn bệnh này tiêu tốn 966 tỉ USD chi phí cho y tế, tăng 316% so với trước đây.

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu áp lực từ sự gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Theo IDF, tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh đái tháo đường (năm 2019). Hầu hết trong số này là đái tháo đường tuýp 2.

Qua thực tế điều trị tại bệnh viện, TS – BS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư, lưu ý gần đây ghi nhận xu hướng gia tăng các bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nặng như loét bàn chân, cắt cụt chi do không tuân thủ điều trị đầy đủ, trì hoãn tái khám.

Bác sĩ Hiệp khuyến cáo, để dự phòng mắc bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung, mỗi người dân cần thực hiện lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp.

“Để bảo vệ sức khỏe trong dịch Covid-19, người mắc đái tháo đường cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, tuân thủ khuyến cáo 5K; sử dụng thuốc điều trị theo đơn và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa”, bác sĩ Hiệp lưu ý.

Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Người mắc bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.

Người t.iền đái tháo đường có nguy cơ cao bị đái tháo đường nhưng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời bằng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý thì có thể ngăn chặn tiến triển thành bệnh đái tháo đường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *