Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Journal of the American Heart Association, t.rẻ e.m bị tổn thương tim do Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m (MIS-C) liên quan tới COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn.
Mắc COVID-19 gây nguy cơ rủi ro cho tim hơn việc tiêm vaccine
1. Nguy cơ bị MIS-C ở trẻ mắc COVID-19
Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các chuyên gia nhận thấy Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m (MIS-C), tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.
Theo các nhà khoa học, MIS-C thường xuất hiện ở trẻ vào thời điểm khoảng 4 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Hội chứng này gây ra tình trạng viêm sâu khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện nhi Philadelphia ( Mỹ) cho biết 4/5 số trường hợp MIS-C có ảnh hưởng tới tim. Một nửa số trẻ mắc MIS-C bị suy giảm chức năng tâm thất trái, buồng tim có chức năng bơm m.áu giàu oxy đi nuôi cơ thể.
TS Pei-Ni Jone, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Colorado (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu nhưng đang tìm hiểu về tác động của MIS-C đối với tim, cho biết MIS-C xuất hiện ở khoảng 1/3.000 bệnh nhi mắc COVID-19.
“Tim là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi MIS-C và điều đáng quan tâm là khi chức năng tim suy giảm có thể dẫn đến tổn thương thận hoặc gan” – TS Jone cho biết thêm.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở t.rẻ e.m (MIS-C) có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19.
Theo TS Kevin Friedman, chuyên gia tim mạch nhi tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), người không thuộc nhóm nghiên cứu: “Các triệu chứng rất đa dạng, từ không có biểu hiện gì đến tình trạng huyết áp thấp nghiêm trọng, và trẻ bị tình trạng nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực với ống thở và thuốc trợ tim”.
2. Khả năng hồi phục tổn thương tim do MIS-C và biện pháp phòng ngừa
Kết quả nghiên cứu mới tại BV nhi Philadelphia (Mỹ) đã mang tới những tín hiệu đáng mừng liên quan tới MIS-C, đó là: T.rẻ e.m có xu hướng hồi phục hoàn toàn sau bất kỳ tổn thương tim nào trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bệnh.
Trong nghiên cứu, để đ.ánh giá khả năng hồi phục chức năng tim của những trẻ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu thuộc BV nhi Philadelphia đã so sánh 60 trẻ nhập viện bị MIS-C do COVID-19 với một nhóm gồm 60 trẻ khỏe mạnh.
Các kết quả điện tim (EKG) cho thấy chức năng tim ở trẻ bị MIS-C được cải thiện nhanh chóng trong tuần đầu tiên. Và sau 3 tháng, chức năng tim về cơ bản đã trở lại bình thường. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) ở trẻ cũng không phát hiện thấy tổn thương sẹo lâu dài hoặc tổn thương tim.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Anirban Banerjee, chuyên gia tim mạch tại Trung tâm tim mạch thuộc BV nhi Philadelphia, cho biết t.rẻ e.m mắc MIS-C có thể trở lại chơi thể thao trong vòng 3 đến 4 tháng.
“Mặc dù tổn thương tim có thể gây tình trạng khá nghiêm trọng và đôi khi gây t.ử v.ong, nhưng hầu hết trẻ đều bình phục sau một thời gian” – Kevin Friedman nhấn mạnh.
Kết quả nghiên cứu mới này cũng tương đồng với những gì TS Pei-Ni Jone đã thấy trên các bệnh nhi bị MIS-C ở Colorado (Mỹ).
“Tất cả bệnh nhi đều hồi phục sau khoảng 6 tuần kể từ khi bị bệnh. Trong số 150 bệnh nhi, chỉ có 2 trẻ bị rối loạn chức năng tâm thất dai dẳng cần dùng đến thuốc trợ tim, nhưng sau 3 tháng, các trẻ đều hoàn toàn bình phục” – TS Jone cho biết.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị mắc bệnh COVID-19
Theo các nhà khoa học, tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh bị COVID-19. Dữ liệu các nghiên cứu cho thấy cứ 100.000 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm cơ tim liên quan đến vaccine phòng COVID-19, trong khi chỉ 3.000 trẻ mắc COVID-19 thì đã có 1 trẻ bị MIS-C. Như vậy, lợi ích của vaccine rõ ràng vượt trội hơn so với nguy cơ.
Vì sao trẻ có thể trụy tim sau COVID-19?
Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có tim mạch và hội chứng chỉ ghi nhận ở t.rẻ e.m hậu COVID-19.
Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tiếp nhận một b.é t.rai 5 t.uổi cấp cứu vì khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng kèm trụy tim mạch. Siêu âm tim cho thấy các buồng tim giãn, chức năng co bóp cơ tim giảm nặng và phải dùng thuốc vận mạch. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện và phải đặt nội khí quản thở máy.
PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, dù suy hô hấp nhưng môi bé vẫn đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây kèm phản ứng viêm rất mạnh.
“Tình trạng giống bệnh cảnh viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm COVID-19”, bác sĩ Phạm Văn Quang nhận định.
B.é t.rai 5 t.uổi trụy tim mạch hậu COVID-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Khai thác bệnh sử cho thấy, một tháng trước, em và người thân đều bị sốt, ho, tự khỏi sau vài ngày. Gia đình không làm xét nghiệm COVID-19 nên cũng không biết nhiễm bệnh hay không. Sau 24 giờ điều trị bằng thuốc điều hòa miễn dịch và kháng viêm liều cao, tình trạng cải thiện, chứng tỏ các bác sĩ đã nhận định chính xác.
“Kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 dương tính, xác nhận rằng bé đã từng mắc COVID-19 trước đó. Bệnh nhi mắc hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19”, bác sĩ Quang cho hay.
Đây không phải bệnh nhi đầu tiên bị tổn thương tim mạch sau khi khỏi COVID-19. Tháng 9 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận một trường hợp 10 t.uổi.
Cụ thể, b.é t.rai sốt cao liên tục ở 39-40 độ C trong 7 ngày, sung huyết kết mạc mắt, phản ứng viêm tăng cao. Đáng chú ý, siêu âm tim phát hiện giãn động mạch vành trái. Mặc dù kết quả xét nghiệm PCR virus SARS-CoV-2 của bé âm tính nhưng nồng độ kháng thể lại rất cao. Trước đó 1 tháng, cả gia đình bé bị sốt, ho, mất vị giác nhưng không được xét nghiệm COVID-19.
Lý giải tình trạng tổn thương tim hậu COVID-19, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang cho biết, đây một trong các hậu quả của hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C. Hội chứng chỉ ghi nhận ở t.rẻ e.m sau 2-6 tuần khỏi COVID-19, tập trung ở nhóm từ 6 đến 12 t.uổi. Trẻ có thể bị sốt cao từ 3 ngày trở lên và kèm theo tổn thương các cơ quan.
“Hội chứng viêm đa hệ thống ảnh hưởng lên tim mạch do phản ứng viêm mạnh mẽ”, bác sĩ Quang phân tích.
Khi đó, trẻ có thể bị giãn cơ tim, tổn thương mạch vành, tim đ.ập nhanh hoặc nghiêm trọng đến mức trụy tim mạch như bệnh nhi 5 t.uổi. Xét nghiệm sẽ nhận thấy các phản ứng viêm rất mạnh, nhưng không có nguyên nhân từ n.hiễm t.rùng. Do đó, nếu người nhà báo cho bác sĩ về t.iền sử mắc COVID-19 của trẻ, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chẩn đoán.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, thời gian qua có khoảng 20 trường hợp mắc hội chứng trên, chỉ một số ít biểu hiện ở tim mạch.
Trẻ mắc COVID-19 nặng thường kèm theo bệnh nền.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bác sĩ CK2 Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa COVID-19 cho hay, có trên 10 bệnh nhi mắc hội chứng trên, 10% trong đó là ca nặng, ảnh hưởng đến mạch vành.
“Các ca bệnh trên điều trị thành công, không t.ử v.ong hay di chứng. Tuy nhiên, các bé vẫn cần theo dõi một thời gian để xem diễn tiến các tổn thương tim trong quá trình bệnh. Có thể là trong vài tháng”.
Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, hội chứng này hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả, trẻ phục hồi tốt nếu phát hiện kịp thời. Biểu hiện của bệnh khá đa dạng, dễ nhận viết. Điểm chung là trẻ sốt cao từ 3 ngày trở lên không dứt. Cơ thể xuất hiện các phát ban, viêm kết mạc, giác mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, bàn chân. Vì phản ứng viêm tác động lên nhiều cơ quan khác nhau, nên trẻ có thể có biểu hiện tim đ.ập nhanh, tổn thương mạch vành, đau bụng, ói, tiêu chảy.
“Phụ huynh không nên quá hoang mang vì hội chứng ít gặp. Tuy nhiên, cần phải nhận biết triệu chứng để kịp thời đưa đến bệnh viện, tránh để kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương đa cơ quan như gan, thận, có thể phải lọc máu”, bác sĩ Phạm Văn Quang khuyến cáo.