Bông cải xanh rất giàu vitamin và chất chống ô xy hóa. Đây chính là lý do vì sao bông cải xanh được xem là siêu thực phẩm.
Ăn bông cải xanh rất tốt nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Cũng như bắp cải, cải xoăn hay các loại rau họ cải khác, bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng và phù hợp với hầu hết chế độ ăn, đặc biệt với người muốn giảm cân. Trong 100 gram bông cải xanh chỉ có 35 calo, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).
Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, táo bón và một số vấn đề sức khỏe khác. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 gram bông cải xanh gồm: 3 gram protein thực vật, 6,5 gram carb cùng hàm lượng vitamin C, vitamin A, canxi, phốt pho, kali, folate và nhiều dưỡng chất khác.
Ngoài ra, bông cải xanh còn có các chất ô xy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa một số bệnh. Chẳng hạn, lutein và zeaxanthin là những chất hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe mắt, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ.
Ăn bông cải xanh thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, mọi người cần tránh ăn quá nhiều vì vài thành phần trong bông cải xanh có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Vấn đề tuyến giáp
Các loại rau họ cải, trong đó có bông cải xanh, chứa chất thiocyanate và progoitrin. Hai hợp chất này khi nạp quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp.
Nghiên cứu công bố trên chuyên san Nutrition Reviews cho thấy chất thiocyanate và progoitrin có thể làm giảm sự hấp thụ i ốt, từ đó làm khiến cơ thể giảm tiết hoóc môn tuyến giáp. Vì vậy, ăn quá nhiều bông cải xanh hay các loại rau họ cải có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng suy giáp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết nếu ăn theo khẩu phần rau thông thường thì nguy cơ này khó xảy ra. Hơn nữa, nấu chín có thể làm giảm nồng độ chất thiocyanate và progoitrin trong bông cải xanh.
Vấn đề tiêu hóa
Vì bông cải xanh có hàm lượng chất xơ cao nên ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp là đầy hơi, trướng bụng hoặc đau dạ dày. Ăn chất xơ quá nhiều mà không uống đủ nước cũng có thể dẫn đến táo bón.
Hơn nữa, bông cải xanh rất giàu vitamin K, loại khoáng chất thúc đẩy quá trình đông m.áu. Vì vậy, những người có bệnh đang uống thuốc làm loãng m.áu có thể ăn bông cải xanh nhưng không nên ăn quá nhiều, theo Livestrong.
Tại sao bạn nên ăn khoai lang hằng ngày?
Trong số hàng ngàn loại rau củ, khoai lang là một trong những loại củ giàu chất dinh dưỡng nhất.
Khoai lang được mệnh danh là một “siêu thực phẩm”. Ảnh SHUTTERSTOCK
Có nhiều loại khoai lang. Có loại có màu trắng hay màu kem, loại khác màu vàng hoặc tím.
Nhiều nhất là loại vỏ đỏ ruột vàng. Khoai lang đỏ hoặc tím chứa nhiều khoáng chất và vitamin A, B và C, theo WebMD. Chính vì vậy, khoai lang được mệnh danh là một “siêu thực phẩm”.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol, khoai lang cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào; cùng với vitamin B6, kali và mangan.
“Siêu thực phẩm” này còn là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời – dưới dạng beta-carotene, theo Health Science .
Khoai lang là kho vitamin và khoáng chất
Chỉ một củ khoai lang cỡ vừa cung cấp 400% nhu cầu vitamin A cần thiết mỗi ngày. Điều này giúp giữ cho đôi mắt cũng như hệ thống miễn dịch của bạn được khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng. Nó cũng tốt cho hệ thống sinh sản và các cơ quan như tim và thận của bạn.
Khoai lang rất giàu vitamin B, vitamin C, vitamin D, can xi, sắt, ma giê, phốt pho, kali, vitamin B1.
Các carotenoid trong khoai lang cũng là chất chống ô xy hóa – có khả năng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương hằng ngày, theo WebMD.
Khoai lang chứa lượng lớn beta-carotene và vitamin A – có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Lợi ích sức khỏe của khoai lang
Các nghiên cứu cho thấy khoai lang có những lợi ích tuyệt vời như sau:
Ngăn ngừa ung thư : Carotenoid trong khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Khoai lang tím chứa nhiều hợp chất tự nhiên anthocyanin có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Kiểm soát lượng đường trong m.áu : Các hợp chất trong khoai lang có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Khi luộc, khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nghĩa là chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong m.áu nhanh như thực phẩm có GI cao.
Ngăn ngừa bệnh tim : Nghiên cứu cho thấy khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol “xấu”, từ đó có thể làm giảm tỷ lệ mắc các vấn đề về tim.
Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng : Khoai lang chứa lượng lớn beta-carotene và vitamin A – có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng – là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực.
Giúp giảm cân : Khoai lang tím có thể giúp giảm viêm trong cơ thể và ngăn tế bào mỡ phát triển, nhờ đó có thể giúp giảm cân.
Lưu ý khi chế biến khoai lang
Khoai lang có nhiều carbohydrate. Một số phương pháp chế biến, như nướng và chiên, sẽ làm tăng chỉ số đường huyết và khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến.
Đối với người bị tiểu đường loại 2, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn khoai lang cho an toàn.
Mặc dù rất hiếm, một số người bị dị ứng với khoai lang.
Cách bảo quản
Giữ khoai lang ở nơi khô ráo thoáng gió, sẽ giữ được khoảng 1 – 2 tuần.