Với tiêu chí “không để sót ai thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao”, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm mũi 3.
Quảng Ninh bắt đầu chiến dịch tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho người dân (Ảnh: CTV).
Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa ban hành Thông báo về ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống dịch Covid-19 tập trung triển khai Kế hoạch tiêm chủng diện rộng vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 (mũi tăng cường) trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tập trung triển khai có hiệu quả Kế hoạch tiêm chủng diện rộng vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021 – 2022 bảo đảm an toàn theo mô hình tiêm “cuốn chiếu”, “tiêm đến đâu an toàn đến đó” trên cơ sở phát huy tối đa kinh nghiệm của các chiến dịch tiêm chủng đã thực hiện thành công trước đó theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.
Thống nhất việc tiêm chủng mũi thứ 3 (mũi tăng cường) được chia thành 3 đợt: Đợt 1 (từ ngày 20/12/2021 – 15/01/2022); đợt 2 (từ ngày 15/01/2022 – 25/01/2022) và đợt tiêm vét sẽ triển khai sau ngày 25/01/2022.
Ưu tiên tiêm trước cho người dân tại các địa phương biên giới (Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu), TP Hạ Long và một số khu vực đô thị đông dân cư trên địa bàn các địa phương Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp đang sử dụng số lao động lớn, lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.
Ưu tiên tiêm cho người dân tại các địa phương biên giới (Ảnh: CTV).
Riêng đối với ngành Than, cần xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 cho lực lượng lao động ngành Than, hạn chế ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất.
Huy động tổng lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, các lực lượng bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế, lực lượng Công an, Quân đội, các tổ chức chính trị – xã hội… vào chiến dịch tiêm chủng mũi thứ 3; tính toán phân bổ, điều động, sử dụng nhân lực y tế một cách khoa học, hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng xã, phường, thị trấn, nhất là phương án bảo đảm sẵn sàng cấp cứu kịp thời các trường hợp có phản ứng sau tiêm bảo đảm tuyệt đối an toàn ở những địa bàn khó khăn nhất.
Yêu cầu Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng mũi thứ 3, trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên phát huy tính t.iền phong gương mẫu đi đầu tham gia tiêm chủng.
Đối với việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19-19, giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương cấp huyện và ngành Than tổ chức cấp phát thuốc cho tất cả những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có nhu cầu được uống sớm nhất bảo đảm công khai, minh bạch, không để nảy sinh tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm.
Tuyệt đối không để tình trạng người dân xét nghiệm có kết quả dương tính mà không tiếp cận được dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe.
Bình Dương: Dự kiến trong hai tuần tiêm hết 307.000 liều vắc xin Covid-19
Theo lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương hiện đã có 307.000 liều vắc xin Covid-19 được cấp cho Bình Dương nhưng mới tiêm được trên 67.000 liều.
Dự kiến trong khoảng 2 tuần sẽ tiêm hết số vắc xin này.
Điểm tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.Thuận An (Bình Dương). ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Chiều 27.7, trả lời PV Thanh Niên , ông Nguyễn Hồng Chương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết hiện ngành y tế đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 cho công nhân, người dân trên địa bàn.
Người dân khai báo y tế để tiêm vắc xin Covid-19.. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Theo ông Chương, Bình Dương đã được Bộ Y tế cấp 307.000 liều vắc xin gồm: AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Dương dự kiến trong năm 2021-2022 sẽ tiêm vắc xin Covid-19 cho trên 1,45 triệu người để đạt miễn dịch cộng đồng.
Nhân viên y tế tư vấn cho người được tiêm vắc xin. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Trước đó, ngày 24.7, Bình Dương đã phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 và ra quân khử khuẩn trên điện rộng, phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 được Bình Dương bố trí ở 91 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và tại các điểm tiêm lưu động trong các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp có đủ điều kiện để thành lập điểm tiêm lưu động.
Người dân ở TP.Thuận An (Bình Dương) được tiêm vắc xin Covid-19. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Bình Dương dự kiến chi nguồn kinh phí khoảng 50 tỉ đồng cho việc triển khai tiêm vắc xin với tiến độ khoảng 30.000 người/ ngày.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc Bộ Y tế đã cấp 307.000 liều vắc xin nhưng đến nay Bình Dương mới triển khai tiêm được trên 67.000 liều, như vậy có chậm quá không? Và có thiếu nhân lực để tiến hành tiêm vắc xin cho người dân hay không? Ông Nguyễn Hồng Chương cho biết: “Về công tác phòng chống dịch thì cái gì cũng thiếu. Nhân sự để tiêm vắc xin cũng thiếu, nhưng chúng tôi cố gắng gói gọn, gồng gánh được và chỉ trong khoảng 2 tuần là chúng tôi tiêm hết số 307.000 liều vắc xin” – ông Chương nói.
Sau khi tiêm vắc xin, người dân ngồi tại chỗ để theo dõi sức khoẻ trong 30 phút. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Theo thống kê của cơ quan chức năng Bình Dương, đến nay có 10 tỉnh thành trong cả nước chi viện nhân lực cho Bình Dương chống dịch. Hiện nhân lực trực tiếp phục vụ điều trị cho các bệnh nhân tổng 581 người, trong đó có 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng, cùng nhân viên y tế hỗ trợ 166 người…
Dự kiến trong hai tuần, Bình Dương sẽ tiêm hết 307.000 liều vắc xin. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Ngoài ra, Bình Dương còn có 109 y, bác sĩ của các đơn vị ngoài công lập thuộc tỉnh với tổng số người tham gia phòng, chống dịch là 1.034 người.
Ghi nhận của PV Thanh Niên, tại điểm tiêm vắc xin Covid-19 TP.Thuận An (Bình Dương) ở siêu thị Aeon mall dự kiến tiêm cho khoảng 1.000 công nhân, lao động trên địa bàn cho thấy việc tổ chức khá chặt chẽ và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Người đến tiêm vắc xin phải có giấy xét nghiệm âm tính, được khám sàng lọc bệnh nền, tư vấn trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19.