Trong số những điểm chung này, có một số điều bạn hoàn toàn có thể làm được, như chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, có sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ và tập thể dục vừa phải.
Trước đây, chuyên gia về t.uổi thọ, Dan Buettner, thành viên Địa lý Quốc gia Mỹ và là tác giả bán chạy nhất của Thời báo New York, đã đến thăm các cộng đồng có nhiều người sống trăm t.uổi nhất trên khắp thế giới, bao gồm Okinawa ở Nhật Bản, vùng Barbagia ở bán đảo Sardinia (Ý) và vùng đất Seventh Day Adventist ở California (Mỹ).
Chuyên gia Buettner đã gọi những khu vực này là “Vùng xanh” – Blue Zones.
Ông và nhóm nghiên cứu muốn tìm ra điểm chung để có một cuộc sống lâu dài hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn ở những người này, theo kênh tin tức CNBC (Mỹ).
Trong số những điểm chung này, có một số điều bạn hoàn toàn có thể làm được, như chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, có sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ và tập thể dục vừa phải.
Nhưng có một điểm chung đáng ngạc nhiên: Trong mỗi cộng đồng, những người sống thọ nhất đều là những người làm vườn!
Không phải ngẫu nhiên, vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm vườn giúp tăng cường sức khỏe và t.uổi thọ.
Tại sao làm vườn có thể giúp bạn sống lâu hơn?
1. Làm vườn đưa bạn gắn với thiên nhiên
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm vườn giúp tăng cường sức khỏe và t.uổi thọ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không khí trong lành và cây cối đ.âm chồi nảy lọc đều có lợi cho sức khỏe. Thực tế, các bác sĩ ở Scotland đã kê đơn cho bệnh nhân cao huyết áp và cho bài thuốc “đi bộ trong tự nhiên”. Họ cũng khuyến khích bệnh nhân tương tác với môi trường xung quanh, như nhìn chim bay lượn hoặc nhặt cành cây.
Trong một nghiên cứu nổi tiếng, nhà nghiên cứu môi trường, tiến sĩ Roger Ulrich, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe tại Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân cắt bỏ túi mật – nếu nằm phòng bệnh nhìn ra thiên nhiên, sẽ hồi phục nhanh hơn và ít dùng thuốc giảm đau hơn, theo CNBC.
Nếu tiếp xúc thiên nhiên tốt như vậy, thì làm việc hằng ngày trong thiên nhiên thậm chí còn tốt hơn, đó là đặc thù của công việc làm vườn.
2. Làm vườn là bài tập thể dục tốt
Mua trái cây, rau củ tại vườn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Làm vườn dù không thể so với chạy ba môn phối hợp, nhưng nó vẫn đủ tiêu chuẩn của một bài tập thể dục. Các kiểu làm vườn khác nhau đòi hỏi lượng hoạt động thể chất khác nhau.
Richard Thompson, một nhà nghiên cứu tại London’s Royal College of Physicians (Anh) cho biết, làm việc trong vườn giúp khôi phục sự khéo léo và sức mạnh, đồng thời các thao tác làm vườn có thể sử dụng lượng calo bằng với trong phòng tập gym, theo CNBC.
3. Được ăn thực phẩm sạch từ “cây nhà lá vườn”
Bạn có thể thưởng thức những rau quả tươi ngon vừa được thu hái xong từ vườn của mình. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trừ phi bạn trồng hoa và cây cảnh, nếu bạn trồng trái cây và rau quả, như những người ở Blue Zones vẫn làm, bạn sẽ gặt hái được những lợi ích sức khỏe khi thêm những sản phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.
Bạn sẽ không chỉ ăn nhiều thực vật hơn mà còn nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Hầu hết các loại trái cây và rau quả mất 30% chất dinh dưỡng trong 3 ngày sau khi thu hoạch do quá trình hô hấp. Bạn có thể thưởng thức những rau quả tươi ngon vừa được thu hái xong từ vườn của mình.
4. Giúp rèn luyện tâm trí, giảm căng thẳng
Làm vườn cũng đòi hỏi kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
Đôi khi bạn bước vào khu vườn của mình và chỉ cần làm theo kế hoạch đã định. Nhưng có lúc, bạn phải thay đổi kế hoạch vì sâu bệnh hoặc cần thu hoạch sớm hơn…
Làm việc trong vườn và tiếp xúc trực tiếp với thế giới tự nhiên cũng là cách giúp bạn làm chậm lại những suy nghĩ bận rộn và thư giãn đầu óc.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan, 30 người tham gia được giao một nhiệm vụ căng thẳng, sau đó là 30 phút đọc sách hoặc làm vườn. Kết quả cho thấy, những người làm vườn phục hồi sau căng thẳng nhanh hơn nhiều.
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều chuyên gia về chánh niệm coi làm vườn như một hình thức thiền định.
Và bạn cũng có thể làm vườn!
Dù bạn chọn cây gì, bạn cũng nên thử làm vườn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có thể bắt đầu bằng cách trồng cà chua – dễ trồng và có thể trồng trong chậu. Cũng có thể thử trồng các loại rau xanh như xà lách.
Đối với những người sống trong căn hộ nhỏ có ít không gian ngoài trời, các loại thảo mộc rất đáng yêu. Chẳng hạn, bạn có thể ươm cây húng quế trên bệ cửa sổ đầy nắng. Rau bạc hà thích độ ẩm dồi dào, vì vậy chúng sống tốt trong không gian có nhiều bóng râm.
Dù bạn chọn cây gì, bạn cũng nên thử làm vườn. Thời gian bạn tiếp xúc với đất bẩn có thể mang lại cho bạn nhiều năm t.uổi thọ, theo CNBC.
Cách mẹ bầu nhiễm Covid-19 có thể vượt qua an toàn
Nhiều mẹ trẻ đang mang bầu vô cùng lo lắng trong mùa dịch này, họ sợ nhiễm Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến con, sợ không dùng được nhiều loại thuốc thì nếu chẳng may nhiễm bệnh phải như thế nào.
Chị Minh Thuỳ đã luôn cố gắng giữ cho tâm trí và tinh thần lạc quan nhất để cùng con vượt dịch Covid-19 an toàn. Ảnh NVCC
Cũng đang mang bầu và chẳng may phát hiện mình bị nhiễm Covid-19, nhưng bằng những cách này mà chị Lê Minh Thùy (30 t.uổi, sống tại Q.1, TP.HCM) đã vượt qua an toàn. Câu chuyện của mẹ bầu Minh Thùy sẽ giúp cho nhiều mẹ trẻ khác giảm bớt những lo lắng, cũng như có thêm kinh nghiệm để vượt qua được mùa dịch bệnh nguy hiểm này.
Đừng để tinh thần bị ảnh hưởng
Hiện tại chị Thùy đang mang bầu ở tuần 25 và khi biết mình nhiễm Covid-19 là ở tuần thai 23, nhưng triệu chứng đã có từ tuần thứ 22 mà chị cứ nghĩ là mình bị cảm lạnh, hay cảm cúm gì thôi.
“Những ngày đầu khi bắt đầu có triệu chứng, mình chỉ bị hắt hơi, sổ mũi, có đau họng nhẹ. Sau đó ít hôm, mình bắt đầu bị sốt nhẹ. Lúc đó cảm giác có chút lo lắng vì sợ sốt sẽ ảnh hưởng đến con. Mình gọi cho bác sĩ mình theo khám, lúc đó bác sĩ khuyên nên mua que test nhanh về test thử. Tuy nhiên do mình cũng đã tiêm được 1 mũi vắc xin trước đó, nên bác sĩ cũng trấn an rằng nếu test ra dương tính thì có thể sẽ không có triệu chứng quá nguy hiểm. Còn về em bé, bác sĩ cũng không thể đưa ra được kết luận rằng em bé có sao hay không cho dù là mình chỉ bị cảm thông thường đi chăng nữa, vì không thể gặp trực tiếp kiểm tra sức khỏe cũng như siêu âm”, chị Thùy kể lại.
Vợ chồng chị Thùy và con đã vượt qua được dịch bệnh an toàn
Tuy nhiên, chị Thùy vẫn luôn giữ vững niềm tin rằng con sẽ khỏe, mẹ rồi cũng sẽ hết bệnh, vì chị biết nếu lo lắng quá thì cũng không giải quyết được vấn đề hiện tại rằng mình đang có những cảm giác khó chịu do triệu chứng mang lại, mà ngược lại còn làm cho sức khỏe tinh thần của mình tệ đi, mà chính sức khỏe tinh thần là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên đến em bé trong bụng.
Những ngày sau đó, chị Thùy cho biết bắt đầu có những triệu chứng nặng hơn như sốt cao, người uể oải. Chị đã quyết định xông sả, vỏ cam, gừng và dầu xanh như quan niệm dân gian, nhưng vẫn không có hiệu quả. Chị càng cảm thấy người uể oải nhiều hơn, lâng lâng và không đi nổi, vì vậy quyết định ngủ thật sớm và chỉ dùng dung dịch điện giải để hạ sốt vì chị Thuỳ muốn hạn chế tối đa việc dùng thuốc dù rằng phụ nữ mang thai vẫn có thể dùng được paracetamol để hạ sốt.
“Sáng hôm sau thì những dấu hiệu hắt xì, chảy mũi càng nhiều hơn, cũng như có triệu chứng nghẹt mũi một bên. Khi mình test thì có kết quả dương tính và sau đó chồng cũng vậy. Lúc test cũng hồi hộp lắm, nhưng khi ra kết quả dương tính, không hiểu sao mình lại rất bình tĩnh và ngay lập tức trong đầu chỉ nghĩ 1 điều và nói ngay với chồng: “Hay quá, vậy là vợ sắp có kháng thể rồi, và con mình chắc chắn cũng sẽ có kháng thể chống lại Covid khi chào đời”. Chồng mình khi nghe nói vậy cũng bật cười và cảm thấy bình tâm hơn khi thấy vợ tinh thần vẫn tốt”, chị Thuỳ nhớ lại thời khắc đón nhận kết quả dương tính.
Hạn chế uống thuốc nhất có thể
“Bắt đầu từ hôm đó, mình mới tìm hiểu nhiều hơn về diễn biến bệnh này thế nào, triệu chứng nặng ra sao, làm sao để tự theo dõi tại nhà… tất cả những thông tin đó mình chỉ xem duy nhất 1 nguồn từ bác sĩ Trương Hữu Khanh. Khi tìm hiểu về bệnh thì càng cảm thấy tự tin hơn vì mình hiểu được bệnh”, chị Thùy kể.
Vài ngày sau đó là chuỗi những ngày chị bị mất khứu giác, khô họng và cảm giác đau rát, cơ thể mệt mỏi sau mỗi lần ăn, ăn uống cảm thấy không ngon miệng, nhưng vì em bé, chị vẫn phải cố gắng ăn uống đầy đủ, uống cam, chanh hoặc tắc hàng ngày, cũng như bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho mẹ bầu để giúp cơ thể vực dậy.
“Trong suốt quá trình bị mất khứu giác, có những hôm mình không thở được bình thường, cảm thấy khi nằm khó thở hơn rất nhiều và thường phải kê cao gối để tạo cảm giác dễ thở. Suốt quá trình mắc Covid-19, hằng ngày mình vẫn tập thở theo các bài tập thở của yoga mà mình vẫn hay tập để giúp dễ thở hơn, cũng như xông mũi bằng dầu xanh hoặc tỏi trong những ngày cảm thấy thở khó khăn dù là ngồi hay nằm. Có những đêm vì quá đau rát họng, mình phải dùng mật ong để ngậm cho dịu lại mới đi ngủ được. Rửa mũi, khò họng bằng nước muối sinh lý là những việc làm thường xuyên hằng ngày để giúp cho triệu chứng trở nên dễ chịu hơn”, chị Thùy kể.
Chị Thùy tập thở theo những bài tập yoga mỗi ngày
Một điều đặc biệt là trong suốt quá trình nhiễm Covid-19, chị Thùy không dùng bất cứ một viên thuốc nào, vì đang mang bầu.
“Bác sĩ cũng không khuyến nghị mình dùng thuốc do không có dấu hiệu đông m.áu, hay những dấu hiệu nguy hiểm khác, nên tất cả chỉ dùng những liệu pháp thiên nhiên và dân gian để giúp cho cơ thể cảm thấy dễ chịu cũng như tự để sức đề kháng của cơ thể đ.ánh n.hau với Covid-19”, chị Thùy chia sẻ.
Sau khi tự theo dõi và điều trị tại nhà vài hôm thì cả nhà chị Thùy cũng được đưa vào Bệnh viện dã chiến thu dung số 6 để tiếp tục theo dõi và cách ly tập trung.
“Cơ bản khi vào bệnh viện, triệu chứng của mình cũng đã thuyên giảm khá nhiều, chỉ có chồng mình do bị sau cùng nên bắt đầu có những triệu chứng và một vài triệu chứng rất lạ, làm mình cũng hơi ngạc nhiên như mắt đỏ ngầu, tay bị u lên 1 cục ngay cổ tay. Nhưng vì lúc đó đang trong bệnh viện nên cũng được nhân viên y tế hỏi thăm và kiểm tra nồng độ oxy thường xuyên nên mình cũng cảm thấy an tâm hơn khi ở nhà”, chị Thuỳ nhớ lại.
Lấy con làm động lực
Chị Thùy cho biết trong thời gian gần đây khi tham gia vào các diễn đàn hoặc group các mẹ bầu, chị thấy có rất nhiều câu hỏi xoay quanh đến vấn đề tiêm vắc xin, vì các mẹ lo lắng rất nhiều thứ. Nhưng cá nhân chị thấy việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai và cho con bú thật sự rất cần thiết trong giai đoạn này.
“Mọi lo lắng của các mẹ có thể không sai, bản thân mình khi lựa chọn việc tiêm vắc xin cũng đã trải qua những cảm giác lo lắng tương tự, nhưng với tình hình hiện nay, khả năng và rủi ro khi mắc Covid sẽ cao hơn rất nhiều lần so với những vấn đề liên quan đến em bé. Vậy thì giữa 2 rủi ro, rõ ràng rủi ro về tính mạng do Covid nó cấp bách và quan trọng hơn. Nghĩ vậy mà mình và chồng đã cùng đưa ra quyết định rất nhanh chóng cho việc tiêm vắc xin mà không chần chừ. Và có thể vì mình đã được tiêm 1 mũi vắc xin nên đã vượt qua Covid-19 một cách nhẹ nhàng và giảm thiểu những triệu chứng nguy kịch giống như một vài trường hợp đáng tiếc xảy ra gần đây”, chị Thùy gửi gắm.
Mỗi ngày chị Thùy trò chuyện cùng con để trấn an và giúp cho con hiểu rằng con là động lực cho mẹ và mẹ sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con
Đối với chị Thùy yếu tố quan trọng nhất giúp chị chiến thắng được Covid-19 vẫn là yếu tố tinh thần: “Bản thân mình từ rất lâu kể từ khi Covid gây ra biết bao nhiêu vấn đề cho xã hội, mình chọn cách lắng nghe những điều tích cực thay vì những câu chuyện buồn, hoặc những thông tin không xác thực. Cuộc sống của mình, mình có quyền lựa chọn điều tốt đẹp thay vì thu nạp những điều làm mình cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Đặc biệt khi có em bé, suy nghĩ của người mẹ sẽ truyền đến con rất nhanh, chỉ cần mẹ cảm thấy vui thì em bé cũng sẽ cảm nhận được niềm vui. Vì vậy đặc biệt với những mẹ bầu, mình nghĩ các mẹ càng phải nên giữ cho tâm trí và tinh thần lạc quan, vui tươi nhất có thể vì mình không chỉ sống cho một mình mình nữa mà còn vì con”.
Từ kinh nghiệm của mình, chị Thùy khuyên: “Nếu lỡ mẹ bầu có nhiễm Covid-19 thì việc trò chuyện cùng con cũng sẽ là cách kết nối để con hiểu được mẹ đang phải trải qua những ngày tháng như thế nào, khó chịu ra sao với căn bệnh này, và mẹ cũng sẽ là người trấn an bé, giúp cho bé hiểu rằng con là động lực cho mẹ và mẹ sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con. Ngoài ra, dù là F0 và đang mang bầu, nhưng mình vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt như bình thường, cố gắng vận động khi có thể, khi nào mệt quá thì nằm nghỉ chứ không gắng sức”.