Hỉ mũi vào khăn giấy và phát hiện có m.áu cam thường sẽ khiến người bệnh bị sốc.
C.hảy m.áu cam có thể xuất hiện bất ngờ mà không rõ nguyên nhân. Nhưng thông thường, tình trạng này không phải là dấu hiệu đáng phải lo.
C.hảy m.áu cam có thể do một số yếu tố như môi trường có độ ẩm thấp, lạm dụng thuốc xịt mũi, kích ứng với các sản phẩm hóa học hoặc ngoáy mũi gây tổn thương bên trong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu bị c.hảy m.áu cam trên 20 phút hoặc m.áu c.hảy quá nhiều thì cần phải được chăm sóc y tế ngay. Ảnh SHUTTERSTOCK
C.hảy m.áu cam là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các thống kê cho thấy khoảng 60% dân số sẽ bị c.hảy m.áu cam vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong đó, trẻ từ 3 đến 10 t.uổi đặc biệt dễ bị c.hảy m.áu cam vì các bé thường ngoáy mũi.
Bên trong mũi là lớp niêm mạch chứa đầy các mạch m.áu nhỏ. Ngoáy mũi có thể làm tổn thương các mạch m.áu này, gây c.hảy m.áu cam. Hầu hết các trường hợp c.hảy m.áu cam có thể hết mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.
C.hảy m.áu cam ở mũi trước thường sẽ nhẹ và dễ kiểm soát. Thế nhưng, c.hảy m.áu cam ở mũi sau là do tổn thương các mạch m.áu ở sau mũi và cổ họng. Trường hợp này có thể cần phải được chăm sóc y tế ngay.
Dấu hiệu nhận biết c.hảy m.áu cam cần phải được chăm sóc y tế là m.áu c.hảy liên tục hơn 20 phút hoặc lượng m.áu c.hảy ra quá nhiều. Trong khi đó, nếu người bị c.hảy m.áu cam xuất hiện triệu chứng nôn mửa, khó thở, c.hảy m.áu tai hoặc trực tràng thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp c.hảy m.áu cam không cần can thiệp y tế khẩn cấp nhưng vẫn cần được bác sĩ kiểm tra. Chẳng hạn, đó là những trường hợp c.hảy m.áu cam do tác dụng phụ của thuốc. Trẻ dưới 2 t.uổi hoặc người lớn bị c.hảy m.áu cam thường xuyên kèm theo các triệu chứng của thiếu m.áu, da dễ bị bầm tím cũng cần đi bác sĩ khám.
Nếu m.áu c.hảy mức độ nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo người mắc nên ngồi thẳng dậy chứ không nên nằm. Ngoài ra, sử dụng miếng gạc lạnh để cầm m.áu. Nhiệt độ lạnh của miếng gạch sẽ giúp các mạch m.áu co lại và cầm m.áu.
Hãy hỉ mũi nhẹ nhàng để tống các chất dịch tích tụ bên trong ra ngoài. Kẹp chặt bên mũi bị c.hảy m.áu trong khoảng 5 đến 15 phút, sau đó dùng khăn để lau sạch mũi, theo Healthline.
3 sai lầm đang mắc phải khi tập luyện làm tổn thương khớp
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho các khớp xương luôn dẻo dai và chắc khỏe. Dù vậy, một số thói quen khi tập có thể đang vô tình gây tổn hại đến khớp.
Tập thể dục mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho cả thể chất và tinh thần. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tập luyện thể dục sẽ giúp kéo dài t.uổi thọ, giảm nguy cơ mắc ung thư, tim mạch, cải thiện trầm cảm và nhiều lợi ích khác.
Tăng cường độ tập luyện đột ngột sẽ khiến khớp xương dễ bị tổn thương. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các khớp xương, trong đó có khớp đầu gối, sẽ luôn chắc và khỏe mạnh nếu tập luyện thường xuyên. Kích thích do vận động tạo ra sẽ giúp phát triển cơ bắp, dây chằng và gân quanh khớp. Các mô này khi phát triển khỏe mạnh sẽ có tác dụng như một cái nẹp giúp ổn định khớp, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu sau một buổi chạy bộ hay tập gym mà bạn cảm thấy bị đau nhức khớp thì đó là dấu hiệu cảnh báo đang có gì đó sai lầm trong quá trình tập luyện. Dưới đây là những sai lầm khi tập có thể gây tổn hại khớp:
Không khởi động kỹ
Một số người có thể ngại khởi động khi chạy bộ, tập gym hay chơi các môn thể thao khác. Khởi động rất quan trọng vì giúp kích thích nhịp tim, phổi và cơ xương. Bỏ qua bài khởi động sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương.
Có rất nhiều cách khởi động trước khi tập. Ví dụ, trước khi chạy bộ thì có thể đi bộ trong 5 đến 10 phút. Trước khi nâng tạ, người tập có thể đi trên máy chạy bộ hoặc đạp xe khoảng 5 phút.
Tập mà không có ngày nghỉ
Để giảm cân hoặc tăng cơ thì cần sự kiên trì tập luyện. Nhưng nếu tập quá nhiều, nghỉ ngơi quá ít sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy nhược, làm tăng nguy cơ chấn thương khớp.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày/tuần. Trong ngày nghỉ đó, cơ bắp sẽ được phục hồi, các khớp được giảm áp lực vận động. Cơ thể cũng sẽ cân bằng lại các hoóc môn. Nhờ vậy, mọi người sẽ dồi dào năng lượng hơn khi quay trở lại tập luyện.
Tập quá nhiều trong 1 buổi
Có những người vì nôn nóng muốn tập luyện nhanh có kết quả nên tăng cường độ tập lên cao đột ngột. Họ chạy bộ nhiều hơn, nâng tạ nặng hơn và tập lâu hơn nhiều so với ngày thường.
Tăng cường độ tập đột ngột sẽ khiến cơ bắp, xương, khớp và mô liên kết không có thời gian thích nghi. Tình trạng này sẽ khiến các khớp xương dễ bị chấn thương, theo Healthline.