Đến chiều ngày 14/2, cả nước đã tiêm vượt 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều địa phương quyết liệt rà soát, đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ; Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?
Cả nước đã tiêm được 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 11/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 186,001,127 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 13/2, cả nước tiêm 476,747 liều vaccine phòng COVID-19
Đến ngày 13/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 169.300.315 liều: Mũi 1: 70.742.881 liều; Mũi 2: 68.201.178 liều ; Mũi bổ sung: 11.731.378 liều; Mũi 3: 18.624.878 liều
Có 53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90% gồm: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương.
Đến chiều ngày 14/2, cả nước đã tiêm vượt 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều địa phương quyết liệt rà soát, đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ;
Số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.430.819 liều, gồm mũi 1: 8.469.132 liều; Mũi 2: 7.961.687 liều.
42/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho trẻ trong độ t.uổi này trên 90%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; hiện chỉ còn 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho trẻ từ 57% – dưới 80% .
Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng.
Sở Y tế TP HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức, quận, huyện tăng cường rà soát và lập danh sách những người trở về từ các tỉnh, thành phố hoặc đang sống trên địa bàn chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ để vận động người dân đến cơ sở y tế tiêm chủng phòng COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tập trung triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên và mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 12 đến 17 t.uổi. Tiếp tục triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mùa Xuân.
UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vaccine nhằm bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 t.uổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ t.ử v.ong, UBND TP Hà N.ội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ t.uổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn;
Tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 t.uổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?
Sở Y tế TP HCM đã có văn bản gửi đến giám đốc các đơn vị trực thuộc, yêu cầu các đơn vị không được điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kể cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.
Theo đó, các đơn vị không lạm dụng các chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh hậu COVID-19 trong trường hợp không cần thiết, không hạn chế quyền lợi của người bệnh khi đến khám chữa bệnh đối với các bệnh liên quan đến hậu COVID-19 bằng việc gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19 với giá khám theo yêu cầu.
Cụ thể, trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), các đơn vị thu theo giá thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.
Trường hợp người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, các đơn vị thu theo giá thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.
Còn trường hợp người bệnh lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các đơn vị thu giá khám chữa bệnh theo yêu cầu đã kê khai với Sở Y tế và công khai giá để người dân lựa chọn.
Quảng Bình: Thêm 435 ca COVID-19; toàn tỉnh có hơn 3.000 F0 điều trị tại nhà
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 13/2/2022 đến 6 giờ ngày 14/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 435 ca mắc COVD-19, trong đó có tới 355 ca cộng đồng, 80 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 3.162 ca đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 10.881 ca; tổng số ca khỏi là 7.348; số đang điều trị tại bệnh viện là 357 ca; có 14 trường hợp t.ử v.ong.
Thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, trong ngày 13/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 2.085 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,22% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 93,99%; Có 96,54% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 t.uổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 27,82%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,20%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 83,64%.
Hà Nội xem xét nới lỏng từ 15/9
Một số hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được xem xét nới lỏng lần lượt sau ngày 15 và 21/9.
Đây là chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại cuộc họp về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều 13/9.
Thường trực Thành ủy đ.ánh giá cao kết quả thực hiện chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, được thực hiện với sự nỗ lực của các đơn vị của Hà Nội cũng như gần 8.000 nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phía Bắc đến hỗ trợ.
Trên cơ sở kết quả đạt được, Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự đảng UBND thành phố xem xét, đ.ánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15 và 21/9.
Khu vực cầu Nhật Tân, hướng sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội vắng người đi lại trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Võ Hải.
Đ.ánh giá tình hình dịch bệnh của thành phố , ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nhận định “cơ bản được kiểm soát”; số ca Covid-19 ngoài cộng đồng xu hướng giảm.
Theo Phó giám đốc CDC, sau khi Hà Nội kết thúc đợt xét nghiệm toàn dân, nếu số ca bệnh trong cộng đồng tiếp tục giảm như hiện nay, CDC sẽ đề xuất nới lỏng giãn cách xã hội, chỉ phong tỏa những nơi có bệnh nhân mới.
“Trước mắt không thể xóa hết ngay vùng đỏ nhưng thành phố có thể thay đổi giãn cách theo quy mô. Quận, huyện nào vẫn còn vùng đỏ thì vẫn phải phong tỏa và sẽ nới lỏng dần từng bước”, ông Tuấn nói.
Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh trước 15/9. Để đạt mục tiêu trên, thành phố đang triển khai xét nghiệm diện rộng và hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 mũi một cho người dân từ 18 t.uổi trở lên.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 13/9, Hà Nội đã tiêm được gần 250.000 mũi vaccine. Cộng dồn tới 18h30 ngày 13/9, toàn thành phố đã tiêm hơn 4,7 triệu mũi (trong đó mũi 1 là 4,3 triệu; mũi 2 là 400.000 mũi), đạt trên 80% kế hoạch . Hà Nội được phân bổ hơn 5,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Về xét nghiệm, tính đến 18h00 ngày 13/9, toàn thành phố lấy được hơn 2,7 triệu mẫu, phát hiện 18 ca dương tính . Số mẫu gộp xét nghiệm PCR trên 1,9 triệu, có trên 500.000 mẫu âm tính và 13 mẫu dương tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Trong số gần 750.000 mẫu test nhanh kháng nguyên, có 46 mẫu dương tính, sau đó xét nghiệm lại bằng PCR, kết quả 5 ca dương tính.
Hà Nội áp dụng chỉ thị 16 từ ngày 24/7. Sau 45 ngày giãn cách xã hội, hôm 6/9, thành phố chia ba vùng chống dịch, trong đó vùng một tiếp tục giãn cách xã hội, gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì; và một phần địa giới hành chính 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Vùng hai, ba (các địa bàn còn lại) áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.
Tính cả đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 4.077 ca mắc Covid-19, trong đó trên 1.595 ca ngoài cộng đồng, 2.222 ca trong khu cách ly và khoảng 500 ca ở khu vực phong tỏa, trong bệnh viện, nhập cảnh.