Cơ thể thiếu chất béo không giúp bạn duy trì một vóc dáng cân đối mà ngược lại, có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe và t.uổi thọ.
Cơ thể thiếu chất béo thường khiến nhiều người lầm tưởng sẽ không bị thừa cân và giữ được vóc dáng thon gọn như mơ ước. Thực tế, khi bạn ăn ít chất béo sẽ khiến lượng Triglyceride ( chất béo trung tính) tồn tại sẵn trong cơ thể phải nhanh chóng phân giải thành axit béo, cung cấp năng lượng cho toàn thân.
Vì vậy, dù vì lý do gì mà bạn không bổ sung chất béo có lợi cho cơ thể lâu ngày không những gây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu sinh sống mà còn làm giảm t.uổi thọ, do các cơ quan trong cơ thể bạn không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để hoạt động bình thường.
Ảnh hưởng trí não
Bộ não con người cần đến 8 loại chất dinh dưỡng để đảm bảo sự hoạt động khỏe mạnh, trong đó quan trọng nhất phải kể đến chất béo mà đặc biệt là ở trẻ nhỏ càng cần thiết hơn. Khi cơ thể được cung cấp đủ chất béo có lợi thì não bộ mới ổn định và trí lực phát triển tối ưu.
Khả năng giữ ấm tự thân kém đi
Chất béo chia làm 3 loại: Một loại là chất béo màu trắng, tập trung dưới da và xung quanh nội tạng, có tác dụng tích trữ năng lượng, bôi trơn, giữ ấm. Một loại khác là chất béo màu nâu, thường tập trung xung quanh tủy sống và khớp xương, có tác dụng sản sinh nhiệt lượng và duy trì thân nhiệt.
Loại thứ 3 là chất béo màu trắng gạo, nằm ổn bên trong chất béo màu trắng, thường thì loại này khi bị nhiệt độ lạnh kích thích mới nhanh chóng sản sinh ra. Do đó, có thể thấy, dù thiếu loại chất béo nào trong cơ thể thì cũng gián tiếp làm khả năng giữ ấm và chịu lạnh của bạn kém đi, dễ sinh bệnh hơn.
Làm giảm hiệu quả hấp thu các loại vitamin có tính hòa tan trong chất béo
Một số vitamin đặc thù như vitamin A, D, và E đều có tính chất hòa tan trong chất béo. Vì vậy, khi cơ thể thiếu chất béo sẽ khiến cho bạn dễ bị thiếu hụt vitamin hơn do không hấp thu được dù thực tế bạn ăn rất nhiều.
Bổ sung chất béo thế nào để nhận được nhiều lợi ích và giảm tác dụng phụ?
Hạn chế ăn mỡ động vật và các loại dầu mỡ sử dụng nhiều lần
Cho dù là dầu ăn làm từ đậu nành hay bất cứ loại thực vật nào nhưng nếu dùng đi dùng lại nhiều lần đều không tốt cho cơ thể của bạn. Nếu nấu ăn trong gia đình, chị em nên dùng vừa đủ cho một lần để không lãng phí. Nếu ăn ở hàng quán mà đặc biệt là các món chiên rán thì nên lựa chọn nơi uy tín.
Ngoài ra, mỡ và nội tạng động vật cũng nên hạn chế, vì ăn nhiều các loại chất béo từ động vật dễ khiến bạn béo phì và mắc nhiều bệnh mãn tính như mỡ cao m.áu, bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch m.áu v.v…
Ưu tiên chất béo thực vật
Đậu nành, bắp, các loại hạt, quả oliu, quả bơ v.v… khi chế biến thành dầu thực vật hoặc kết hợp như những món ăn hằng ngày đều giúp bạn bổ sung chất béo có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, đa số thực vật giàu chất béo còn chứa nhiều dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin, khoáng chất đảm bảo cho cơ thể cân bằng dinh dưỡng.
Đừng quên bổ sung cá biển sâu
Có 2 loại chất béo không bão hòa là Omega-3 và Omega-6, trong đó Omega-3 thường có nhiều trong các loại cá biển sâu như cá ngừ, cá thu là nguồn cung cấp chất béo có lợi với cơ thể con người. Mỗi tuần, bạn nên chế biến món ăn từ cá biển sâu ít nhất 2 lần cho cả nhà nhé.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu đúng vai trò của chất béo, cũng như hạn chế để cơ thể thiếu chất béo mà gây tác hại không đáng có.
Người bị tiểu đường nên tránh và nên ăn những loại thịt nào ?
Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, không phải loại thịt nào cũng tốt.
Một số loại thịt họ cần phải hạn chế ăn.
Với người mắc tiểu đường loại 2, họ cần phải tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo không có lợi này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Medical News Today.
Người mắc tiểu đường loại 2 nên ưu tiên ăn các loại thịt nạc, tránh các loại thịt có nhiều mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong các loại thịt thì thịt ít cholesterol nhất chính là thịt nạc. Thịt nạc là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân vì thịt nạc ít mỡ.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt nạc và thịt ít mỡ. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò, thăn heo.
Trong khi đó, với thịt ít mỡ, những người mắc tiểu đường loại 2 vẫn có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Loại thịt ít mỡ này là thịt bò xay, sườn heo, cốt lết, thịt cừu, bê thui, cánh gà và những bộ phận khác của gà nhưng phải bỏ da, một số nội tạng động vật như gan, tim và cật.
Những loại thịt mà người tiểu đường loại 2 cần tránh là thịt có hàm lượng chất béo và calo cao. Cụ thể, đó là những loại thịt có từ 30 gram chất béo và 350 calo trong 100 gram thịt trở lên. Đây là những loại thịt có nhiều mỡ như ba rọi, thịt xay.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tránh các loại thịt chế biến như thịt nguội, thịt xông khối, thịt hộp, xúc xích, thịt gà hay vịt có da, gà rán, thịt chiên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Người bệnh có thể thay thế một phần thịt trong khẩu phần ăn bằng cá, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại cá giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị mọi người nên ăn cá ít nhất 2 bữa trong tuần.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều thực vật cũng rất có ích cho người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo họ hãy ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay sản phẩm làm từ đậu như sữa đậu nành, đậu hủ, theo Medical News Today.