Tỉnh Yên Bái vừa có văn bản cho phép hoạt động trở lại đối với dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh.
Theo đó địa phương này cho phép tiếp tục hoạt động trở lại đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn từ 08h00 ngày 26/01/2022.
Yêu cầu đối với tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke khi hoạt động phải đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, chỉ được phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 08h00 đến 23h59 (theo quy định tại Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ).
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng sử dụng dịch vụ trong mỗi phòng; nhân viên phục vụ phải luôn đeo khẩu trang và được tiêm ít nhất đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19.
Yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ phải quản lý và rà soát hàng ngày số lượng và thông tin cơ bản của khách hàng khai báo y tế, bắt buộc khách hàng phải quét mã QR; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên định kỳ tối thiểu 1 tuần/lần cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao (người quản lý, nhân viên phục vụ hoặc các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người vận chuyển hàng hóa…). Hàng ngày thực hiện vệ sinh, khử khuẩn phòng hát và các trang thiết bị trong phòng.
Trước đó sau khi ghi nhận ca mắc cộng đồng đầu tiên ngày 27/11/2021, tỉnh này đã tạm dừng hoạt động karaoke theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái.
Tỷ lệ tiêm chủng cao, Yên Bái tự tin nới lỏng các hoạt động đón người về quê ăn Tết.
Về công tác phòng dịch bệnh, trong ngày 25/01/2022, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm 114 ca mắc mới, trong đó có 03 trường hợp phát hiện qua lấy mẫu giám sát ho, sốt cộng đồng;41 trường hợp là F1 và 70 trường hợp đi từ tỉnh có dịch về
Liên quan đến các chùm ca bệnh từ ngày 27/11/2022 đến nay, tỉnh Yên Bái đã 1.561 trong đó 1.053 bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Về công tác tiêm phòng vaccine, tỷ lệ trẻ từ 12-17 t.uổi đã tiêm ít nhất 01 mũi vaccine đạt 99,2%; đã tiêm 02 mũi đạt 94,1%.
Trong ngày, 25/1 tỉnh này đã có 31.864 người tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 nâng tỷ lệ tiêm mũi 3 đạt 65,6%. Hiện tại, tỷ lệ người lớn đã tiêm ít nhất 01 mũi đạt trên 99%; tiêm từ 2 mũi trở lên đạt 98,1%.
Để giữ vừng thành quả phòng chống dịch, tỉnh Yên Bái khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện nguyên tắc 5K; thực hiện tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 t.uổi trở lên; tiêm vét, tiêm mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 12 đến dưới 18 t.uổi.
Tất cả công dân về/đến tỉnh Yên Bái đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 không phải xuất trình phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhưng phải đến Trạm y tế nơi lưu trú trước khi trở về nhà để khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS- CoV-2 theo quy định.
Hạn chế tổ chức giao lưu ăn uống tụ tập đông người trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của chính quyền địa phương áp dụng tại từng khu vực, địa bàn cụ thể.
Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng, cơ sở lưu trú… nghiêm túc đăng ký điểm kiểm dịch bằng mã QR – CODE để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khách đến giao dịch quét mã QR-CODE phục vụ công tác phòng, chống dịch…
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị
Những phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 hay gặp ở người cao t.uổi
Người cao t.uổi cần có người thân/người chăm sóc bên cạnh để theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên trong vòng 24h và 7 ngày sau tiêm chủng, tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K tại nhà.
Theo Bộ Y tế, những dấu hiệu phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là: sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19.
Các dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19:
-Ở miệng: tê quanh môi và/hoặc lưỡi…
– Ở da: phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da…
– Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẽn, khản đặc…
– Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…
– Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…
– Toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp.
Những điều người cao t.uổi cần biết khi tiêm vaccine Covid-19
Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần liên hệ ngay với cán bộ tiêm chủng hoặc cơ sở y tế gần nhất theo số điện thoại được cung cấp hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, không nên uống rượu, bia, hút t.huốc l.á hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào sau khi đi tiêm. Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống n.hiễm t.rùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.
Đồng thời, không ăn nhiều chất béo bão hòa. Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe. Bổ sung đủ nước sau tiêm
Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Vì thế, người cao t.uổi nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.
Cần ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ bữa ăn.
Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ chậm…
Người cao t.uổi cũng cần tiếp tục tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ.