Nhiều người khi thành F0 đã tự tìm các đơn thuốc trên mạng hoặc ra hỏi nhà thuốc và được bán cho cả đơn thuốc hàng chục loại trong đó có cả corticoid, uống gây ra nhiều biến chứng.
Ngày 20/2, Nguyễn Nhật Thắng – Quản trị viên nhóm Bác sĩ Quân y hỗ trợ F0 tại Hà Nội cho biết đã có F0 bị c.hảy m.áu tiêu hoá vì sử dụng Medrol, một loại thuốc kháng viêm được sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 nhưng phải sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Thực tế, thời gian qua việc sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là thuốc kháng viêm đã được các bác sĩ cảnh báo rất nhiều nhưng nhiều người có tâm lý sợ bão Cytokine xảy ra với mình nên vẫn sử dụng với mong muốn phòng còn hơn chống. Tuy nhiên, lạm dụng corticoid có thể khiến cho bệnh nhân trở nặng nhanh hơn, lâu âm tính hơn thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc kháng viêm Dexamethasone 0,5 mg x 12 viên hoặc Methylprenisolon 16mg x 1 viên uống sau khi ăn. Đây là nhóm thuốc dễ bị lạm dụng nhất và lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng thì tuyệt đối không dùng thuốc kháng viêm. Bởi thuốc kháng viêm là corticoid – nhóm thuốc làm giảm miễn dịch, giảm sự đề kháng của cơ thể.
BS Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết thuốc chứa Corticoid chỉ nên dùng khi có sự giám sát của bác sĩ. F0 điều trị tại nhà thì không sử dụng thuốc này khi không có hiện tượng sụt giảm Spo2.
Khi điều trị tại nhà, F0 chỉ cần tập trung điều trị theo triệu chứng, khi sốt trên 38,5 độ C thì dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, uống cách nhau 4-6 tiếng, người lớn không uống quá 650mg mỗi lần.
Nên thận trọng sử dụng hạ sốt Ibuprofen, nếu bạn dùng thuốc này nên được bác sĩ hướng dẫn chứ người bệnh không tự ý mua về dùng.
Những đơn thuốc tràn lan trên mạng dành cho F0
Hiện trên thị trường có những thuốc sau là Corticoid: Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolone, Prednosone, Hydrocortisone, Triamcinolone, Beclonemethasone, Clonebetasone, Budesonide, Flourometholone, Fluocinolone… người bệnh cần xem xét thật kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng.Nói về corticoid, BS Phúc cho biết thời kì đầu của đại dịch, do chưa hiểu hết về bệnh Covid, nên có giả thuyết cho rằng tình trạng viêm phổi nặng do bão Cytokine, vì thế mà dùng Corticocid sớm. Nhưng đến nay, Corticoid chỉ được dùng ở giai đoạn bệnh nặng có đông đặc nhu mô phổi, hiệu quả cũng chưa rõ ràng. Cá nhân bác sĩ khi tư vấn cho F0 cũng không tư vấn cho bệnh nhân điều trị tại nhà bằng Corticoid
Có rất nhiều trường hợp tự ý sử dụng thuốc chứa corticoid, theo đơn thuốc lan truyền trên mạng.
BS Nguyễn Thành Tâm – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết thuốc chứa corticoid nằm trong gói thuốc B và sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu vừa dương tính F0 uống thuốc này sẽ làm giảm đi khả năng đáp ứng miễn dịch với các vi khuẩn, lúc đó sẽ nhiễm thêm vi khuẩn. Phổi tổn thương nặng, viêm hoại tử, khi m.áu vào trong phổi tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên việc điều trị sẽ dài, tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Chưa kể, tác dụng phụ của thuốc còn tổn thương dạ dày nên việc dùng thuốc những người bị viêm loét dạ dày cần phải uống thêm cả thuốc dạ dày. Trong đợt dịch cao điểm ở các tỉnh phía Nam đã có nhiều bệnh nhân Covid-19 nguy kịch vì tình trạng lạm dụng thuốc. Vì vậy, BS Tâm khuyến cáo người bệnh hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc kháng viêm nằm trong gói B.
Quân y tiếp tục hỗ trợ y tế lưu động TP HCM
Đại tá Nguyễn Văn Giang, Phó cục trưởng Quân y, cho biết lực lượng quân y tiếp tục hỗ trợ các trạm y tế lưu động ở TP HCM, chưa rút chi viện.
“Quân y tiếp tục làm thật tốt công việc chống dịch ở TP HCM, khi nào hoàn thành nhiệm vụ mới trở về”, đại tá Giang nói với VnExpress , tối 6/10.
Quân y được tăng cường vào miền Nam, giúp TP HCM chống dịch, ngày 23/8. Ảnh: Ngọc Thành
UBND TP HCM hai ngày trước gửi công văn đến Bộ Quốc phòng, đề xuất lực lượng cán bộ, học viên, y bác sĩ quân y tại trạm y tế lưu động tiếp tục hỗ trợ thành phố đến hết tháng 11 và phối hợp chặt với Sở Y tế TP HCM tham mưu điều chuyển chi viện cho các nơi nguy cơ cao và rất cao.
Thượng tướng Võ Minh Lương (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của Bộ Quốc phòng, hồi cuối tháng 9, cũng khẳng định lực lượng quân y sẽ ở lại thành phố đến hết tháng 11.
Hơn 1.600 chiến sĩ quân y từ Hà Nội vào TP HCM, chi viện 531 trạm y tế lưu động tại tất cả quận huyện của thành phố, từ 21/8 đến nay. Gần 1,5 tháng qua, các tổ quân y đã góp phần quan trọng trong việc khống chế dịch, chăm sóc F0 tại nhà, giảm tỷ lệ t.ử v.ong.
Với biến chủng Delta, F0 rất dễ chuyển nặng nên các trạm y tế lưu động với sự hỗ trợ của các tổ quân y cơ động tại mỗi phường, xã, thị trấn, đảm nhận vai trò xét nghiệm và chăm sóc, chữa trị F0 đang cách ly, điều trị tại gia đình. Ngoài ra, họ tham gia tiêm vaccine, quản lý điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường, phối hợp chuyển tuyến bệnh nhân khi có yêu cầu và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác.
Các trạm y tế lưu động tại TP HCM được thành lập từ ngày 20/8, trước bối cảnh lượng F0 liên tục tăng, tỷ lệ t.ử v.ong cao. Với hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, dù nâng công suất giường mỗi ngày, lập bệnh viện mới, “tách đôi” nhiều bệnh viện quận huyện, tăng cường nhân lực, trang thiết bị, nhưng khâu tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 vẫn quá tải. Thành phố khi ấy chuyển hướng chiến lược, xác định điều trị F0 tại nhà và cộng đồng là một trong hai trụ cột quan trọng để kéo giảm t.ử v.ong, bên cạnh trụ cột điều trị F0 tại bệnh viện.
Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM đ.ánh giá việc tập trung cho công tác điều trị từ cơ sở, cùng với xét nghiệm nhanh, các phường, xã cấp phát thuốc, tư vấn tâm lý cho F0 điều trị tại nhà đã phát huy hiệu quả cao. Nhờ được cách ly, điều trị tại nhà, các F0 bớt căng thẳng về mặt tâm lý. Số ca chuyển nặng, t.ử v.ong có xu hướng giảm, hạn chế áp lực lên các cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến.
Tổ quân y cơ động ở phường 11, quận Bình Thạnh hỗ trợ chăm sóc F0, ngày 23/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Tại Lễ tuyên dương Đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ trợ phòng, chống Covid-19, sáng 6/10, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng thành phố đã phần nào lấy lại sức sống, nhịp đ.ập trái tim của một cơ thể đang dần khỏe lại, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, sự nỗ lực, kiên trì của người dân và đặc biệt sự đóng góp, chi viện to lớn từ các lực lượng trên mọi miền đất nước.
“Các đoàn y, bác sĩ đã chi viện cho TP HCM không chút do dự, xa cha mẹ già yếu, con nhỏ, thậm chí không kịp về nhà vĩnh biệt người thân. Không kể ngày nắng hay mưa, các anh chị em mặc kín đồ bảo hộ, luôn bên cạnh bệnh nhân, nhiều lúc ăn không kịp no, ngủ không tròn giấc”, ông Mãi nói và cho rằng những hình ảnh đó còn in đậm và mãi lưu trong lòng người dân thành phố.