Tối 30/1 tức ngày 28 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết có 55.018 bệnh nhân COVID-19 khỏi.
Đây là lần thứ 2 trong tuần này, số F0 khỏi vượt mốc 50.000 ca/ngày.
Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca COVID-19 khỏi bệnh của ngày 30/1 tức 27 Tết là 55.018 (nhiều gấp gần 5 lần số ca khỏi của ngày 29/1), nâng tổng số F0 đã khỏi bệnh của Việt Nam đến nay lên 2.017.615 ca.
Về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, trong thời gian qua Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị người bệnh COVID-19 như liên tục cập nhật các phác đồ điều trị; Đưa vào sử dụng nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đơn dòng, kháng thể kép, thuốc kháng virus… trong phác đồ điều trị, lập các Trung tâm hồi sức COVID-19 người bệnh COVID-19, đưa chuyên gia, bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới hỗ trợ công tác điều trị.
Trong thời gian qua Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị người bệnh COVID-19.
Mới đây nhất, ngày 28/1, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19″, thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT. Đây là phiên bản phác đồ điều trị thứ 8 của Bộ Y tế.
Tại hướng dẫn mới nhất này Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh phổ bệnh của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và t.ử v.ong.
Người cao t.uổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn.
Ngoài ra, tại các Trung tâm hồi sức, cơ sở điều trị COVID-19 khác, lực lượng y bác sĩ đang căng mình điều trị, cứu chữa bệnh nhân.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu trong phân tầng điều trị cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tầng để không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi chưa cần thiết, nhưng cũng tránh tình trạng chủ quan, khiến bệnh nhân chuyển đến tầng 3 muộn.
Các cơ sở thu dung, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đ.ánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, điều trị…
Đối với công tác điều trị F0 trong cộng đồng, tại nhà, Bộ Y tế đẩy mạnh và liên tục mở rộng Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ. Theo đó, đến nay đã có hơn 450.000 liều thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế phân bổ cho 53 địa phương trong Chương trình thí điểm này.
Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị các địa phương yêu cầu trạm y tế lập danh sách các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại nhà và phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý; theo dõi chặt chỉ số SpO2 để đ.ánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời.
Cùng đó, Bộ Y tế liên tục yêu cầu các địa phương đẩy mạnh thực hiện chiến dịch “bảo vệ đối tượng nguy cơ”, rà soát, tổ chức tiêm vét, tiêm tại nhà vaccine phòng COVID-19 các trường hợp chưa tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, chưa tiêm đủ liều, đặc biệt là người cao t.uổi, người có bệnh nền… hạn chế, khó khăn về đi lại để tiêm vét.
Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 mùa Xuân 2022 – tiêm chủng xuyên Tết cũng đã được diễn ra từ ngày 29/1 và kéo dài đến 28/2/2022 cho toàn bộ t.rẻ e.m và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm.
Bộ Y tế đã có văn bản khẩn đề nghị các địa phương tiếp tục tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc hơn nữa để hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12 t.uổi trở lên trong tháng 01/2022, tiêm mũi 3 (liều nhắc lại) cho người từ 18 t.uổi trở lên trong quý I/2022, không để sót đối tượng, đặc biệt là người có nguy cơ cao.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, so với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1%, số t.ử v.ong giảm 13,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 7,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 13,9%.
So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca t.ử v.ong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, nguy kịch giảm 11,6%.
So sánh giữa tháng 01/2022 và tháng 12/2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 01/2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).
Bên trong khu điều trị Covid-19 của t.rẻ e.m ngày cận Tết: Chỉ còn dưới 20 bệnh nhi, chuẩn bị được xét nghiệm để về nhà ăn Tết
Mặc dù số lượng bệnh nhi mắc Covid-19 đã giảm nhưng trước dịp Tết Nguyên Đán, rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể xảy ra với t.rẻ e.m.
BS. Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 đã chỉ ra hướng xử lý khi bố mẹ bất ngờ phát hiện con mình mắc bệnh.
Tín hiệu vui trước Tết Nguyên Đán
Sau nhiều tuần liên tiếp đạt “vùng xanh” trong cấp độ chống dịch, bên cạnh số lượng bệnh nhân ngoài cộng đồng giảm hẳn, bên trong các khu điều trị Covid-19 cho cả người lớn và t.rẻ e.m, các y bác sĩ đã thoải mái hơn khi chỉ còn rất ít bệnh nhân chữa trị.
Số lượng bệnh giảm hẳn, khu điều trị Covid-19 tại BV Nhi đồng 2 chỉ còn hơn 10 bệnh nhi, hầu hết đều nhẹ, chuẩn bị xuất viện
Ghi nhận tại BV Nhi đồng 2 những ngày cuối năm, khu điều trị Covid-19 chỉ còn dưới 20 bệnh nhi, hầu hết là các bệnh nhi nhẹ, chuẩn bị được xét nghiệm để về nhà ăn Tết.
Theo BS. Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 cho biết các bệnh nhi ở khoa không còn bé nào phải can thiệp nhiều, hiện chỉ còn một bệnh nhi thở oxy, đây là một tín hiệu đáng mừng sau một thời gian dài TP.HCM căng mình chống dịch.
Với những kinh nghiệm được tích lũy sau quá trình điều trị Covid-19, BS. Việt cho biết ở thời điểm hiện tại, mọi người không cần quá lo lắng khi phát hiện dương tính vì đã có phác đồ điều trị lẫn hướng xử lý.
BS. Đỗ Châu Việt – Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2
Tuy nhiên, thời điểm trong Tết Nguyên Đán và sau ngày 14/2, khi học sinh được đi học trở lại, cộng với biến chủng mới Omicron, số ca mắc có thể tăng trở lại.
“Tết thì mọi người hay đi thăm viếng, gặp gỡ nhau, ăn uống nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh. Vì vậy mọi người hãy giao tiếp trong nhóm nhỏ của gia đình thôi, cần hạn chế lại, nếu gặp nhau hãy gặp nhau trong thời gian ngắn, khẩu trang, khử khuẩn đầy đủ. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhóm t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi vẫn chưa được chích vaccine. Cho nên sau Tết Nguyên Đán, có thể sẽ tăng ca bệnh, dù bệnh nhi nhiễm Covid-19 hầu hết nhẹ, nhưng nếu số lượng tăng nhiều sẽ quá tải cho hệ thống y tế”, BS. Đỗ Châu Việt nói.
Hiện tại khoa Hồi sức chỉ còn 2 bệnh nhi theo dõi, 1 trường hợp thở máy
Bố mẹ cần làm gì khi phát hiện con mình nhiễm Covid-19?
Theo Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 cho biết với virus SARS-CoV-2, những triệu chứng thường gặp về đường hô hấp, ho, sốt hay tiêu chảy… Khi bố mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu như vậy, cần nhanh chóng theo dõi, trước khi xét nghiệm Covid-19 thì không loại trừ trẻ có nhiễm bệnh hay không?
Chị Yến (34 t.uổi, ngụ Gò Vấp) vui mừng khi đứa con trai của mình khỏe mạnh, chiến thắng được Covid-19
Việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng, ăn uống và tâm lý thoải mái giúp điều trị bệnh nhanh hơn
“Bước đầu tiên là làm sao để hạn chế lây lan, hạn chế tiếp xúc với người khác khi trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm bệnh. Ở nhà, mình cách ly trẻ ra riêng, nếu có những dấu hiệu nguy hiểm thì phải đi khám ngay để được chẩn đoán, xử trí phù hợp.
Đặc biệt, bệnh viện thì luôn hoạt động 24/24, bố mẹ không nên hoang mang, lo lắng vì đa phần là những triệu chứng nhẹ. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Nếu trường hợp nào có diễn biến nặng như sốt cao, khó thở, mệt mỏi, ói mửa, không ăn uống được thì mới cần khẩn trương đưa đến BV để điều trị kịp thời. Đặc biệt, ý thức của bố mẹ vô cùng quan trọng khi phát hiện con em mình có khả năng mắc bệnh, cần tranh thủ việc chủ động cách ly, tránh lây lan cho người khác”, BS. Đỗ Châu Việt nhấn mạnh.
Nhiều máy thở, giường bệnh đã trống…, bác sĩ nêu lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi phát hiện con mình nhiễm bệnh
Ngồi một góc giường bệnh trong khu ICU, chị Nguyễn Thị Lan (40 t.uổi, quê Bình Phước) cho biết mấy ngày nay, chị mất ăn mất ngủ khi đứa con trai út 2 tháng t.uổi nhiễm bệnh. Mặc dù không thể trở về nhà ăn Tết cùng gia đình nhưng với chị Lan, miễn sức khỏe của con trai ổn định thì ở đâu cũng đón Tết được.
“Chị chỉ lo sức khỏe của bé thôi, con khỏe mạnh là chị vui rồi”, chị Lan nói.
Chị Lan chăm sóc đứa con trai út
Dù đón Tết trong BV nhưng với các bậc làm cha mẹ, việc con cái khỏe mạnh là điều tuyệt vời nhất
Là người gắn bó mấy chục năm với các bệnh nhi khoa Nhiễm, suốt thời gian dịch Covid-19 bùng phát, tổ trưởng tổ hộ lý Nguyễn Thị Bích Hạnh (54 t.uổi) luôn túc trực tại khu điều trị Covid-19, BV Nhi đồng 2.
Ngày nào cũng vậy, hơn 5h sáng chị Hạnh đã tranh thủ dậy sớm đến BV để sắp xếp, lo phần ăn sáng cho bác sĩ, bệnh nhân, còn bữa ăn sáng của mình kéo dài đến tận 9h.
Hộ lý Nguyễn Thị Bích Hạnh – người mẹ thứ 2 của những đ.ứa t.rẻ khoa Nhiễm
Cuối năm, công việc đỡ phần vất vả hơn trước khi nhìn thấy các con lần lượt khỏi bệnh, xuất viện, chị Hạnh vui mừng. Sắp xếp lại những giường bệnh đã trống bệnh nhi Covid-19, chị Hạnh mong rằng qua năm mới 2022, dịch bệnh sẽ được đẩy lùi, sẽ không còn bệnh nhi nặng nữa, cuộc sống của mọi người được bình an, hạnh phúc, kinh tế cũng phục hồi, ai cũng đủ ăn, đủ mặc.