F0 điều trị tại nhà: Uống thuốc như thế nào để không “rước họa” vào người?

Trong giai đoạn đầu khi virus SARS-CoV-2 mới xâm nhập và đang nhân lên, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng viêm vì sẽ khiến cho virus càng dễ dàng nhân lên.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà cho biết đầu tiên, virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp. Sau đó, virus nhân lên trong các tế bào, thoát ra khỏi tế bào và xâm nhập các tế bào khác, cứ thế… Đây gọi là thời gian ủ bệnh.

Sau khi virus nhân lên với số lượng đủ lớn, cơ thể huy động các cơ chế bảo vệ để chống lại virus, đến một mức độ nào đó thì gây ra sốt. Lúc này là thời điểm khởi phát các triệu chứng.

Trong giai đoạn này, ngoài sốt người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như ho khan, đau họng, chảy nước mũi, nhức mỏi cơ xương khớp, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác/vị giác… Người bệnh có thể bị lo lắng, căng thẳng, ăn ngủ kém.

f0 dieu tri tai nha uong thuoc nhu the nao de khong ruoc hoa vao nguoi 43f 6259421

Ảnh minh họa: Hải Long.

Virus có thể tiếp tục nhân lên trong khoảng 5-7 ngày, và sau đó giảm dần, do bị hệ miễn dịch của cơ thể chống lại (một số người khi xuất hiện triệu chứng thì virus đã ngừng nhân lên và giảm dần rồi). Nếu hệ miễn dịch không ngăn cản được sự nhân lên của virus thì diễn biến tiếp theo sẽ rất nặng và chắc chắn phải nhập viện.

Đối với các F0 điều trị tại nhà, thì sau khi có triệu chứng sốt, virus chỉ nhân lên trong vòng 5-7 ngày, sau đó giảm dần.

Theo BS Hoàng, để điều trị Covid-19, ngoài việc điều trị triệu chứng, hiện chúng ta có một số loại thuốc uống để “đ.ánh” vào 3 mắt xích nói trên:

– Đ.ánh vào quá trình nhân lên của virus: dùng thuốc kháng virus.

– Đ.ánh vào quá trình đông m.áu: dùng thuốc ngăn ngừa đông m.áu.

– Đ.ánh vào quá trình rối loạn miễn dịch: dùng thuốc kháng viêm corticoid.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm đối với các F0 điều trị tại nhà:

Thuốc kháng virus

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc kháng virus trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên (thường là sốt). Mỗi đợt nên dùng 5-7 ngày hoặc theo đúng hướng dẫn của chương trình thử nghiệm.

Khi đang dùng thuốc kháng virus, thì không được dùng kết hợp với thuốc kháng viêm corticoid.

Thuốc kháng đông

Theo BS Hoàng, hiện khá nhiều bệnh nhân có bệnh nền đang dùng thuốc kháng đông. Các bệnh nhân có bệnh về van tim, tiểu đường, xơ vữa mạch, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, ít vận động… đều có nguy cơ dễ tạo cục m.áu đông từ đó gây tắc mạch, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ… Với các bệnh nhân này thì dù có nguy cơ Covid-19 hay không, đều cần dự phòng bằng việc uống thuốc kháng đông hàng ngày.

Do vậy, trên các bệnh nhân có nhiều bệnh nền, nếu chưa dùng thuốc kháng đông, cần xem xét việc sử dụng sớm, thậm chí từ khi chưa có nguy cơ nhiễm Covid-19.

Đối với người bình thường, thuốc kháng đông có nguy cơ gây c.hảy m.áu. Do đó, những người đang c.hảy m.áu (xuất huyết dạ dày, k.inh n.guyệt…), những người bị các chứng bệnh dễ c.hảy m.áu (giảm tiểu cầu, bệnh ưa c.hảy m.áu…) không được dùng để dự phòng.

f0 dieu tri tai nha uong thuoc nhu the nao de khong ruoc hoa vao nguoi bd1 6259421

Số ca mắc mới tăng vọt, Hà Nội phải triển khai điều trị F0 tại nhà.

Vậy câu hỏi là người bình thường nào dùng thuốc kháng đông? Đó là khi SpO2 xuống dưới 95% và/hoặc khó thở. Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng khó thở là do căng thẳng, do tâm lý nên cần thận trọng khi tự đ.ánh giá mình có khó thở hay không.

Về cơ bản, nếu không có chống chỉ định thì dùng thuốc kháng đông khá an toàn. Tuy nhiên, trước khi dùng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của cán bộ y tế, BS Hoàng cho biết.

Thuốc kháng viêm

Đây là Dexamethasone hoặc Methylprenisolon. BS Hoàng cho rằng, đây là nhóm thuốc dễ bị lạm dụng nhất và có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Cụ thể, các trường hợp F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng thì tuyệt đối không được dùng thuốc kháng viêm. Lý do là thuốc kháng viêm, ở đây là corticoid là nhóm thuốc làm giảm miễn dịch, giảm sự đề kháng của cơ thể. Trong giai đoạn đầu khi virus mới xâm nhập và đang nhân lên, dùng thuốc kháng viêm sẽ khiến cho virus càng dễ dàng nhân lên.

Ngoài việc giúp sức cho virus dễ dàng nhân lên, thuốc kháng viêm corticoid còn làm cho người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… Corticoid làm nặng tình trạng tăng đường m.áu, tăng huyết áp trên các bệnh nhân có bệnh này.

Bệnh nhân chỉ nên dùng khi SpO2 thường xuyên ở mức 94% trở xuống. Việc dùng corticoid nhiều bác sĩ cũng phải rất thận trọng. Vì thế, F0 tại nhà không nên tự ý sử dụng, bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Corticoid chỉ có tác dụng khi bệnh ở mức độ vừa hoặc nặng. Các khuyến cáo trên các tạp chí y khoa danh tiếng đều yêu cầu chống chỉ định dùng corticoid khi người bệnh chưa đến mức nhập viện.

3 cách cải thiện sức khỏe F0 tại nhà

Tập thở, nằm sấp khi thấy khó thở, bổ sung sinh dưỡng giúp F0 cải thiện sức khỏe khi cách ly tại nhà.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết triệu chứng thường gặp của bệnh nhân Covid-19 là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ hoặc đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số ít trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

Nhiều trường hợp tiến triển dần nặng lên, diễn tiến bệnh tùy theo cơ địa của mỗi người. Bác sĩ Khanh cho hay có 6 dấu hiệu trở nặng bệnh nhân Covid-19 cần lưu ý: Đầu tiên là khó thở, biểu hiện dễ nhận thấy như khi bạn đang nằm ngửa thấy thở khó quá phải ngồi dậy, hoặc đang ngồi phải ngồi thẳng dậy để dễ thở hơn. Thứ hai, nhịp thở nhanh (trên 20 lần/phút). Thứ ba, đau hoặc tức ngực thường xuyên. Thứ tư, SpO2 dưới 94%. Thứ năm, bệnh nhân trở nên không còn tỉnh táo. Thứ sáu, môi, da, móng tay nhợt nhạt, thậm chí tím tái lại.

Máy đo nồng độ oxy trong m.áu (SpO2) giúp bệnh nhân Covid-19 phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong m.áu, để được can thiệp kịp thời khi trở nặng. Đây là thiết bị y tế phổ biến, dễ sử dụng tại gia đình, cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng hạ oxy m.áu, như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (thường ngủ ngáy)… và viêm phổi do Covid-19.

Về nguyên lý hoạt động, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (m.áu đỏ).

Bác sĩ Khanh hướng dẫn, bạn mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây. Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt. SpO2 dưới 94% là dấu hiệu trở nặng, cần liên hệ y tế ngay.

Bác sĩ hướng dẫn ba cách cải thiện sức khỏe cho F0 khi cách ly tại nhà:

Thứ nhất là tập thở . Bệnh nhân mắc Covid-19 bị khó thở có thể do hai nguyên nhân. Một là bệnh nhân quá lo lắng. Hai là họ thực sự có tổn thương ở phổi. Do đó, việc tập thở sẽ giúp người bệnh chú tâm vào nhịp thở để bớt lo lắng đi. Ngoài ra, khi tập thở, toàn bộ vùng phổi phía gần cơ hoành sẽ nở hết ra, giúp phổi trao đổi oxy tốt hơn.

Video tập phục hồi phổi, do bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cung cấp.

Bạn có thể tập lúc nằm hoặc ngồi, nằm ngửa ra hít chậm bằng mũi, cho đến khi phình bụng sau đó chu miệng thở ra như thổi lửa 15-20 nhịp mỗi lần, ngày 4-5 lần. Ngồi cũng hít sâu sau đó thở ra. Hít giơ tay lên theo nhịp sau đó thở ra.

“Bắt buộc phải tập thở nếu triệu chứng nhẹ, và phải đi bệnh viện nếu khó thở nặng hơn, không còn cách nào khác”, bác sĩ nói và khuyến nghị F0 phải bình tĩnh, tập thở thường xuyên.

Khi bạn khó thở mà chưa được hỗ trợ y tế, giải pháp bác sĩ đưa ra là nằm sấp . Đây là phương pháp hiệu quả với bệnh nhân khó thở liên quan đến Covid-19. Bác sĩ phân tích, thông thường ta chỉ thở phần phổi trên, chỉ có những người tập khí công hoặc yoga mới tập thở phần dưới của phổi. Tuy nhiên, khi bị Covid-19, phần trên không đủ trao đổi khí thì phải sử dụng tất cả vùng dưới của phổi. Do đó, việc nằm sấp sẽ huy động được tất cả phần phổi ở ở phía sau. Ngoài ra, thay đổi tư thế nằm nghiêng bên phải và nằm nghiêng bên trái để tất cả phổi hoạt động.

Cụ thể như sau: Bắt đầu nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến hai tiếng, sau đó chuyển sang nằm nghiêng bên phải 30 phút đến hai tiếng rồi chuyển sang ngồi dậy (30-60 độ) từ 30 phút đến hai tiếng. Tiếp theo, bạn chuyển sang nằm nghiêng bên trái, trở lại tư thế nằm sấp và co chân, cuối cùng trở lại vị trí nằm sấp trong 30 phút đến hai tiếng.

3 cach cai thien suc khoe f0 tai nha db5 5979557

Hướng dẫn tư thế nằm sấp để cải thiện oxy phổi. Ảnh: Bác sĩ Khanh cung cấp

Cuối cùng, trong quá trình cách ly, bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng , cố gắng ăn uống đảm bảo đủ chất, nên uống bổ sung một số loại vitamin như vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh thân thể. Lưu ý tập các động tác thể dục vừa sức, không tập thể dục nặng, đọc sách, báo, tìm kiếm tin tức tích cực, giảm stress…

Ngoài ra, trong bữa ăn bạn nên kết hợp bổ sung các thực phẩm gia vị vào trong món ăn để nâng cao sức đề kháng như tỏi, gừng, hanh, hẹ. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng.

Bác sĩ khuyến cáo nếu gia đình có F0, việc đầu tiên là phải hết sức bình tĩnh, sau đó xem xét xem người nào trong nhà có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, người lớn t.uổi, người có bệnh nền… Từ đó phải cách ly riêng F0 và những người khác, không ăn uống, nghỉ ngơi, trò chuyện chung. Đặc biệt phải dọn sạch sẽ nhà cửa, nhất là nhà vệ sinh – nơi dễ lây nhiễm virus nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *