Đi tìm bí mật của những người không nhiễm Covid-19 dù sống chung với F0

Các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu hiện tượng nhân viên y tế và người thường xuyên tiếp xúc với F0 nhưng vẫn không hề bị lây nhiễm.

Đó có phải là sự may mắn tuyệt đối không? Hay là siêu năng lực?

Giờ đây, các nhà khoa học có thể đã có câu trả lời: có nhiều bằng chứng cho thấy một số người có khả năng kháng Covid một cách tự nhiên.

Có lẽ những người này đã miễn dịch với Covid-19 kể cả các đột biến.

Hiện tượng này hiện đang là chủ đề được nghiên cứu mạnh mẽ trên khắp thế giới.

Các chuyên gia hy vọng rằng, nghiên cứu những người đặc biệt này có thể mở ra manh mối tạo ra một loại vắc xin có thể chống lại tất cả biến thể của Covid mãi mãi, theo Daily Mail.

Ở Mỹ và Brazil, các nhà nghiên cứu đang xem xét các biến thể di truyền tiềm ẩn có thể giúp một số người không hề lây nhiễm bệnh.

di tim bi mat cua nhung nguoi khong nhiem covid 19 du song chung voi f0 ee6 6258481

Đã tìm ra bí mật những người không bao giờ nhiễm Covid-19 dù sống cùng F0. Ảnh SHUTTERSTOCK

Họ đã có tế bào T dù chưa bao giờ nhiễm Covid-19

Tại Đại học College London (UCL, Anh), các nhà khoa học đang nghiên cứu các mẫu m.áu của hàng trăm nhân viên y tế chưa bao giờ nhiễm Covid-19.

Các mẫu m.áu này không có kháng thể Covid-19 – có nghĩa là họ chưa từng nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các tế bào T của hệ thống miễn dịch ở các nhân viên y tế tương tự như ở người đã từng nhiễm Covid-19, theo Daily Mail.

Cũng như kháng thể, tế bào T được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để chống lại những kẻ xâm lược.

Trong khi các kháng thể ngăn chặn các tế bào virus xâm nhập vào cơ thể, các tế bào T lại tấn công và t.iêu d.iệt chúng.

Cả nhà mắc Covid-19 có người lại âm tính: lý giải từ nghiên cứu mới

Nhưng tại sao họ lại có các tế bào T?

Một giả thuyết cho rằng điều này có thể xảy ra do trong quá khứ công việc của họ luôn tiếp xúc với những bệnh nhân bị bệnh hoặc đối mặt với các loại virus corona khác kể cả Covid-19, trong đó có 4 chủng gây cảm lạnh thông thường.

Tất nhiên có khả năng các nhân viên y tế đã nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng.

Nhưng nhóm nghiên cứu của UCL đã tiến hành các xét nghiệm sâu hơn trên hàng trăm mẫu m.áu khác được thu thập từ năm 2011, rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, và phát hiện ra rằng cứ 20 người thì có một người có kháng thể có khả năng t.iêu d.iệt Covid-19.

Mẫu từ t.rẻ e.m có hàm lượng cao nhất. Có thể là do chúng thường xuyên tiếp xúc với virus corona gây cảm lạnh khi đi học ở nhà trẻ và trường học. Đó là lý do tại sao hiện nay, Covid-19 hiếm khi gây ra bệnh nặng ở nhóm t.uổi này.

Cuối cùng UCL kết luận, lời giải thích khả dĩ nhất, là sau khi tiếp xúc nhiều lần với một loại virus corona khác, hệ miễn dịch của họ có thể phát hiện và đ.ánh bại bất kỳ họ hàng đột biến nào vì nhận biết các protein bên trong virus hơn là protein trên bề mặt, theo Daily Mail.

Các protein bên trong của các virus corona rất ít khác nhau. Giáo sư Andrew Easton, nhà virus học tại Đại học Warwick (Anh), cho biết các protein bên trong không bị đột biến như bên ngoài.

Các nhà sản xuất vắc xin đã cố gắng tạo ra một loại vắc xin có chứa các protein bên trong ổn định này. Một loại đang được thử nghiệm bởi công ty công nghệ sinh học Emergex có trụ sở tại Oxfordshire (Anh).

Một giả thuyết hợp lý khác là khả năng kháng Covid tự nhiên, đây có thể mở ra một phương pháp điều trị phòng ngừa – nằm trong gien.

Tại Đại học Sao Paulo (Brazil), các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 100 cặp sống chung tham gia thử nghiệm, trong đó 1 người bị nhiễm Covid-19 có triệu chứng, trong khi người kia chưa bao giờ dương tính với Covid-19 và xét nghiệm m.áu xác nhận họ không mang kháng thể đặc hiệu cho Covid19, có nghĩa là họ chưa bao giờ nhiễm Covid-19.

di tim bi mat cua nhung nguoi khong nhiem covid 19 du song chung voi f0 783 6258481

Một giả thuyết hợp lý khác là khả năng kháng Covid tự nhiên, đây có thể mở ra một phương pháp điều trị phòng ngừa – nằm trong gien.Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Các cặp đôi sẽ được phân tích ADN để xem có sự khác biệt chính nào hay không. Hiện đã có 1.000 người đăng ký tham gia nghiên cứu.

Nhà miễn dịch học Jean-Laurent Casanova, tại Đại học Rockefeller (Mỹ), đã nghiên cứu vai trò của gien đối với mức độ nghiêm trọng ở người nhiễm Covid-19 và hiện đang xem xét khả năng kháng lại Covid-19.

Tiến sĩ Casanova hy vọng một ngày nào đó phương pháp điều trị “khóa gien” có thể được áp dụng cho những người không có khả năng kháng thuốc một cách tự nhiên. Và những vắc xin này có thể chống lại các biến thể trong tương lai, mà không cần phải tiêm nhắc lại thường xuyên, theo Daily Mail.

Nghiên cứu mới: SARS-CoV-2 phát tán trong cơ thể thông qua lây nhiễm từ tế bào sang tế bào

Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19 phát tán trong cơ thể nhờ khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, lây nhiễm từ tế bào sang tế bào, theo một nghiên cứu mới.

Các thí nghiệm nuôi cấy tế bào cho thấy, SARS-CoV-2 giới hạn sinh sôi các phần tử virus có thể bị kháng thể làm cho bất hoạt, thay vào đó cư trú trong màng tế bào và lây lan từ các tế bào sang tế bào.

“Về cơ bản đây là một dạng lây nhiễm ngầm”, Shan-Lu Liu, tác giả đứng đầu công trình nghiên cứu, giáo sư về virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Retrovirus, trường Đại học bang Ohio cho biết.

SARS-CoV-2 có thể phát tán hiệu quả từ tế bào sang tế bào bởi không có sự cản trở từ miễn dịch cơ thể. Tế bào cơ thể bị biến thành tế bào cư trú của virus, gây ra làn sóng phát tán virus trong cơ thể, bởi virus có thể không thoát ra khỏi tế bào.

nghien cuu moi sars cov 2 phat tan trong co the thong qua lay nhiem tu te bao sang te bao 8f0 6239402

SARS-CoV-2 phát tán trong cơ thể qua lây nhiễm từ tế bào sang tế bào

Shan-Lu Liu và các đồng nghiệp nhận ra các chi tiết hé lộ khác về SARS-CoV-2. Chỉ riêng protein gai trên bề mặt đủ để lan truyền từ tế bào sang tế bào. Ngoài ra, các kháng thể trung hòa kém hiệu quả hơn trong việc chống lại virus khi nó lây nhiễm xuyên qua các tế bào.

Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí khoa học của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences) vào ngày 22/12.

Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là so sánh SARS-CoV-2 với phiên bản virus SARS-CoV gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) 2003. Kết quả nghiên cứu lý giải tại sao trong khi đại dịch SARS có tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn nhưng lại chỉ kéo dài trong có 8 tháng, trong khi đó chúng ta đã trải qua hơn 2 năm chung sống với đại dịch COVID-19 với phần lớn các ca bệnh không triệu chứng, chuyên gia Shan-Lu Liu nói.

So sánh chỉ ra SARS-CoV gây ra đại dịch SARS 2003 hiệu quả hơn SARS-CoV-2 trong việc lây nhiễm tự do bên ngoài tế bào. Các phần tử virus trôi nổi tự do làm nhiễm tế bào đích của vật chủ bằng việc gắn với một thụ thể protein trên bề mặt tế bào. Tuy nhiên, nó vẫn bị tổn thương trước các kháng thể do cơ thể sản sinh ra do lần nhiễm trước đó và vaccine.

Trái lại, SARS-CoV-2, hiệu quả hơn trong việc lây nhiễm từ tế bào sang tế bào, khiến cho virus khó bị trung hòa bởi kháng thể hơn.

Trong thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng pseudovirus (virus giả) được tạo ra bằng lõi của một loại virus không gây bệnh truyền nhiễm có gắn protein gai của cả 2 loại virus corona trên bề mặt. Thí nghiệm đã cho thấy đặc tính khác biệt giữa SARS-CoV và SARS-CoV-2. Sự khác biệt duy nhất giữa 2 loại virus giả này chỉ nằm ở protein gai.

Theo chuyên gia Liu, protein gai là cần thiết và hiệu quả đối với cả SARS-CoV-2 và SARS-CoV trong lan truyền từ tế bào sang tế bào. SARS-CoV-2 có khả năng thâm nhập màng tế bào vật chủ tốt hơn SARS-CoV. Đây là bước đi cơ bản trong quá trình thâm nhập cơ thể của virus.

Đội ngũ sau đó chuyển sang nghiên cứu về thụ thể ACE2, một loại protein trên bề mặt tế bào ở hệ hô hấp đóng vai trò như cửa ngõ để cho virus SARS-CoV-2 thâm nhập vào cơ thể khiến cho người bệnh mắc COVID-19. Bất ngờ thay, các nhà khoa học nhận ra rằng thậm chí ngay cả các tế bào không có thụ thể ACE2 hay nồng độ thấp, virus vẫn có thể thâm nhập nhờ cơ chế lây nhiễm từ tế bào sang tế bào.

Shan-Lu Liu, Giáo sư virus học, Trường Đại học bang Ohio

Không có mối tương quan hoàn hảo giữa nhiễm SARS-CoV-2 với hàm lượng thụ thể ACE2. ACE2 trên bề mặt tế bào hệ hô hấp ở người có thể là cửa ngõ ban đầu để virus xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi thâm nhập cơ thể rồi, virus có thể không cần đến ACE2-protein có trên bề mặt tế bào ở người nữa bởi virus có thể phát tán từ tế bào này sang tế bào khác.

Cuối cùng, trong thí nghiệm xét nghiệm mẫu m.áu lấy từ bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu quả quyết rằng virus có thể lẩn tránh phản ứng kháng thể thông qua quá trình lây nhiễm từ tế bào sang tế bào. Kháng thể trung hòa hiệu quả nhất khi virus lây nhiễm tự do không qua tế bào.

“Chúng ta có thể khẳng định sự lây nhiễm từ tế bào sang tế bào không nhạy cảm tới mức ngăn chặn kháng thể của bệnh nhân COVID-19 hay những người đã được tiêm phòng”, chuyên gia Liu nói. “Tuy nhiên, việc lây nhiễm từ tế bào sang tế bào kháng lại kháng thể trung hòa có lẽ là điều mà chúng ta nên theo dõi, đặc biệt trong bối cảnh các biến thể của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, trong đó có biến thể mới nhất Omicron. Việc phát triển các thuốc chống virus hiệu nghiệm nhắm vào các cách thức gây lây nhiễm của virus là điều quan trọng”.

Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa hiểu rõ, trong đó có cơ chế chính xác virus sử dụng để phát tán từ tế bào sang tế bào. Nó có thể ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch của cơ thể như thế nào? Và liệu việc lây nhiễm từ tế bào sang tế bào của virus có góp phần sinh ra các biến thể mới gây lây lan trong cộng đồng hay không? Đội ngũ chuyên gia dự định có thêm nhiều nghiên cứu nữa trên virus thật và các tế bào phổi ở người để tìm ra lời giải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *