Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam: Đừng coi thường biến thể Omicron

Giám đốc quốc gia phụ trách văn phòng Việt Nam của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ cho biết nếu Omicron thực sự ít nghiêm trọng hơn các biến thể trước đó thì đây chính là tin đáng mừng, nhưng không thể coi thường Omicron.

giam doc cdc my tai viet nam dung coi thuong bien the omicron 16d 6257698

Vệ binh quốc gia hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho người dân bang Ohio (Mỹ) – Ảnh: Reuters

Chung sống với dịch sẽ không có nghĩa là giả vờ như không có dịch. Nhưng chúng ta có các công cụ để làm cho dịch ít tác động hơn, đặc biệt là tăng tỉ lệ tiêm chủng cho tất cả mọi người.Ông Eric Dziuban

“Biến thể này lây lan cực kỳ nhanh chóng. Và ở các quốc gia khác, biến thể này có thể làm quá tải các bệnh viện vì có nhiều người bị nhiễm bệnh cùng một lúc” – ông ERIC DZIUBAN, lãnh đạo CDC Mỹ tại Việt Nam, nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với T.uổi Trẻ.

* Liệu đây có phải là biến thể cần quan tâm cuối cùng của SARS-CoV-2?

– Vẫn còn quá sớm để nói có thể có bao nhiêu biến thể nữa sau Omicron. Chúng ta không thể biết điều đó. Những gì chúng ta biết là làm thế nào để các biến thể mới ít có khả năng xảy ra hơn, bằng cách hạn chế các ca nhiễm mới mang lại cho virus các cơ hội tạo đột biến. Tiêm vắc xin là công cụ tốt nhất để chúng ta làm được điều này.

* Tại thời điểm này, “mở ra rồi lại đóng vào” có phải là một phần của bình thường mới trong bối cảnh có dịch COVID-19 không?

– Không ai có thể nói chính xác bình thường mới sẽ như thế nào. Nhiều cơ quan của chính phủ và các cơ quan khác nhau trong xã hội đang cố gắng tạo ra các hệ thống cho phép chúng ta thực hiện nhiều hoạt động quan trọng nhất có thể, đồng thời bảo vệ hệ thống y tế để phục vụ những người cần được chăm sóc.

Đại dịch hiện vẫn tiếp tục thay đổi khi virus tiến hóa. Vì vậy chúng ta nên dự đoán rằng toàn bộ tiến trình này sẽ không đi theo cùng một hướng. Chúng ta có thể thực hiện một vài bước theo hướng này và sau đó cần quay lại theo hướng khác trong một thời gian cho đến khi có thể thích ứng được với những thay đổi do dịch bệnh COVID-19 đặt ra.

* Liệu sống chung với virus có là tất yếu hay còn quá sớm để khẳng định điều này?

– Tất cả chúng ta đang cố gắng sống chung với virus ngay từ bây giờ, khi chúng ta bước vào năm thứ ba của dịch bệnh và nó ảnh hưởng đến cuộc sống ở mọi nơi trên thế giới. Chúng ta mong dịch sẽ biến mất vĩnh viễn, nhưng nó chưa qua đi và có thể sẽ không biến mất.

Chung sống với dịch sẽ không có nghĩa là giả vờ như không có dịch. Nhưng chúng ta có các công cụ để làm cho dịch ít tác động hơn, đặc biệt là tăng tỉ lệ tiêm chủng cho tất cả mọi người.

Chúng ta cũng biết cách làm chậm lại sự lây lan của virus bằng cách sử dụng khẩu trang khi ở gần người khác, các biện pháp giãn cách, ở nhà khi bị ốm và sử dụng xét nghiệm như một cách thức để ngăn ngừa phơi nhiễm thêm.

Dù rất muốn từ bỏ các chiến lược này khi chúng ta muốn sống chung với virus, nhưng đây là những bước đúng đắn cho phép chúng ta mở cửa và quay trở lại các hoạt động bình thường hàng ngày là điều chúng ta muốn thấy.

* Trong 2 năm qua, COVID-19 đã di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Dịch bệnh hiện đang bùng phát mạnh các nước châu Âu và Bắc Mỹ, các nước châu Á cần chuẩn bị gì?

– Nhiều thời điểm tỉ lệ ca nhiễm mới ở châu Á thấp hơn, đặc biệt là vào năm 2020 khi các quốc gia như Việt Nam đã rất thành công trong việc sử dụng 5K để ngăn chặn virus lây lan.

Ở những thời điểm khác, đã có những làn sóng lớn và tỉ lệ t.ử v.ong cao ở các nước châu Á, đặc biệt là sau khi có biến thể Delta. Virus này đã chứng minh rằng nó có thể di chuyển trên khắp toàn cầu một cách nhanh chóng và mọi quốc gia đều cần phải chuẩn bị.

Omicron tăng gấp đôi ca nhiễm trong 2-3 ngày

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho biết có bằng chứng nhất quán cho thấy Omicron có lợi thế lây lan đáng kể so với Delta với thời gian tăng gấp đôi số ca nhiễm là 2-3 ngày.

Trong khi đó, nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy tỉ lệ t.ử v.ong hoặc phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt trong làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra lần lượt là 4,5% so với 21,3% và 1% so với 4,3% so các làn sóng dịch trước đây.

Thời gian nhập viện của bệnh nhân là 4 ngày so với 8,8 ngày so với trước đây. Rủi ro nhập viện do biến thể Omicron ở Anh chỉ bằng 40% so với biến thể Delta. Theo các chuyên gia, người chưa tiêm vắc xin vẫn dễ mắc bệnh nặng và có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu nhiễm COVID-19 dù với biến thể nào.

Chiều 5/1: Việt Nam đã tiêm vượt mốc 155 triệu liều vaccine phòng COVID-19; hơn 5,6 triệu liều mũi 3

Đến 14h ngày 5/1, cả nước đã tiêm vượt mốc 155 triệu liều vaccine phòng COVID-19; có hơn 5,3 triệu liều tiêm mũi 3; 24 tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 12-17 t.uổi.

53 tỉnh, thành phố đã tiêm mũi 3 cho người trên 18 t.uổi

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h ngày 5/1 cho biết cả nước đã tiêm vượt mốc 155 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó ngày 4/1, tiêm được hơn 855 nghìn liều.

Tính đến ngày 4/1, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 141.247.950 liều, trong đó có 70.124.783 mũi 1; 64.243.850 mũi 2; 1.211.108 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 1.926.484 liều bổ sung và 3.741.725 liều nhắc lại.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,7% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 91,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 96,6% và 89,1%; miền Trung là 96,7% và 89,2%; Tây Nguyên là 98,1% và 85,9%; miền Nam là 100% và 92,9%.

chieu 51 viet nam da tiem vuot moc 155 trieu lieu vaccine phong covid 19 hon 56 trieu lieu mui 3 f52 6251606

Đến chiều 5/1, Việt Nam đã tiêm vượt mốc 155 triệu liều vaccine phòng COVID-19;

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 45/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 07/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Nam Định (88,7%), Hưng Yên (87,2%), Hà Tĩnh (89,0%), Lai Châu (89,1%), Cao Bằng (89,6%), Quảng Bình (85,8%), Tây Ninh (88,7%).

Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 34/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 23/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90% ; 06/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%).

Về tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại- mũi 3, báo cáo của Bộ Y tế cho biết đến ngày 3/1 đã có 53 tỉnh, thành phố triển khai tiêm với tổng số hơn 5,6 triệu liều, trong đó TP HCM tiêm nhiều nhất với khoảng 1,5 triệu liều.

Hơn 13 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi

Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12-17 t.uổi, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.096.441 liều, trong đó có 7.725.828 mũi 1 và 5.370.613 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 86,0% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 59,8% dân số từ 12 -17 t.uổi.

Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 82,6% và 55,1%; miền Trung là 78,9% và 39,2%, Tây Nguyên là 92,3% và 29,1%, Miền Nam là 91,6% và 77,3%.

24 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, T.iền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Bình Phước: Tìm nguồn cung ứng oxy nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân COVID-19 nặng

Từ ngày 28/12/2021 đến ngày 4/1/2022, trên địa bàn tỉnh Bình Phước ghi nhận trên 5.400 ca COVID-19, trong đó trên 3.900 ca sàng lọc trong cộng đồng, chiếm hơn 71%.

Do dịch lan rộng, số ca mắc tăng cao, Bình Phước đã nâng cấp độ dịch toàn tỉnh từ cấp 2 lên cấp 3. Tỉnh có 10/11 huyện, thị xã, thành phố có dịch ở cấp độ 3; 80/111 xã, phường, thị trấn dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao).

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước yêu cầu ngành y tế và các địa phương có sự phân luồng rõ ràng trong việc điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng tại nhà và bệnh nhân nặng tại các cơ sở y tế. Ngành y tế cần chủ động, khẩn trương trong việc tìm nguồn cung ứng oxy nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân nặng.

Hiện nay nhiều trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh có giường hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống oxy trung tâm. Có nơi có hệ thống oxy trung tâm phục vụ điều trị cấp cứu thông thường nhưng qua thời gian đã xuống cấp hoặc thiết bị lạc hậu, không phù hợp với hệ thống nén khí áp lực cao phục vụ điều trị COVID-19. Trong khi Bình Phước chưa có cơ sở sản xuất, cung ứng oxy y tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước ghi nhận hơn 32.500 ca mắc COVID-19.

Quảng Bình: Thêm 59 ca mắc COVID-19, trong đó 21 ca liên quan đến chùm ca bệnh xã Quảng Phú

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 04/01/2022 đến 6 giờ ngày 05-01-2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 59 ca mắc COVID-19, trong đó có 55 cộng đồng, 21 ca liên quan chùm ca bệnh xã Quảng Phú (Quảng Trạch); trong ngày có 36 ca xuất viện.

Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 648 ca

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.994; số ca điều trị khỏi là 3.511, còn 183 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 233 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Hiện 95,63 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 89,94%; Có 98% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *