Ngày 10-1, giám đốc điều hành (CEO) Hãng dược Pfizer – ông Albert Bourla – nói ông không chắc về liều vắc xin COVID-19 thứ 4 và cần phải nghiên cứu thêm, song cho biết vắc xin ngừa biến thể Omicron của Pfizer sẽ sẵn sàng vào tháng 3.
Logo của Hãng dược Pfizer – Ảnh: REUTERS
“Vắc xin này sẽ sẵn sàng trong tháng 3. Chúng tôi sẵn sàng sản xuất vắc xin này”, ông Bourla nói với đài CNBC.
Ngoài Omicron, CEO Pfizer nói vắc xin mới này cũng chống lại các biến thể trước đó. Ông Bourla nói hiện vẫn chưa rõ liệu có cần hay không một loại vắc xin ngừa Omicron hoặc vắc xin này sẽ được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, Pfizer sẽ sản xuất một số liều vắc xin này do một số nước muốn có càng sớm càng tốt.
Theo ông Bourla, đến nay, mọi người vẫn được bảo vệ khỏi nhập viện và bệnh nặng vì COVID-19 miễn là đã tiêm liều thứ ba của các loại vắc xin hiện có.
Theo dữ liệu thế giới thực trong nghiên cứu của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA), hiệu quả vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna chỉ còn khoảng 10% ngăn ngừa bệnh có triệu chứng do Omicron 20 tuần sau khi tiêm liều thứ hai. Tuy nhiên, 2 liều ban đầu vẫn bảo vệ tốt người tiêm khỏi bệnh nặng.
Theo nghiên cứu của UKHSA, liều thứ ba giúp tăng hiệu quả ngừa bệnh có triệu chứng lên 75%.
Tháng 12-2021, tiến sĩ Anthony Fauci – chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ – nói không cần liều tăng cường đặc biệt nhằm vào Omicron, bởi vì liều tăng cường hiện nay vẫn hiệu quả tốt chống biến thể này.
Tuần trước, CEO Hãng dược Moderna Stephane Bancel nói họ đang phát triển vắc xin nhắm đến biến thể Omicron vào mùa thu năm nay, và sẽ sớm thử nghiệm lâm sàng vắc xin này.
Ông Bancel cho biết hiệu quả của các liều tăng cường sẽ giảm dần theo thời gian, và mọi người sẽ cần liều thứ tư vào mùa thu.
CEO Moderna cũng cho rằng người già hoặc có bệnh nền có thể cần tiêm tăng cường hằng năm trong nhiều năm tới do virus sẽ không biến mất, và con người phải học cách sống chung.
Mặt khác, Israel đã tiêm liều thứ tư cho người trên 60 t.uổi, người suy giảm miễn dịch và nhân viên y tế.
Trong một diễn biến cùng ngày, theo Hãng tin Reuters, Pfizer cho biết đã nộp hồ sơ xin cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid của hãng lên Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA). EMA cho biết quá trình đ.ánh giá sẽ diễn ra trong vài tuần trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Trước đó, Mỹ đã cấp phép sử dụng Paxlovid.
Hơn 25.000 F0 đang điều trị, Hà Nội có bao nhiêu ca Covid-19 chuyển nặng?
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 29/12, tổng số bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội đã điều trị khỏi là 26.677 người, số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 231 người.
Hơn 90% F0 tại Hà Nội được ghi nhận từ khi “thích ứng Covid-19”
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 45.432 ca mắc Covid-19, trong đó có 15.888 ca tại cộng đồng; 24.006 ca trong khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú, 5.227 ca tại khu phong tỏa; 98 ca nhập cảnh; 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.
Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).
Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 45.672 ca mắc, trong đó ghi nhận 16.009 ca tại cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội, 24.025 ca tại các khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú, 5.227 ca tại khu phong tỏa, khu ổ dịch cũ; 198 ca nhập cảnh và 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.
Từ khi thực hiện chiến lược “thích ứng Covid-19” (11/10), Thủ đô ghi nhận 41.125 ca mắc (trung bình 520 ca/ngày), trong đó 14.569 ca trong cộng đồng (35,42%), 22.089 ca tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú (53,71%), 4.425 ca tại khu phong tỏa (10,75%), 42 ca nhập cảnh (0,12%).
Cộng dồn số F1 ghi nhận từ 29/4 đến nay là 86.618 trường hợp. Các ca bệnh và khu vực liên quan đến các bệnh nhân đều được tổ chức điều tra dịch tễ, xử lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện thành phố có 76 điểm phong tỏa.
Gần 60% F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 29/12, Hà Nội đang điều trị cho 25.217 bệnh nhân, trong đó:
– Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: 115 người; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: 205 người.
– Tại các bệnh viện của thành phố: 2.426 người.
– Cơ sở thu dung điều trị thành phố: 2.271 người.
– Cơ sở thu dung quận/huyện: 5.195 người.
– Theo dõi cách ly tại nhà: 15.005 người.
Gần 60% F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà (Ảnh minh họa).
Tổng số bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi là 26.677 người, số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 231 người.
Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội hiện có 1.600 bệnh nhân ở mức độ trung bình; 273 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 229 trường hợp phải thở oxy mask, gọng kính; 18 trường hợp thở oxy dòng cao HFNC; 8 trường hợp thở máy không xâm lấn; 17 trường hợp thở máy xâm lấn, một trường hợp phải lọc m.áu.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội đã ghi nhận 143 bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong.
Giải trình tự gen chủ động phát hiện sớm Omicron
Để chủ động giám sát phát hiện sớm biến thể Omicron, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội đã lấy mẫu trên các bệnh nhân có kết quả RT- PCR dương tính, gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương giải trình tự gen.
Kết quả cho thấy 15/22 mẫu gửi đều thuộc biến thể Delta, chưa ghi nhận biến thể Omicron (7 mẫu không đủ tải lượng để giải trình tự gen).
Các mẫu thuộc biến thể Delta phân bố tại: Chương Mỹ (2), Đống Đa (2), Quốc Oai (một), Mỹ Đức (một), Bắc Từ Liêm (một), Hoàn Kiếm (một), Mê Linh (một), Gia Lâm (một), Nam Từ Liêm (một), Hà Đông (một), Thanh Oai (một), Đông Anh (một), Hai Bà Trưng (một).
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã có chỉ đạo các đơn vị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19, kiểm soát biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị chủ động giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới như các quốc gia khu vực Nam Châu Phi và một số quốc gia khu vực châu Âu, thực hiện việc xét nghiệm, cách ly, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh theo đúng quy định.
Thường xuyên theo dõi sát, cập nhật các thông tin khoa học và khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn y tế uy tín trong nước và quốc tế về biến thể Omicron và các giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch, phương pháp điều trị để báo cáo, tham mưu cho thành phố triển khai phù hợp, kịp thời.