Vì sao cần giấy xác nhận đã tiêm vắc xin? Vì sao đến 7 mũi?

Người dân xôn xao khi mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc xin mà Bộ Y tế mới ban hành ngày 7-1 chừa chỗ cho 7 mũi tiêm.

vi sao can giay xac nhan da tiem vac xin vi sao den 7 mui 7fd 6258416

Có phải mỗi người dân dự trù sẽ tiêm 7 mũi? Vì sao đã có app chứng nhận tiêm rồi mà cần giấy cho tốn kém?

Trao đổi với T.uổi Trẻ Online về việc mỗi người sẽ phải tiêm mấy mũi vắc xin ngừa COVID-19, khi mẫu giấy xác nhận mới có chỗ cho 7 mũi tiêm, TS Phạm Quang Thái – trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc – cho rằng mẫu giấy mới còn có tính chất “dự phòng”, do đây là vắc xin mới và dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Theo ông Thái, lịch tiêm đến thời điểm hiện tại là mỗi người bình thường sẽ tiêm 3 mũi, gồm 2 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại. Người có miễn dịch kém hoặc tiêm vắc xin loại 3 mũi (vắc xin Abdala) sẽ tiêm thêm 1 mũi thành 4 mũi.

Bên cạnh đó, hiện có 14.000 tình nguyện viên đã tiêm vắc xin Nano Covax của Việt Nam, nhưng do vắc xin chưa được cấp phép lưu hành nên chưa được hiển thị trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc các app có chức năng hiển thị thẻ xanh, thẻ vàng, thời gian tiêm chủng thử nghiệm cho đến nay cũng đã từ 6 tháng – 1 năm, đến thời hạn khuyến cáo tiêm nhắc lại, các tình nguyện viên cũng đã đi tiêm vắc xin đã được cấp phép.

Số mũi tiêm ở những người này cũng sẽ nhiều hơn. Vì vậy, số mũi tiêm còn chỗ trong giấy xác nhận không phải là định trước lịch tiêm 7 mũi cho mỗi người.

Đã có “thẻ xanh”, có cần cấp thêm giấy xác nhận đã tiêm?

Theo thống kê của nhóm quản trị Sổ sức khỏe điện tử, hiện có khoảng 32 triệu người cài đặt ứng dụng này, những người đã tiêm đủ mũi cũng dễ dàng tìm kiếm lịch sử tiêm chủng trên ứng dụng do cơ sở tiêm chủng đã gần hoàn tất nhập dữ liệu mũi tiêm, chỉ còn sót lại một số lượng nhỏ do tiêm nhanh hơn nhập liệu, nhưng số còn sót này cũng sẽ sớm hoàn tất.

Nếu như vậy thì có cần phải cấp giấy xác nhận đã tiêm? Theo chuyên gia của Bộ Y tế, hiện có khoảng 65 triệu người dùng điện thoại thông minh, tra cứu thông tin “thẻ xanh” dễ dàng, nhưng khi đi công tác, đi du lịch nước ngoài thì vẫn cần giấy xác nhận.

“Nếu không có nhu cầu đi nước ngoài thì người dân chỉ cần tra cứu thông tin tiêm chủng trên app, ngoài Sổ sức khỏe điện tử còn có PC-COVID. Nếu sử dụng mẫu giấy mới, người có nhu cầu dùng giấy xác nhận đã tiêm có thể quay lại cơ sở tiêm chủng để xác nhận các mũi tiêm trước và giấy xác nhận mới thay thế các giấy cũ” – chuyên gia này giải thích.

Trường hợp app cập nhật thiếu số mũi tiêm, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 có chức năng phản ánh, người dùng có thể gửi phản ánh và nhóm quản trị sẽ chuyển lại cơ sở tiêm chủng để cập nhật.

Tuy app đã cập nhật mũi 3 nhưng phần “phản ánh” trên app đang không có phần đề nghị cập nhật mũi 3. Nhóm quản trị cho biết đang chờ sửa chức năng này.

Hiện nay việc cập nhật thông tin tiêm chủng, theo nhóm quản trị, là dễ dàng hơn, không phải nhập liệu như trước đây mà chỉ cần tra cứu họ tên số điện thoại hoặc họ tên chứng minh thư/căn cước/mã định danh là tìm thấy lịch sử tiêm chủng của người đó và từ đó cập nhật mũi bổ sung, mũi nhắc lại nhanh và dễ dàng.

Dùng dung dịch sát khuẩn tay giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh nhưng nó cũng có tác dụng phụ cho sức khỏe

Khi dịch bệnh hoành hành, bên cạnh việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên là điều cần thiết. Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho sức khỏe của bạn.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, rửa tay khử khuẩn là một trong những biện pháp để phòng ngừa sự lây lan của Covid-19. Do đó, không khó hiểu khi dân tình đã từng ùn ùn kéo nhau đi “hốt sạch” các sản phẩm rửa tay trên thị trường vào đợt dịch đầu tiên tại Việt Nam (đầu năm 2020).

Sử dụng bấy nay, nhưng liệu bạn có biết gel rửa tay khô thực chất lại tiềm tàng nhiều “tác dụng phụ”? Chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sức khoẻ của con người.

Tờ Eat This Not That của Mỹ đã liệt kê một số nguy cơ, đồng thời chia sẻ bí kíp từ các chuyên gia đầu ngành như Peterson Pierre, bác sĩ da liễu tại Viện Chăm sóc da Pierre; Caroline Nelson, bác sĩ da liễu, giảng viên tại Trường Y Đại học Yale; Vanessa Thomas, nhà điều chế hóa mỹ phẩm, người sáng lập Freelance Formulations; Chris Norris, nhà vật lý trị liệu và thần kinh học, giáo sư dự bị thỉnh giảng tại Đại học California; và Tsippora Shainhouse, bác sĩ da liễu ở Beverly Hills.

dung dung dich sat khuan tay giup ngan ngua nguy co nhiem benh nhung no cung co tac dung phu cho suc khoe 7e0 5811474

Có nguy cơ mắc các bệnh da liễu

Bác sĩ Chris Norris cho biết, việc sử dụng nhiều gel rửa tay khô làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng thông qua các vết/vùng bị bệnh ngoài da. Nó có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn lành tính trên da. Bệnh chàm và kích ứng da là 2 vấn đề thường gặp nhất.

Bệnh chàm (viêm da dị ứng): Theo bác sĩ Caroline Nelson, dung dịch sát khuẩn tay khô chứa các chất kích thích và chất gây dị ứng, nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm. Biểu hiện của bệnh là trên da nổi mẩn đỏ, bị khô, bong tróc, thậm chí nổi mụn nước gây ngứa hoặc đau.

Kích ứng da: Thành phần chính trong gel rửa tay khô là cồn ethanol hoặc cồn isopropyl, ngoài ra còn có chất làm đặc, chất làm mềm, hương liệu. Việc sử dụng thường xuyên có thể gây kích ứng hoặc khô da. Nếu sở hữu làn da nhạy cảm thì các tác động có thể còn tồi tệ hơn. Cồn sẽ khiến cho tay bị khô.

dung dung dich sat khuan tay giup ngan ngua nguy co nhiem benh nhung no cung co tac dung phu cho suc khoe 0b2 5811474

Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Một số dung dịch sát khuẩn tay không chứa cồn mà chứa hợp chất kháng sinh triclosan (hay triclocarban). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, triclosan là một mối nguy đối với sức khỏe. Nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản, sự phát triển của thai nhi và tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn.

Tăng khả năng vi khuẩn kháng lại kháng sinh: Bác sĩ Chris Norris cũng cho biết thêm, việc tiếp xúc với triclosan sẽ khiến vi khuẩn thích ứng với các đặc tính kháng khuẩn, tạo ra nhiều chủng kháng lại kháng sinh hơn, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về hormone.

Làm suy yếu hệ miễn dịch: Triclosan còn làm suy yếu chức năng miễn dịch ở người. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, con người sẽ dễ bị dị ứng hơn “, theo bác sĩ Chris Norris.

Ảnh hưởng sự phát triển thể chất: Một số loại gel rửa tay khô có chứa các hóa chất độc hại như phthalate hay paraben. Phthalate là chất gây rối loạn nội tiết, tác động đến sự phát triển và sinh sản của con người. Paraben là hoá chất có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hormone, khả năng sinh sản, các vấn đề với thai nhi và sự phát triển của thai nhi.

Bí kíp phòng tránh từ các chuyên gia

Theo ý kiến của các chuyên gia, để phòng tránh, bạn không nên lạm dụng gel rửa tay khô. Sau mỗi lần khử khuẩn bằng sản phẩm này, cần thực hiện dưỡng ẩm. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng xà phòng với nước để rửa tay.

dung dung dich sat khuan tay giup ngan ngua nguy co nhiem benh nhung no cung co tac dung phu cho suc khoe 326 5811474

Bác sĩ Tsippora Shainhouse cho biết: “Dung dịch khử khuẩn tay khô là một giải pháp tốt để giảm thiểu vi sinh vật có khả năng lây nhiễm (như virus, vi khuẩn, nấm) trên tay hoặc da, trong trường hợp không có sẵn xà phòng và nước” . Bác sĩ còn lưu ý: “Dung dịch này không loại bỏ các chất bẩn, bụi bẩn, chất nhờn vật lý, như vậy về mặt vật lý thì không làm sạch tay của bạn” .

“Dung dịch khử khuẩn tay khô không tốt bằng xà phòng” , bác sĩ Norris cảnh báo. “Phụ thuộc vào dung dịch này có lẽ không phải là chiến lược tốt nhất để làm sạch đôi tay của bạn” .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *