Nhiều người nhiễm vi rút nhưng xét nghiệm lại âm tính

Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên The International Journal of Infectious Diseases (Chuyên san quốc tế về bệnh truyền nhiễm) cho biết có đến 13% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục giữ nguyên tình trạng n.hiễm t.rùng sau hơn 10 ngày.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mức độ đáng kể về mặt lâm sàng của vi rút SARS-CoV-2 trong 68 ngày ở một số cá nhân.

nhieu nguoi nhiem vi rut nhung xet nghiem lai am tinh 48d 6286154

Có đến 13% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục giữ nguyên tình trạng n.hiễm t.rùng sau hơn 10 ngày. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Điều đáng quan tâm hơn là không có triệu chứng nào đáng chú ý về mặt lâm sàng đối với những người bị n.hiễm t.rùng quá 10 ngày. Việc này dẫn đến khó khăn trong việc xác định tình trạng bệnh bằng các triệu chứng hoặc dấu hiệu bên ngoài. Các xét nghiệm kiểm tra PCR đối với SARS-CoV-2 không thể phân biệt giữa vi rút đã c.hết và vi rút vẫn đang tái tạo.

Giáo sư – tiến sĩ Lorna Harries, chuyên về di truyền học phân tử của Đại học Exeter (Vương quốc Anh), tác giả cao cấp của nghiên cứu, nhận định với Medical News Today: “Quyết định thời gian cách ly rõ ràng sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm khi xã hội đã hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên dữ liệu của chúng tôi cho thấy mọi người sẽ khác nhau về thời gian lây nhiễm, đặc biệt là ở những người dễ bị tổn thương, người cao t.uổi. Cần thận trọng bổ sung các biện pháp để bảo vệ mọi người”.

Giáo sư Harries cũng khuyến cáo các biến thể mới của SARS-CoV-2 là một vấn đề đáng lo ngại. “Vì Delta và Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn, nên tải lượng vi rút mà các biến thể này cần có để lây nhiễm cho người khác có thể thấp hơn, sẽ có nhiều người nhiễm vi rút nhưng xét nghiệm lại có kết quả âm tính”, theo Medical News Today dẫn lời Giáo sư Harries.

Nhiễm biến thể Omicron bao lâu thì có thể lây? Triệu chứng gì?

Bệnh nhân Covid từng nguy kịch hồi phục

“Bệnh nhân 13592”, 39 t.uổi, quê Thái Bình, có bệnh nền tiểu đường, hôm nay hồi phục, không còn điều trị hồi sức tích cực.

Bệnh nhân xét nghiệm dương tính nCoV ngày 23/6. Lúc đấy, ông bị ho, sốt, được điều trị tại tuyến cơ sở. Hai ngày sau, bệnh trở nặng, gây khó thở nhiều, được đưa tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ tại khoa Cấp cứu cho thở oxy lưu lượng cao (HFNC) song người bệnh không đáp ứng. Vì vậy, người đàn ông được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, chuyển điều trị hồi sức tích cực vào ngày 29/6.

Vì tình trạng bệnh nặng, người đàn ông được lọc m.áu hấp thụ độc tố cytokine, theo dõi đ.ánh giá sát sao các chỉ số sinh tồn, diễn biến trên lâm sàng, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, kết hợp điều trị bội nhiễm phổi. Hai ngày sau, người bệnh có tiến triển, chức năng phổi cải thiện rất nhanh, giảm lượng oxy thở máy. Người đàn ông tiếp tục được lọc m.áu thêm hai lần vào 30/6 và 1/7.

Đến 5/7, chức năng phổi của người ông hồi phục, được tập cai máy thở, sau đó rút ống thở xâm nhập, chuyển thở oxy kính. Ngày 6/7, bác sĩ đ.ánh giá ông đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe hồi phục nhanh, tình trạng tiểu đường ổn định, còn loạn thần sau quá trình điều trị. Ông được chăm sóc thêm 8 ngày tại khoa Hồi sức tích cực, đến ngày 14/7 được chuyển khỏi khoa do đã hồi phục sức khỏe.

Hiện khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn điều trị 22 ca, trong đó có 6 ca ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể), một ca lọc m.áu.

Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, nhận định đợt dịch thứ tư có nhiều ca bệnh dưới 40 t.uổi, trẻ, không có bệnh nền song diễn biến nặng, nguy cơ t.ử v.ong thường trực. Vì vậy, bác sĩ cần theo dõi sát sao; điều trị, chăm sóc tổng hợp các phác đồ gồm hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, miễn dịch thụ động, bổ trợ nâng cao thể trạng, để cứu sống người bệnh.

benh nhan covid tung nguy kich hoi phuc 305 5890079

Bệnh nhân 13592 (đứng) chụp ảnh cùng y bác sĩ và bệnh nhân khác khi hồi phục, chiều 14/7. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *