Khẩu trang loại nào có thể bảo vệ bạn tốt hơn trước Omicron?

Nhiều chuyên gia ở Mỹ cho rằng khẩu trang vải có thể sẽ không đủ để bảo vệ mọi người trước khả năng lây lan của biến thể Omicron.

Ngoài khẩu trang vải, người dùng có thể chọn khẩu trang phẫu thuật, khẩu trang KN95 hay N95.

Khả năng lây lan của biến thể Omicron mạnh hơn do số lượng virus trong cơ thể người mắc nhiều hơn, cần ít virus hơn để lây cho người khác và dễ lây qua không khí, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).

khau trang loai nao co the bao ve ban tot hon truoc omicron bc4 6286128

Khẩu trang phẫu thuật giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 hiệu quả hơn khẩu trang vải, đặc biệt là với nhóm người trên 60 t.uổi. Ảnh SHUTTERSTOCK

Khẩu trang vải được nhiều người lựa chọn có thể tái sử dụng và dễ tìm. Một số loại khẩu trang vải có thể lọc các hạt nhỏ và giọt b.ắn có đường kính nhỏ hơn 10 micron, trong khi 1 micron bằng 1/1000mm.

Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả lọc của khẩu trang vải giảm khoảng 20% sau khi giặt đến lần thứ tư. Khi đó, khẩu trang vải có thể khó vừa khít với mũi và miệng, để lộ nhiều khoảng trống. Điều này khiến khó lọc hiệu quả các giọt b.ắn chứa virus. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên chọn các loại khẩu trang sau:

Khẩu trang phẫu thuật

Khẩu trang phẫu thuật còn được gọi là khẩu trang y tế hay khẩu trang dùng một lần. Với loại khẩu trang này, mọi người không nên mang 2 khẩu trang cùng lúc vì sẽ gây các vết hằn trên mặt.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Science cho thấy khẩu trang phẫu thuật giảm lây nhiễm Covid-19 tốt quả hơn khẩu trang vải, đặc biệt là với nhóm trên 60 t.uổi.

Khẩu trang KN95 hoặc N95

Khẩu trang N95 có khả năng lọc đến 95% các hạt lơ lửng trong không khí. Loại khẩu trang này đặc biệt đáp ứng được các tiêu chuẩn của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (NIOSH) Mỹ về khả năng lọc không khí. Trong khi đó, KN95 là khẩu trang phòng độc dùng 1 lần, khả năng lọc khí là 95%.

khau trang loai nao co the bao ve ban tot hon truoc omicron 163 6286128

Khẩu trang N95 ôm sát mặt và giúp lọc các giọt siêu nhỏ hiệu quả hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Với khẩu trang phẫu thuật, khi một người hắt hơi thì các giọt b.ắn nhỏ sẽ được giữ lại, trong khi các giọt siêu nhỏ vẫn có thể lọt ra ngoài qua các khoảng trống giữa mặt và khẩu trang. Nhưng với N95, khẩu trang này sẽ ôm sát mặt và lọc các giọt siêu nhỏ hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Science Advances đã phân tích hiệu quả của 14 loại khẩu trang khác nhau. Kết quả cho thấy chỉ khoảng 0,1% giọt b.ắn thoát ra ngoài khi người mang khẩu trang N95 nói chuyện.

Nghiên cứu này không chứng minh khẩu trang N95 tốt hơn các khẩu trang khác. Mỗi loại khẩu trang đều có những ưu và nhược điểm tùy thuộc vào người sử dụng.

Ví dụ, nếu bạn đang ở ngoài trời, nơi tụ tập ít người hay trong nhà thì khẩu trang phẫu thuật là phù hợp. Nếu chọn các loại khẩu trang ôm quá khít mặt như N95 hay KN95 thì có thể khó chịu nếu đeo trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nếu bạn ở không gian kín, tụ tập đông người, đang trên máy bay hoặc thuộc nhóm người dễ bị tổn thương như chưa tiêm vắc xin, hệ miễn dịch suy yếu thì nên dùng N95, theo Verywell Health.

Khẩu trang vải có chặn được Omicron?

Không đeo khẩu trang làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 lên tới 225 lần

Nghiên cứu mới nhất của nhóm chuyên gia Đức và Mỹ đã phát hiện ra rằng đeo khẩu trang – bất kể loại nào, cũng đều tốt hơn giữ khoảng cách.

Và đeo khẩu trang có thể giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tới 225 lần, so với việc chỉ giữ khoảng cách 3 mét, theo Daily Mail.

Đây là nghiên cứu mới nhất kết luận rằng đeo khẩu trang mang lại khả năng bảo vệ “cực kỳ cao”.

Không đeo khẩu trang – chỉ đứng 5 phút, đã có 90% nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19

Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng, không đeo khẩu trang, chỉ đứng đối diện với F0 cũng không đeo khẩu trang – chỉ 5 phút, ngay cả ở khoảng cách 3 mét, thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lên đến 90%, theo Daily Mail.

Trong khi đó, nếu đeo khẩu trang phẫu thuật nhưng không khít mặt, sẽ mất đến 30 phút mới có nguy cơ cao như vậy.

khong deo khau trang lam tang nguy co nhiem covid 19 len toi 225 lan b95 6207173

Nếu cả hai đều đeo khẩu trang FFP2 vừa khít, nguy cơ lây nhiễm tối đa sau 20 phút là 1/1.000, ngay cả khi chỉ cách nhau 1,5m. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trong trường hợp lý tưởng nhất, khi cả hai đều đeo khẩu trang FFP2 cấp y tế và giữ khoảng cách, nguy cơ lây truyền chỉ là 0,4% sau suốt 60 phút.

Các tác giả của nghiên cứu từ Đại học Gttingen (Đức) và Đại học Cornell (Mỹ), cho biết phát hiện của họ làm cho việc giữ khoảng cách trở nên ít quan trọng hơn.

Nghiên cứu này được thực hiện sau khi một đ.ánh giá lớn phát hiện ra rằng sử dụng khẩu trang phổ biến trong dân có thể làm giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh xuống 50%, gấp đôi so với việc chỉ giữ khoảng cách.

Các nhà nghiên cứu Đức và Mỹ cho biết nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tùy thuộc vào loại và cách đeo khẩu trang ở cả F0 và người chưa nhiễm bệnh.

Ba phương án là khẩu trang FFP2 có thể điều chỉnh cho khít, đeo khẩu trang FFP2 không khít và khẩu trang phẫu thuật. Khẩu trang FFP2 dày hơn và ôm khít quanh mũi và miệng hơn so với khẩu trang phẫu thuật.

Kết quả như sau:

Nếu cả hai người đều đeo khẩu trang FFP2 khít mặt thì người khỏe mạnh chỉ có 0,14% nguy cơ lây nhiễm virus, theo Daily Mail.

Nếu người khỏe mạnh đeo khẩu trang FFP2 không ôm khít mặt, nguy cơ tăng lên 0,64%.

Ngược lại, nếu cả hai đều đeo khẩu trang phẫu thuật mỏng hơn nhưng vừa vặn hơn, thì người khỏe mạnh có nguy cơ lây nhiễm virus lên đến 10,4%.

Đeo khẩu trang phẫu thuật lỏng lẻo, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lên đến 30%

Bài báo mới nhất, được xuất bản trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), đã đo kích thước và số lượng các hạt hô hấp thoát ra từ miệng người bệnh với nhiều loại khẩu trang khác nhau.

khong deo khau trang lam tang nguy co nhiem covid 19 len toi 225 lan b57 6207173

Còn khẩu trang phẫu thuật lỏng lẻo thì nguy cơ có thể cao tới 30%

SHUTTERSTOCK

Thử nghiệm được thực hiện thông qua một mô hình toán học để tính toán nguy cơ một người hít phải các hạt hô hấp từ các khoảng cách và thời gian tiếp xúc khác nhau.

Tác giả chính của nghiên cứu mới nhất này, giáo sư tiến sĩ Eberhard Bodenschatz, giám đốc Viện Max Plank tại Gttingen (Đức), thừa nhận rằng ông không ngờ nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu không đeo khẩu trang lớn đến như vậy.

Ông nói, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu F0 có tải lượng virus cao của biến thể Delta, nguy cơ lây nhiễm nếu không đeo khẩu trang là rất cao chỉ sau vài phút, thậm chí ở khoảng cách đến 3 mét, theo Daily Mail.

Nghiên cứu cho thấy rằng bất cứ loại khẩu trang nào cũng tốt hơn so với việc chỉ đơn thuần là giữ khoảng cách.

Nếu khẩu trang ôm khít mặt và chắc chắn, thì nguy cơ thấp hơn rất nhiều.

Nếu cả hai đều đeo khẩu trang FFP2 vừa khít, nguy cơ lây nhiễm tối đa sau 20 phút là 1/1.000, ngay cả khi chỉ cách nhau 1,5m.

Nếu đeo khẩu trang y tế lỏng lẻo, thì nguy cơ sẽ tăng lên 4%.

Với khẩu trang phẫu thuật vừa vặn, loại phổ biến nhất, nguy cơ tối đa sau 20 phút là 1/10 ở khoảng cách gần nhất.

Còn khẩu trang phẫu thuật lỏng lẻo thì nguy cơ có thể cao tới 30%.

Nhưng các nhà nghiên cứu đã xem xét các tình huống xấu nhất mà các nghiên cứu trước đây đã bỏ qua – là việc mọi người thường đeo khẩu trang sai cách.

Chỉ cần kéo khẩu trang lên trên mũi, nguy cơ có thể giảm tới 7 lần, theo Daily Mail.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *