Các chuyên gia vi rút cảnh báo rằng chúng ta vẫn chưa ra khỏi đại dịch và Covid-19 vẫn là một mối đe dọa.
Và đây là những cách mà hầu hết mọi người hiện đang bị nhiễm biến thể Omicron, theo trang web về sức khỏe ở Mỹ Eat This, Not That!
1. Không đeo khẩu trang
Không ít người đã chủ quan, coi thường, không đeo khẩu trang. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn không đeo khẩu trang trong một môi trường có nguy cơ cao (ví dụ: quán bar trong nhà đông đúc), xung quanh nhiều người cũng không đeo khẩu trang và có thể không được tiêm vắc xin, bạn đang tự đặt mình vào nguy cơ nhiễm các biến thể Omicron.
Carlos Oliveira, tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa của Yale Medicine (Mỹ) cho biết: “Vẫn còn rất nhiều điều chúng tôi chưa biết, đặc biệt là khi các biến thể mới tiếp tục xuất hiện… Có thể có đột biến trong việc lây truyền virus Corona vì nhiều lý do.”
Bác sĩ, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của Yale Medicine Sheela Shenoi cũng cho biết: “Bây giờ chúng tôi đã trải qua điều này, tôi nghĩ rằng khẩu trang đã quen thuộc hơn nhiều đối với chúng tôi. Chúng tôi biết việc đeo mặt nạ dễ dàng như thế nào – đơn giản như thế nào. Chúng tôi biết rằng điều này là có thể làm được”.
2. Không tiêm vắc xin Covid-19
Tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù tiêm chủng đầy đủ không đảm bảo bạn sẽ không bị nhiễm Omicron, nhưng nó có thể làm giảm đáng kể các biến chứng có thể có của biến thể này.
“Nó có thể sẽ cứu sống bạn hoặc giảm thời gian của các triệu chứng”, Stephen Goldstein, tiến sĩ, nhà virus học và nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Y tế Utah (Mỹ), cho biết.
“Có thể bạn sẽ ốm trong 3 ngày thay vì 7 ngày, hoặc 7 ngày thay vì 2 tuần”, tiến sĩ Goldstein lưu ý.
3. Không tiêm tăng cường, bổ sung
Chuyên gia Andrea Garcia cho biết: “Chúng tôi biết rằng Omicron có thể không quá nhẹ đối với những người có bệnh lý tiềm ẩn như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim hoặc phổi.
Tuần trước, chúng tôi đã nghe giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo rằng sự gia tăng này vẫn đang tạo ra gánh nặng cho các bệnh viện. Thực sự phải nói rằng điều quan trọng là phải biết rằng nhẹ hơn không nhất thiết luôn có nghĩa là nhẹ.
Hơn một nửa số người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh mạn tính tiềm ẩn, điều này có thể khiến họ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Có bằng chứng đáng kể cho thấy liều tăng cường giúp cải thiện khả năng bảo vệ chống lại các trường hợp nhập viện liên quan đến Covid-19 ở những người trưởng thành không bị suy giảm miễn dịch”, theo Eat This, Not That!
4. Tự mãn, chủ quan
Có thể dễ dàng cho rằng vì các quy định về khẩu trang và tiêm chủng đang bị bãi bỏ nên có thể an toàn khi nới lỏng các quy định như giãn cách xã hội và vệ sinh nghiêm ngặt, nhưng không phải vậy.
Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết: “Như kinh nghiệm với đại dịch này cho thấy, không quốc gia nào có thể mất cảnh giác”.
“Sự tự mãn có thể nguy hiểm như chính virus. Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác”, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
5. Thừa cân
Những người bị béo phì không chỉ có nhiều khả năng bị biến chứng Covid-19, mà thừa cân có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin Covid-19 và các mũi tăng cường.
“Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào miễn dịch, xác định cách cơ thể phản ứng với mầm bệnh, như virus SARS-CoV-2″, Melinda Beck, giáo sư dinh dưỡng tại Gillings School of Global Public Health cho biết.
“Những người bị béo phì cũng có nhiều khả năng gặp phải các bệnh về thể chất khiến việc chống chọi với căn bệnh này trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ…”, giáo sư Beck nói thêm.
6. Cách giữ an toàn
Hãy tuân thủ nghiêm các nguyên tắc cơ bản về sức khỏe cộng đồng cũng như các khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch Covid-19, để bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
– Người trên 50 t.uổi.
– Phụ nữ có thai.
– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.