Chứng rối loạn này khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu nhất là vào thời điểm hành kinh. Chậm trễ chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thậm chí còn có thể gây ung thư buồng trứng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối quan hệ tiềm ẩn giữa bệnh lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Mặc dù, khả năng tình trạng này phát triển thành khối ung bướu vẫn rất thấp, nhưng đây được xem là dấu mốc quan trọng tạo cơ sở để cải tiến quá trình điều trị của hai căn bệnh trên trong tương lai.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung chính là lớp tế bào trên bề mặt tử cung có chức năng tạo tổ cho phôi trong quá trình mang thai. Vào mỗi chu kỳ k.inh n.guyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra sẽ khiến lớp nội mạc này bong ra và bị đào thải khỏi cơ thể cùng m.áu kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp các mảnh vụn của lớp nội mạc lại chảy ngược trở vào ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Trong quá trình đó, các mảnh vụn có thể bị ứ đọng ở bộ phận ngoài tử cung, gây ra tình trạng viêm nhiễm, c.hảy m.áu, phù nề,… Đây chính là lạc nội mạc tử cung.
Khoảng 10% nữ giới trong độ t.uổi sinh sản xuất hiện chứng lạc nội mạc tử cung. Chứng bệnh này thường liên quan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô vùng chậu. Đôi khi bệnh lan ra các cơ quan ngoài vùng chậu nhưng rất hiếm.
Các mô “đi lạc” này có thể phát triển, gây c.hảy m.áu tương tự như bong niêm mạc tử cung trong chu kỳ k.inh n.guyệt. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến những mô xung quanh, dẫn đến viêm, sưng, c.hảy m.áu. Sự phá hủy của các mô này mỗi tháng sẽ hình thành nên mô sẹo khiến người bệnh khó đậu thai, thậm chí, gây vô sinh.
Mối quan hệ giữa lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng
Một nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc) đã phát hiện ra chứng lạc nội mạc tử cung có thể di truyền một cách mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu dịch tễ học, những người mắc căn bệnh này cũng có nhiều khả năng bị ung thư buồng trứng.
Để chứng minh điều này, các nhà khoa học Đại học Queensland đã tập hợp dữ liệu của các nghiên cứu về sự liên kết gen trước đó. Cuối cùng, họ tìm thấy 19 vị trí di truyền trong ADN của nữ giới có nguy cơ hình thành nên ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư buồng trứng dạng nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng dạng huyết thanh cao. Điều này có nghĩa là tác động của một biến thể di truyền lên lạc nội mạc tử cung có thể thúc đẩy sự phát triển các mô ung bướu ác tính. Từ đó, tìm ra được những hướng điều trị mới cho căn bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả và an toàn hơn.
Nhà sinh học phân tử Sally Mortlock, trường Đại học Queensland chia sẻ: “Chúng tôi không muốn bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung lo lắng, mà muốn họ biết rằng mục đích của nghiên cứu này là tăng cường hiểu biết của mọi người về hai căn bệnh bằng cách tìm hiểu mối liên hệ di truyền giữa chúng”.
Không chỉ có liên quan đến ung thư buồng trứng, một số dấu hiệu di truyền của lạc nội mạc tử cung còn có khả năng gây ra hội chứng buồng trứng đa nang và u xơ tử cung ở phụ nữ.
Đi tiểu lắt nhắt có thể là dấu hiệu bệnh ung thư nguy hiểm ở phụ nữ
Ung thư buồng trứng gặp nhiều ở nữ giới, biểu hiện bệnh rất mơ hồ, các ca bệnh chủ yếu phát hiện giai đoạn muộn.
Phát hiện ung thư buồng trứng từ tình trạng đi tiểu lắt nhắt
Thời gian trở lại đây, bà Wang luôn cảm thấy sưng tấy, khó chịu ở bụng. Bà cũng thường xuyên đi tiểu hơn so với bình thường.
Đến bệnh viện khám vì lo ngại cho tình trạng sức khỏe, bác sĩ dùng phương pháp siêu âm để kiểm tra buồng trứng và tử cung bà Wang thì phát hiện một bên buồng trứng bị sưng to và có hình dạng bất thường.
Thời gian trở lại đây, bà Wang luôn cảm thấy sưng tấy, khó chịu ở bụng. Bà cũng thường xuyên đi tiểu hơn so với bình thường (Ảnh minh họa).
Mặc dù các triệu chứng khởi phát không kéo dài nhưng bác sĩ đ.ánh giá rằng, bà Wang đã bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Bệnh nhân phải nhập viện để phẫu thuật.
Theo bác sĩ, ung thư buồng trứng rất dễ di căn trong khoang chậu, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ khối u có thể nhìn thấy được càng nhiều càng tốt. Hóa trị và liệu pháp đích cũng được tiếp tục sử dụng sau ca mổ, để nâng cao hiệu quả điều trị.
Ung thư buồng trứng thường có xu hướng xuất hiện ở những người trung niên và cao t.uổi, đỉnh điểm là khoảng 50 – 60 t.uổi, là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ khoa.
Không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng. Các triệu chứng thường xuất hiện khi khối u phát triển và ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh hoặc hình thành cổ trướng. Khi các triệu chứng xuất hiện, hầu hết bệnh nhân đã bước sang giai đoạn ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, rất khó chữa.
Việc điều trị ung thư buồng trứng được ưu tiên bằng phẫu thuật. Những bệnh nhân có thể phẫu thuật nên tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Những bệnh nhân không thể phẫu thuật có thể được hóa trị trước, sau đó sẽ đ.ánh giá xem có thể phẫu thuật sau hay không.
Ung thư buồng trứng rất dễ di căn sang khoang chậu và xâm lấn các cơ quan khác.
Sau khi phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân cần hóa trị, tuy nhiên, gần 80% ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sẽ tái phát.
Nhận diện ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở bất cứ chị em phụ nữ nào. Tuy nhiên, với những người có yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn:
– Phụ nữ có mẹ, con, chị, em gái mắc bệnh ung thư buồng trứng.
– Phụ nữ xét nghiệm có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2.
– Được bác sĩ cung cấp thông tin trong gia đình có gen di truyền ung thư đại trực tràng (còn gọi là hội chứng Lynch II).
– Đã từng bị bệnh lạc nội mạc tử cung.
– Có dùng thuốc nội tiết sau mãn kinh.
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, phụ nữ phải đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm, ngoài việc làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bạn cũng có thể siêu âm vùng chậu để kiểm tra tử cung, buồng trứng.
Chị em phụ nữ cần lắng nghe, phát hiện những bất thường của cơ thể (nếu có). Theo đó, khi phát hiện các dấu hiệu như: Đau bụng vùng dưới rốn, đầy bụng; đi tiểu lắt nhắt; bụng to dần… cần đi khám ngay. Chị em không nên chủ quan, bởi các triệu chứng ban đầu thường nhẹ, cũng có thể là triệu chứng của những bệnh khác nên thường làm mất cảnh giác, trì hoãn.