Kim Yawitz, một chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại St. Louis, Missouri (Mỹ), cho biết: “Nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, thực phẩm số 1 bạn nên từ bỏ (hoặc ít nhất là cắt giảm) là kẹo, theo Eat This, Not That!
Như chuyên gia Yawitz giải thích – và bạn có thể biết – kẹo có rất nhiều đường và về cơ bản không mang lại giá trị dinh dưỡng nào.
Chuyên gia Yawitz cho biết: “Ví dụ, gấu Gummy có 21 gram đường trong mỗi khẩu phần, chỉ với 3 gram protein, 0 gram chất béo và không có vitamin hoặc các chất dinh dưỡng có lợi khác”.
“Và ăn quá nhiều kẹo có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ ngắn hạn và dài hạn”, chuyên gia Yawitz nói thêm.
Mối liên hệ giữa việc ăn kẹo và giấc ngủ
Kẹo không chỉ làm mất giấc ngủ vì nó có thể gây tăng đột biến và giảm lượng đường trong m.áu khiến bạn đói và ngủ không yên giấc.
Chuyên gia Yawitz cho biết: “Trong ngắn hạn, ăn vặt kẹo hoặc thức ăn có đường khác cũng có thể dẫn đến thay đổi hormone – như tăng insulin, cortisol và adrenaline – khiến bạn bồn chồn, lo lắng và đói”.
Yawitz cũng nhấn mạnh rằng cũng có một số bằng chứng cho thấy ăn nhiều kẹo nói chung có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng giấc ngủ.
“Trong một nghiên cứu lớn cho thấy, tỷ lệ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm cao hơn 32% ở thanh thiếu niên ăn kẹo và đồ ngọt khác 5 lần mỗi tuần và tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém cao hơn 30% ở những người ăn đồ ngọt thường xuyên”, cô Yawitz nói.
“Một nghiên cứu lớn khác bao gồm cả những người trưởng thành cũng có những phát hiện tương tự – cụ thể là những phụ nữ ăn nhiều đồ ngọt (bao gồm cả kẹo) có nhiều khả năng mắc các chứng khó ngủ hơn”, cô Yawitz cho biết thêm.
Kẹo không phải là thực phẩm duy nhất có thể làm gián đoạn giấc ngủ
Chuyên gia Yawitz cho biết, ngoài kẹo, cắt bỏ đồ chiên cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, vì các nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn giàu chất béo với việc tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
“Hạn chế thức ăn có tính axit, thức ăn cay và đồ uống có ga có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nếu bạn nằm trong số 20% người Mỹ trưởng thành mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)”, chuyên gia Yawitz lưu ý.
Và đừng quên bỏ những thức uống này để có giấc ngủ ngon hơn
Đối với nhiều người, tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffein như sô cô la đen vào buổi chiều và buổi tối có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Về mặt đồ uống, chuyên gia Yawitz cũng khuyên bạn nên tránh uống caffein và đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
Cô ấy nói: “Caffeine đã được chứng minh là làm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, vì vậy tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffein như sô cô la đen vào buổi chiều và buổi tối có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Chỉ một hoặc hai ly rượu cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ tới 24%, theo một nghiên cứu”.
Cần lưu ý: Đối với bia, rượu, rượu mạnh có độ cồn thấp hoặc không có cồn, hãy quét nhãn và thận trọng với hàm lượng đường trong những đồ uống này, chúng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Chuyên gia Yawitz nhấn mạnh rằng phần lớn điều này phụ thuộc vào từng cá nhân.
Cô nói: “Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng caffeine không tốt cho giấc ngủ, nhưng tôi có thể uống cà phê lúc 9 giờ tối mà vẫn ngủ ngon”.
“Một cách tuyệt vời để biết liệu một loại thực phẩm cụ thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không là ghi nhật ký về thực phẩm và triệu chứng. Việc theo dõi giấc ngủ của bạn cùng với các loại thực phẩm của bạn có thể giúp bạn xác định bất kỳ loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào khiến bạn thức đêm”, chuyên gia Yawitz khuyên, theo Eat This, Not That!
5 thói quen tồi tệ nhất gây ra viêm nhiễm
Thông thường, viêm là một phản ứng bảo vệ giúp cơ thể chữa lành khỏi chấn thương hoặc n.hiễm t.rùng.
Nhưng tình trạng viêm mạn tính khiến cơ thể luôn trong tình trạng báo động đỏ.
Ít vận động lại ăn những thực phẩm không lành mạnh, dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo thời gian, điều đó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng và thậm chí gây t.ử v.ong.
Tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Nature Medicine cho biết: “Các bệnh viêm mạn tính đã được công nhận là nguyên nhân gây t.ử v.ong đáng kể nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đột quỵ và bệnh thận mạn tính”.
Dưới đây là những thói quen tồi tệ nhất tạo ra chứng viêm, theo Eat This, Not That!
1. Thừa cân
Các chuyên gia cho biết thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân chính gây ra chứng viêm, và phương pháp hiệu quả nhất để giảm viêm là giảm cân.
Theo một đ.ánh giá năm 2018 của 76 nghiên cứu, giảm cân có thể làm giảm lượng viêm trong cơ thể và giảm lượng calo bạn tiêu thụ hằng ngày có tác dụng chống viêm, bất kể bạn theo chế độ ăn kiêng nào, theo Eat This, Not That!
2. Ít vận động
Một cuộc sống ít vận động có liên quan đến chứng viêm và bạn càng ít vận động, các dấu hiệu viêm của bạn càng tăng lên, một nghiên cứu cho thấy.
Tin tốt là: Tập thể dục là một cách khắc phục nhanh chóng theo nghĩa đen. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trường Y, Đại học California San Diego (Mỹ), cho thấy rằng chỉ một buổi tập thể dục vừa phải trong 20 phút sẽ khiến cơ thể tạo ra phản ứng chống viêm.
Các chuyên gia bao gồm Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần.
3. Bị căng thẳng
Ngủ ngon đủ giấc là thói quen tốt, giúp bạn giữ được sức khỏe tốt. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK
Căng thẳng mạn tính dường như gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, có thể gây hại cho tim và hệ thống miễn dịch.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng căng thẳng quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư (và tiên lượng xấu), có khả năng rút ngắn t.uổi thọ của bạn theo năm tháng.
4. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến
Ăn thực phẩm chế biến – đặc biệt là carbohydrate đơn giản và đường bổ sung – làm tăng căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể kích hoạt các gien gây viêm, theo một bài báo năm 2019 được công bố trên tạp chí Nature Medicine.
Những thực phẩm chế biến quá kỹ này, chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản, cũng có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng nguy cơ “ruột bị rò rỉ”, dẫn đến gây viêm.
5. Ngủ kém
Các nhà nghiên cứu Nature Medicine cho biết chất lượng giấc ngủ kém là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng viêm mạn tính toàn thân (SCI).
Các tác giả nghiên cứu viết: “Tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn, làm tăng sự hưng phấn và tỉnh táo vào ban đêm, do đó gây rối loạn nhịp sinh học, từ đó thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến viêm nhiễm”, theo Eat This, Not That!