Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 4,46 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh; số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm trong những ngày qua; Tổng ca COVID-19 của Hà Nội hiện đã vượt 1,2 triệu; Sẽ cấp hộ chiếu vaccine điện tử rộng rãi toàn quốc.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.338.914 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 84.367 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.331.240 ca, trong đó có 4.465.988 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.204.100), TP. Hồ Chí Minh (585.328), Bình Dương (363.521), Nghệ An (356.071), Hải Dương (303.433).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày tại Việt Nam thời gian qua liên tục gia tăng. Ngày 22/3 là 186.137 ca nâng t ổng số ca được điều trị khỏi: 4.468.805 ca
Đến nay cả nước đã có hơn 4,46 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh; số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm trong những ngày qua
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.225 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.503 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca; Thở máy không xâm lấn: 99 ca; Thở máy xâm lấn: 301 ca; ECMO: 6 ca
Số bệnh nhân t.ử v.ong: Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua là 67 ca.
Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.014 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 202.029.331 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 184.966.534 liều: Mũi 1 là 70.946.442 liều; Mũi 2 là 67.892.827 liều; Mũi 3 là 1.496.242 liều; Mũi bổ sung là 14.660.747 liều; Mũi nhắc lại là 29.970.276 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 17.062.797 liều: Mũi 1 là 8.754.946 liều; Mũi 2 là 8.307.851 liều.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là 153.717 ca, giảm so với cùng kỳ
Ngày 22/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 130.735 ca mắc COVID-19 mới, tại 62 tỉnh, thành phố (có 83.731 ca trong cộng đồng). Như vậy đã gần 1 tuần trôi qua, số ca mắc COVID-19 trong ngày ở nước ta giảm.
10 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 nhiều nhất hôm qua như sau: Hà Nội (16.014), Phú Thọ (5.920), Nghệ An (4.820), Lào Cai (4.544), Hải Dương (4.219), Bắc Giang (3.949), Yên Bái (3.933), Vĩnh Phúc (3.892), Lạng Sơn (3.657), Tuyên Quang (3.569); Ngoài ra có 33 tỉnh, thành khác có số mắc COVID-19 từ 1.000- hơn 3.400 ca;
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 153.717 ca/ngày; giảm so với 7 ngày cùng kỳ.
Người dân khi có triệu chứng hậu COVID-19 thuộc bệnh nào thì khám tại chuyên khoa đó
Liên quan đến chính sách chăm sóc người bệnh hậu COVID-19, tại Chương trình tọa đàm Hiểu đúng về hội chứng hậu COVID-19 do báo Pháp luật TP HCM tổ chức ngày 22/3, PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết ngành y tế cũng như công luận rất quan tâm đến vấn đề hậu COVID-19.
Về nguyên tắc, các bệnh bao giờ cũng trải qua các giai đoạn trước, trong và sau khi khỏi bệnh, thì hậu COVID-19 cũng thế.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước xây dựng hướng dẫn phục hồi chức năng các cơ quan sau khi mắc COVID-19 cho người dân. Các cơ sở khám chữa bệnh có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, trong đó có những biện pháp không cần dùng thuốc.
Bộ Y tế cũng giao cho Bệnh viện tâm thần Trung ương là bệnh viện đầu ngành hướng dẫn các vấn đề tâm lý hậu COVID-19 cho người dân.
Ông Khuê khẳng định người dân khi có triệu chứng hậu COVID-19 thuộc bệnh nào thì khám tại chuyên khoa đó, không cần thành lập thêm bệnh viện hoặc khoa điều trị hậu COVID-19 riêng. Các khoa đều có thể tham gia điều trị, phục hồi chức năng sau khi mắc COVID-19 cho người dân và người dân vẫn được hưởng các chế độ khám chữa bệnh như thông thường.
Việt Nam sẽ cấp hộ chiếu vaccine điện tử rộng rãi toàn quốc
Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu Y tế, Cục công nghệ thông tin, Bộ Y tế: Tuần tới, Trung tâm dữ liệu Y tế, Cục công nghệ thông tin, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn cấp hộ chiếu vaccine điện tử tiến tới triển khai cấp hộ chiếu vaccine điện tử rộng rãi toàn quốc.
Hộ chiếu vaccine điện tử có ý nghĩa như hộ chiếu vaccine giấy, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại, giao thương quốc tế.
Trước đó, vào tháng 12/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5772/QĐ-BYT về Ban hành Biểu mẫu và quy trình cấp “Hộ chiếu vaccine”. Sau quyết định này, Bộ Y tế phối hợp tích cực với Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan liên quan xây dựng hệ thống cấp chứng nhận hộ chiếu vaccine cũng như chỉnh sửa, bổ sung chức năng ký số trên nền tảng quản lý tiêm chủng.
Vừa qua, Bộ Y tế đã thí điểm tại 3 cơ sở y tế là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện E, kết quả cho thấy hệ thống đã sẵn sàng đáp ứng tốt việc triển khai cấp hộ chiếu vaccine điện tử.
Cũng theo ông Bá Hùng, hộ chiếu vaccine điện tử có ý nghĩa như hộ chiếu vaccine giấy, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại, giao thương quốc tế. Hiện nay, Bộ Ngoại giao cho biết, biểu mẫu hộ chiếu vaccine của Việt Nam đã được 17 quốc gia công nhận.
Đại diện Cục Công nghệ thông tin cũng cho biết, Cục Công nghệ thông tin đang làm việc với đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng chức năng hiển thị hộ chiếu vaccine. Nếu người dân đã có thông tin chính xác trên ứng dụng này thì sẽ được tự động hiển thị hộ chiếu vaccine. Kết quả là 1 mã QR code theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể dùng để đi nước ngoài.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 23/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 473.745.028 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.109.785 ca t.ử v.ong. Số mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua là 1.472.677 và 4.194 ca t.ử v.ong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 409.649.301 người, 57.985.942 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 60.815 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 353.725 ca; Đức đứng thứ hai với 268.357 ca; tiếp theo là Pháp (180.777 ca). Mỹ đứng đầu về số ca t.ử v.ong mới, với 502 người t.ử v.ong trong ngày; tiếp theo là Nga 472 ca và Brazil với 333 ca.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đến nay là 81.463.362 người, trong đó có 999.536 ca t.ử v.ong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới với tổng cộng 43.010.971 ca nhiễm, bao gồm 516.574 ca t.ử v.ong. Brazil xếp thứ ba với 29.682.615 ca bệnh và 657.696 ca t.ử v.ong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 172 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 133,48 triệu ca mắc. Bắc Mỹ ghi nhận trên 96,1 triệu ca, Nam Mỹ là trên 55,74 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,66 triệu ca và châu Đại Dương trên 4,77 triệu ca
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu – một ở Brazil và một ở Pháp – đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo “sóng thần” ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể “nhiễm cả hai loại virus”, Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch – có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều “khó xảy ra”, Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ “giúp chống lại bệnh nghiêm trọng”, ông nói thêm.