Trong vòng một tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Hà Nội và các tỉnh thành tăng cao. Nhiều người dân không khỏi lo lắng, đổ xô tìm mua các bộ kit test nhanh, để tự xét nghiệm, dự trữ.
Để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép.
Trong vòng một tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Hà Nội và các tỉnh thành tăng cao. Nhiều người dân không khỏi lo lắng, đổ xô tìm mua các bộ kit test nhanh, để tự xét nghiệm, dự trữ.
Ảnh minh họa
Nhận được thông tin lớp con có F0, cô giáo yêu cầu những bạn tiếp xúc gần với F0 ở nhà theo dõi sức khỏe. Những bạn còn lại thực hiện test nhanh rồi gửi kết quả cho cô trước khi đến lớp. Do không tích trữ, chị Mai Lan (Tây Hồ) vội vã ra hiệu thuốc tìm mua kit test cho con. Tuy nhiên, đi đến 3-4 hiệu thuốc chị đều nhận được câu trả lời là “hết hàng”.Theo chia sẻ của chị M.T, một chủ hiệu thuốc: “Mấy ngày nay, các quầy thuốc đều cạn kiệt nguồn hàng. Nhiều khách chấp nhập mua với giá cao mà các cửa hàng đều không có. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng đột biến, các cửa hàng thường lấy đến đâu bán đến đó, không dự trữ lớn”.
Không tìm mua được kit test, chị được bạn bè chỉ cách lên mạng mua online. Qua tìm hiểu từ nhiều các nhóm hội thì kit test được chào mời với nhiều mức giá khác nhau. Điều đáng nói dù là hàng xách tay, không có hóa đơn chứng từ nhưng kit test vẫn cháy hàng, đội giá. Cụ thể, bộ test Covid-19 của Pháp nơi bán giá 48.000 đồng, nơi bán 65.000 đồng; test nước bọt dùng cho cả người lớn lẫn t.rẻ e.m của Trung Quốc nơi bán 260.000 đồng/3 bộ, nơi bán 300.000 đồng/3 bộ.
Theo chia sẻ của nhân viên tại một chợ thuốc lớn nhất miền Bắc, tình trạng khan hiếm kit test đẩy gia giá tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/bộ. Chỉ cách đây 1 tuần, giá kit test nhập ngoại từ Hàn từ 50.000 – 60.000 đồng/bộ, loại của Trung Quốc từ 40.000 – 50.000 đồng, thì sang tuần này giá đã tăng lên 70.000 – 80.000 đồng/bộ. Đắt nhất là kit test của Mỹ với 95.000 – 100.000 đồng/bộ. Loại trong nước sản xuất cũng có giá 45.000 – 55.000 đồng/bộ.
16 loại test nhanh được Bộ Y tế cấp phép
Theo ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc CDC Hà Nội, để có kết quả test nhanh chính xác, trước hết, cần lựa chọn mua đúng loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp phép.
16 loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép. Nguồn: Sở Y tế Hà Nội ngày 28/12.
Để có kết quả chính xác, người dân cần tuân thủ các bước theo đúng hướng dẫn kèm theo bộ test tùy nhà sản xuất, bao gồm: Lấy mẫu đúng, thao tác đúng và xử lý rác thải đúng.
Bộ sinh phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 gồm 7 thành phần: 1. Que ngoáy dịch tỵ hầu (dịch mũi) vô trùng; 2. Ống nhựa đựng dung dịch đệm; 3. Nút màng lọc nhỏ giọt; 4. Khay thử; 5. Giá đỡ ống chiết mẫu; 6. Hướng dẫn sử dụng; 7. Đồng hồ đếm thời gian.
Lưu ý tất cả thành phần bộ sinh phẩm được để ở nhiệt độ phòng từ 15 – 30 độ C trước khi xét nghiệm khoảng 30 phút. Nếu bộ sinh phẩm bị nhiễm ẩm có thể làm giảm độ ổn định của chất thử. Vì vậy, người dân cần sử dụng ngay khi mở.
Xử phạt vi phạm hành chính nếu tự nâng giá vật tư y tế
Để tránh tình trạng đầu cơ nhằm trục lợi, hầu hết các cửa hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội đều phải ký cam kết không găm hàng thổi giá, dưới sự giám sát của cơ quan quản lý thị trường. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số người bán vẫn tự ý nâng bán giá cao hơn so với mức giá niêm yết để trục lợi.
Theo quy định hiện nay, đối với các cửa hàng bán lẻ, hành vi nâng giá vật tư y tế cao hơn so với mức giá niêm yết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1-3 triệu đồng.
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, đã có rất nhiều nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh bị cơ quan quản lý thị trường phát hiện và xử lý. Trước tình trạng tái diễn hiện tượng này đối với mặt hàng test nhanh, hiện nay, lãnh đạo Cục quản lý thị trường Hà nội cho biết, đã lên phương án để tăng cường kiểm tra ngăn chặn.
Ca F0 tăng mạnh: Cha mẹ con cái bị nhiễm, bác sĩ chỉ cách cần gì xử trí thế nào?
Sau Tết Nguyên đán 2022, ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh với nhiều ca mắc trong cộng đồng. Hôm nay, cả nước có đến 55.871 ca nhiễm.
Nhiều gia đình cha mẹ, con cái cả nhà trở thành F0 tự cách ly, tự chăm sóc, điều trị, cùng nhau đối mặt Covid-19.
Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm tăng mạnh trở lại, đặc biệt ở các tỉnh thành phía Bắc. Ngày 21.2, cả nước ghi nhận thêm 46.880 ca mắc Covid-19 mới, riêng Hà Nội có 5.477 ca mắc Covid-19. Hôm nay, số ca lên 55.000, riêng với Hà Nội có gần 7000 ca. Với tình hình đó, nhiều gia đình thành F0 đã chăm sóc lẫn nhau, tự điều trị tại nhà.
Sinh hoạt bình thường vì cả nhà F0
Cả nhà anh Cao Bá Xuân (22 t.uổi, ở TP.Phủ Lý, Hà Nam) đều bị mắc Covid-19 gồm anh, bố mẹ và hai đứa em. Thay vì sợ hãi, lo lắng như trước đây, anh Xuân cùng mọi người tự cách ly tại nhà, cố gắng ăn uống với hi vọng ít ngày sẽ âm tính trở lại.
Que test nhanh, anh Xuân phát hiện 2 vạch kèm triệu chứng mệt, sốt,… Ảnh NVCC
Anh Xuân cho biết, hôm 16.2, đang đi làm, anh cảm thấy rất mệt, xuất hiện những triệu chứng nóng ran đầu và người. Ít tiếng sau, khi về nhà, anh lên cơn sốt. Lúc đó, anh chỉ nghĩ bị sốt rét bình thường nên nằm nghỉ. Sáng hôm sau dù thấy cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng anh cũng đi mua que test nhanh Covid-19 về test thử và có kết quả dương tính.
“Lúc biết dính Covid-19, tôi đã ở phòng riêng, nhường không gian sinh hoạt chung và cách ly tất cả mọi người. Đồ ăn, thuốc men đã có mẹ chăm sóc, cần gì mẹ sẽ để cách cửa phòng và tự tôi ra lấy. Ngày đầu, mọi người trong gia đình sức khỏe hoàn toàn bình thường, đến khoảng 2 -3 ngày sau mới thấy có triệu chứng. Người thì sốt, người thì đau đầu với đau nhức người. Test nhanh đều cho kết quả hai vạch, gia đình tôi bị mắc Covid-19 cả nhà”, anh Xuân nói.
Nhiều người trở thành F0 được người nhà tiếp tế đồ ăn. Ảnh LT
Cũng theo anh Xuân, vì cả nhà đều dương tính nên mọi người sinh hoạt trong nhà vẫn bình thường. Nhà anh tự cách ly, không ra ngoài và không để người khác vào nhà. Vì trước giờ mẹ là người nấu ăn cho cả nhà nên những ngày cách ly, mẹ cũng cố gắng đảm nhận công việc này. Công việc của gia đình hoãn lại cho đến khi mọi người khỏe lại.
“Cả nhà tôi tự chữa tại nhà, may mắn chỉ mắc những triệu chứng nhẹ. Mọi người đều bổ sung thêm vitamin C, uống nước cam, mỗi ngày đều xông mũi và họng 2 – 3 lần. Tôi thỉnh thoảng cũng hơi ngạt mũi và khó thở nhẹ nhưng đến giờ vạch dương tính đã mờ rồi”, anh Xuân cho biết.
Ngoài điều trị, cả nhà anh Xuân cũng tích cực vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan. Hiện tại, tình hình sức khỏe của anh và mọi người trong nhà đã tốt dần lên.
Tủ lạnh tích trữ đồ ăn khi cả nhà mắc F0. Ảnh LT
“Nhà tôi không ai nặng nề hay nghĩ gì nhiều cả, việc điều trị cũng dễ dàng hơn. Mọi người nghĩ ai cũng tiêm vắc-xin rồi nên bị cũng như cảm cúm bình thường, chỉ sợ biến chứng để lại sau này ảnh hưởng chút thôi”, anh Xuân cho hay.
Cách ly bên ngoài, bình tĩnh điều trị
Chị Phạm Thu Phượng (ở Q.Hà Đông, Hà Nội) cùng chị gái ở chung phòng trọ để tiện đi làm, tiện sinh hoạt. Sau Tết, chị đi làm trở lại nhưng công ty liên tiếp ghi nhận ca mắc Covid-19.
Ngày 13.2, chị thấy đau họng và đau đầu, đồng thời que test Covid-19 xuất hiện hai vạch. Chị báo y tế phường và tự cách ly trong phòng. Thời điểm đó, chị gái dù không có triệu chứng nhưng cũng tự test và có kết quả tương tự, hai người tiện chăm sóc nhau.
Dù chán ăn nhưng chị Phượng vẫn cố gắng ăn cháo để uống thuốc. Ảnh NVCC
“Tôi đi làm tiếp xúc với nhiều người, trước và sau Tết có đi ăn với nhau nữa mà công ty nhiều người mắc nên không tránh được. Chị gái tôi cũng dính nên hai chị em tự nấu ăn, tự lo cho nhau”, chị Phượng nói.
Cả hai đều xuất hiện triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau họng, không mất vị giác nên không quá lo. Họ uống thêm C sủi, xông hơi, ăn nhiều hoa quả. Dù chán ăn, nhưng hai chị em đều cố gắng ăn cháo để uống thuốc.
“Thời gian này tôi và chị tạm gác công việc, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Giờ dịch bệnh đi đâu cũng nhiều, phòng tránh để không mắc là tốt nhất nhưng nếu không may lỡ mắc cũng vui vẻ điều trị, bình tĩnh rồi bệnh cũng khỏi”, chị Phượng cho biết.
Con chị Thảo biết kết quả dương tính trong ngày sinh nhật. Ảnh NVCC
Chị Trần Phương Thảo (38 t.uổi, ở Q.Cầu Giấy) có con trai học lớp 10 mắc Covid-19. Nhà có 2 tầng nên con trai cách ly riêng trong phòng trên tầng 2, cả nhà sinh hoạt bình thường dưới tầng 1. Hôm phát hiện dương tính đúng ngày sinh nhật con trai nên chị đặt bánh tặng con để an ủi, động viên
“Tôi, chồng và đứa con sau âm tính nhưng vẫn tự cách ly, không tiếp xúc với ai. Con trai lớn ở trong phòng tự uống thuốc, tắm rửa. Sinh nhật cũng tự hát, tự thổi nến, cắt bánh một mình. Đến bữa ăn tôi đưa đồ ăn lên đặt trước cửa, con đợi một lúc rồi ra lấy. Cả nhà không ra ngoài nhưng có các dì đưa đồ tiếp tế đến nên cũng không lo gì nhiều”, chị Thảo nói.
Theo hướng dẫn và giải đáp thường xuyên trên trang cá nhân BS Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng 1 TP.HCM) cho biết khi F0 điều trị tại nhà cần có những dụng cụ quan trọng như: cặp nhiệt độ, dụng cụ đo nồng độ oxi trong m.áu, máy đo huyết áp cho người lớn t.uổi,…
Những loại thuốc F0 cần có như: thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc giảm đau đầu ibuprofen, thuốc ho thảo dược, vitamin C,…. Thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống đông sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chị mua bánh để con tự đón sinh nhật cho đỡ tủi thân. Ảnh NVCC
“Khi F0 điều trị tại nhà phải hiểu bản thân là nguồn lây, bất cứ lúc nào nếu sơ sẩy có thể lây cho F1. Cho nên F0 không ngủ chung, không ăn chung, không sinh hoạt chung, không nghỉ ngơi chung với người chưa phải là F0. Vì nguồn lây F0 vẫn còn tới khi nào họ âm tính, thậm chí sau khi âm tính phải cách ly một khoảng thời gian tương đối nên nhiệm vụ F1 là lắng nghe cơ thể, nếu có triệu chứng phải xét nghiệm. F1 giữ khoảng cách, nếu tiếp tế cũng nên qua cái bàn, ai cũng đeo khẩu trang, che giọt b.ắn, rửa tay”.