Bộ Y tế cho biết trong tổng số 213,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, hiện đã phân bổ 200,4 triệu liều; Đến chiều ngày 23/2, cả nước đã tiêm hơn 192,4 triệu liều; Các địa phương đang đẩy nhanh để hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa xuân vào ngày 28/2.
Cả nước đã tiêm 192,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế cho biết đã tiếp nhận đủ số vaccine phòng COVID-19 mua từ nguồn Ngân sách Nhà nước. Trong tổng số 213,7 triệu liều đã tiếp nhận, hiện đã phân bổ 200,4 triệu liều, còn khoảng 12,7 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h30 ngày 23/2 cho biết cả nước đã tiêm hơn 192,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 24/2, cả nước tiêm 410.091 liều vaccine.
Cán bộ y tế của Hà Nội tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần. Ảnh: Tuấn Anh
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên tính đến ngày 22/2 là 175.029.195 liều, trong đó mũi 1: 70.780.665 liều; Mũi 2: 68.649.137 liều; Mũi bổ sung: 13.489.116 liều; Mũi 3: 22.110.277 liều
Đến nay 59/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; còn 4/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% gồm Thanh Hóa, Cao Bằng, Sơn La và Bình Dương.
Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.964.195 liều, trong đó mũi 1: 8.712.012 liều; Mũi 2: 8.252.183 liều.
Đến nay 52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90% gồm Bắc Cạn, Hà Giang, Quảng Bỉnh, Quảng Trị, Gia Lai, Tp. HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp; chỉ còn 3/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 80% gồm: Điện Biên, Đắk Lắk và Bình Dương.
Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi
Trong công điện mới nhất về các biện pháp tăng cường phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 “thần tốc hơn nữa”; đảm bảo bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên và đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 12-17 t.uổi.
Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn. Tổ chức tiêm chủng tại nhà cho những đối tượng khó khăn trong việc di chuyển.
Đồng thời các địa phương triển khai mạnh mẽ, toàn diện “Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ” với các biện pháp truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19; tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung.
Lạng Sơn: Phấn đấu đến 27/2 hoàn thành tiêm cho 100% người dân có chỉ định
Chậm nhất đến ngày 27/2 phải hoàn thành việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% người dân có chỉ định. Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn về đẩy nhanh tiến độ Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022.
Đồng thời, công tác truyền thông tiếp tục được tăng cường, phát huy vai trò của Tổ phòng, chống COVID cộng đồng theo phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” vận động người dân tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đối với những người không tiêm, địa phương cần lập danh sách để theo dõi quản lý, đồng thời xem xét có biện pháp xử lý (trừ những người chống chỉ định tiêm).
Tính đến hết ngày 22/2/2022, tỉnh đã tổ chức tiêm 1.367.895 liều vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên 18 t.uổi và tiêm 128.787 liều cho trẻ từ 12-17 t.uổi.
TP HCM: tập trung hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa xuân vào ngày 28/2
Trước tình hình biến chủng Omicron lây lan tại cộng đồng, TP HCM triển khai các biện pháp phòng chống dịch, trong đó tập trung hoàn thành chiến dịch tiêm chủng mùa xuân giai đoạn 2 vào ngày 28/2.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) trong giai đoạn 2 của chiến dịch tiêm chủng vaccine, TP đã tiêm được mũi 1 thêm cho hơn 6.000 người, mũi 2 cho hơn 26.000 người và mũi bổ sung/nhắc lại cho hơn 85.000 người.
HCDC nhận định tiêm chủng vẫn là biện pháp cực kỳ quan trọng để tăng cường miễn dịch trước biến chủng Omicron. Do đó đề nghị các quận huyện, TP Thủ Đức tiếp tục tổ chức, mời gọi người dân ra tiêm chủng, song song việc người dân cần chủ động liên hệ địa phương để được tiêm chủng khi tới lượt.
Ngoài ra chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cũng cần được tiếp tục đẩy mạnh. Trong đó lưu ý người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm cả t.rẻ e.m có tình trạng béo phì, cập nhật quy trình xử lý F0 phù hợp với tình hình mới.
Sở Y tế TP HCM cho biết để chuẩn bị các kịch bản ứng phó số ca mắc COVID-19 ở trẻ tăng, đơn vị đã tổ chức họp với các chuyên gia chuyên ngành nhi khoa về tổ chức, thu dung điều trị.
Song song đó, các biện pháp ứng phó với tình hình dịch COVID-19 ở t.rẻ e.m như tập huấn cho hệ thống y tế việc thu dung, chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19 ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.
Tập huấn cho giáo viên quy trình xử trí F0, xử trí các dấu hiệu bệnh COVID-19, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng. Chuẩn bị sẵn sàng việc tổ chức tiêm chủng cho trẻ 5-12 t.uổi khi có hướng dẫn từ Bộ Y tế.
Sau Tết nông dân Phú Yên tấp nập đi chợ bò, loài bò khổng lồ nào được nhiều người “săn tìm”?
Thôn Mỹ Thạnh Trung 1 (xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) có xóm chợ bò buôn bán hơn 15 năm qua.
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần các gian hàng bò trong xóm chợ bò này khai trương, nhà nào cũng mua may bán đắt.
Những ngày đầu năm mới nhiều người ở TP Tuy Hòa, TX Đông Hòa và từ tỉnh Đắk Lắk đến mua, xóm chợ bò nhộn nhịp.
Với người chăn nuôi, tháng Giêng mua bò về nuôi, nấu nồi cháo bò đỏ lửa thúc bò mau mập, lấy hên đầu năm. Chợ bò ở đây khi thuận mua vừa bán thì giao bò tận nhà.
Nhộn nhịp chợ bò lai 3B
Sau tết, chúng tôi đến xóm chợ bò Mỹ Thạnh Trung 1. Sở dĩ có tên gọi xóm chợ bò là vì mỗi nhà đều có trại bò là gian hàng mua bán bò. Mỗi gian hàng có ít nhất 10 con, nhiều lên đến 20 con.
Trước đây ra xóm chợ bò mùa mưa lội sình, nay 100% bê tông phẳng lì. Chuồng là gian hàng bò thiết kế bài bản. Phân bò được chuyển ra chỗ lắp đặt hệ thống hầm biogas xử lý mùi.
Ông Nguyễn Long, một người có gian hàng bò, chia sẻ: Chợ bò được rao trên facebook, zalo. Bò ở đây thì đủ loại giá, trên 20 triệu đồng đến 25,3 triệu đồng/con. Người mua giá nào cũng có bò đáp ứng. Thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, xóm chợ bò vắng khách. Còn từ trước và sau tết thì nhà nào cũng mua may bán đắt.
Đầu năm nhiều người đến xóm chợ bò mua bò về vỗ béo. Chợ bò tại thôn Mỹ Thạnh Trung 1 (xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: MẠNH LÊ TRÂM.
Gian hàng bò của ông Long nằm trong con hẻm, đang “trưng bày” 20 con bò. Nhiều người đến hỏi mua trả giá, bàn tán như buổi hội thảo đầu chuồng.
Ông Long chia sẻ: Tôi bán bò từ lúc trại bò nền đất trồng trụ bằng tre lợp tàu dừa. Rồi sau đó trại lợp tranh, giờ là trụ bê tông mái tôn nền xi măng. Chợ bò tại gia nên ngày nào cũng bán. Hôm qua người ở Đắk Lắk xuống mua những 20 con.
Trong xóm chợ bò, mỗi gian hàng có bộ bàn ghế đặt bình trà tiếp khách. Bò ở đây chủ yếu là bò lai 3B (Blanc Bleu Belge), mẫu mã đẹp, đủ màu như mốc lam, đen đỏ. So với các giống bò lai sind khác, nuôi đúng sức mới phát, còn bò lai 3B nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt đến đó nên nhiều người chọn nuôi đã tạo ra cơn sốt bò giống.
Ông Bùi Vinh, chủ gian hàng bò bày bán 15 con, cho hay: Có nhà đầu tư cho gian hàng bò từ 500 triệu đồng đến gần tỉ đồng.
Thời điểm người mua nhiều chỉ 3-4 ngày bán hết, lúc bán chậm cũng chỉ một tuần là sạch chuồng. Vì nhà đơn chiếc nên để có bò mua bán gối đầu, tôi hùn vốn với người cùng xóm, thay phiên nhau người lo đầu vô, người lo đầu ra.
Theo nhiều người buôn bán ở xóm chợ bò này, đầu vô, đi mua bò gần thì ra Bình Định gom 3-4 ngày đủ số lượng bò 15-20 con. Hoặc vô tận miệt Trà Vinh mua bò chở về bằng xe tải, mỗi lần chở 40 con, cả đi và về kéo dài 7-8 ngày. Theo phong tục, qua mùng 5 tháng Giêng tết bò xong, chợ bò khai hàng, xuất hành đầu năm, mua bán trở lại.
Ông Đào Nguyên Thuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết: Xóm chợ bò Mỹ Thạnh Trung 1 có 12 gian hàng, buôn bán cách đây 20 năm. Đây là chợ bò duy nhất trong tỉnh. Hiện nay nông dân chú trọng nuôi bò lai 3B. Qua quá trình nuôi, người dân đã nghĩ ra cách nấu cháo dinh dưỡng cho bò ăn để thúc bò mau mập.
Thuận mua vừa bán
Ông Trần Văn Kiên ở xã Hòa Tân Đông (TX Đông Hòa) lên xóm chợ bò rảo quanh lựa mua bò, cho hay: Tôi dự định mua cặp nghé đực cao 1m về nấu cháo nuôi vỗ béo. Trước đây vỗ béo bò cỏ thì nuôi đến đâu, bò mướt lông đến đó nhưng trọng lượng nhỏ, lãi thấp.
Còn bò lai 3B bộ xương to, nuôi gần giáp năm cao 2m trở lên, bung đùi, đổ thịt bán trên 50 triệu đồng.
Dạo một hồi, ông Kiên để ý con 3B màu đen đậm, cao 1,1m. Chủ gian hàng bò dứt giá 22,2 triệu đồng. Ông Kiên liền trả giá, bớt 200.000 đồng, mau mắn để nuôi bò mau lớn. Thuận mua vừa bán.
Chủ gian hàng bò ghi số điện thoại vào sổ tay, để khi giao bò tận nhà bằng xe lôi hoặc xe tải nhỏ tiện liên lạc, người mua chỉ đường vào ngõ, xóm.
Vợ chồng ông Phạm Ngọc Tính ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) đầu năm cùng đi chợ bò. Ông Tính chia sẻ: Chợ bò ở đây nhiều loại giá, rất là thuận mua vừa bán. Năm rồi, tôi mua con bò lai 3B ở chợ bò này với giá 28 triệu đồng về nuôi vỗ béo bằng cách cho ăn cháo. Thường nồi cháo bò nấu bằng cám và rau muống. Bò lai cho ăn kỹ hơn bằng việc thêm gạo, chuối, đu đủ, bột bắp…
Sau 3 tháng thúc bò bằng cháo, trong tết bán 45 triệu đồng, trừ chi phí ban đầu mua giống, đầu tư thức ăn và cả công nhà bỏ ra tổng cộng 33 triệu đồng, còn lời 12 triệu đồng.
“Ở nhà quê làm gì ra số t.iền đó, nếu gia đình nào có điều kiện nuôi 3-5 con, lãi bộn. Giờ vợ chồng tôi lên đây mua bò giống về nuôi vỗ béo lấy hên đầu năm”, ông Tính nói.
Ông Phạm Văn Trung ở xã Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa) cũng đi chợ bò cho rằng: Bò 3B nuôi đúng sức cao to, cho thịt nhiều. Năm rồi tôi nuôi một cặp bò lai, thương lái đến trả gần 100 triệu đồng. Vùng quê ở đây nhà nhà nuôi bò lai. Bò lai đứng chật chuồng.