Nghệ An liên lạc ít nhất 2 lần/ngày, hỗ trợ, cấp thuốc cho F0 điều trị tại nhà

Để triển khai tốt công tác điều trị F0 tại nhà, ngành y tế Nghệ An đã lên nhiều phương án, phải phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ y tế để theo dõi, hỗ trợ các nhóm F0, tránh bỏ sót bệnh nhân.

Sáng 18/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trên địa bàn ghi nhận 1.151 ca mắc mới, trong đó có 296 ca cộng đồng. Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất trong 12 giờ qua là trên địa bàn huyện Diễn Châu, TP.Vinh, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu.

nghe an lien lac it nhat 2 lanngay ho tro cap thuoc cho f0 dieu tri tai nha 369 6319818

Thăm hỏi, động viên các F0 đang điều trị tại nhà ở Nghệ An.

PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca bệnh chưa giảm. Vì vậy, thời gian tới sẽ tiếp tục đặt ra nhiều áp lực cho ngành y tế, thậm chí quá tải cho cán bộ y tế trong công tác điều trị F0 tại nhà, nhiều địa phương đã bộc lộ những lúng túng, bị động nhất định…

Bởi vậy, để triển khai tốt công tác điều trị F0 tại nhà, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An yêu cầu các đơn vị cần thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong đó, phải phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ y tế để theo dõi, hỗ trợ các nhóm F0 đang điều trị tại nhà, tránh bỏ sót bệnh nhân.

nghe an lien lac it nhat 2 lanngay ho tro cap thuoc cho f0 dieu tri tai nha 2b1 6319818

Giám đốc Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn phải chủ động, phối hợp, tăng cường lực lượng để tham gia hỗ trợ, điều trị F0

Đặc biệt, chủ động tương tác, liên lạc ít nhất 2 lần/ngày và thăm khám, hỗ trợ, cấp thuốc khi có yêu cầu. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự mua thuốc điều trị. Nếu có trường hợp bất thường, phải xử lý theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ và Sở Y tế. Các cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ máy đo nồng độ oxy Sp02, máy đo huyết áp, kẹp nhiệt độ, bình oxy… để phục vụ tốt công tác điều trị F0.

Các đơn vị y tế trên địa bàn phải chủ động, phối hợp, tăng cường lực lượng để tham gia hỗ trợ, điều trị F0. Kêu gọi cán bộ y tế đã về hưu, tình nguyện viên cùng tham gia với lực lượng y tế trong chống dịch… tiếp tục tập huấn, hướng dẫn thêm cho cán bộ y tế các phường, xã về kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống trong điều trị F0 tại nhà.

Ngoài ra, củng cố, bổ sung nhân lực và mở rộng các Trạm Y tế lưu động tại các xã/phường/thị trấn để theo dõi sức khỏe F1 và bệnh nhân COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú. Các hoạt động phòng chống dịch phải phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa bàn; thực hiện tốt công tác hướng dẫn, quản lý, theo dõi, điều trị F0 tại nhà theo quy định của Bộ Y tế…

Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn Nghệ An ghi nhận 42.859 ca mắc COVID-19. Số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 19.146 BN. Số BN hiện đang điều trị: 23.648 BN.

Số người tiêm đủ mũi cơ bản: 2.008.531 (đạt tỷ lệ 102,4% ). Số người tiêm ít nhất 1 mũi: 2.023.251 (đạt tỷ lệ 103,2%). Số người tiêm mũi bổ sung/mũi nhắc lại: 1.225.868 người (đạt tỷ lệ 62,5%).

Đối với tiêm trẻ 12-17 t.uổi, trẻ tiêm đủ mũi (2 mũi Pfizer): 267.946 người (đạt tỷ lệ 97,6%), trẻ tiêm ít nhất 1 mũi: 277.109 (đạt tỷ lệ 101,0%).

Tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở người mắc COVID-19

Nghiên cứu mới cho thấy xuất hiện nguy cơ bất ổn sức khỏe tâm thần ở những người mắc COVID-19.

tang nguy co roi loan tam than o nguoi mac covid 19 86c 6319234
Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Viejo, California, Mỹ. Ảnh: NYT

Một năm sau khi mắc COVID-19, người từng nhiễm bệnh có nguy cơ gặp phải chứng rối loạn tâm thần cao hơn so với nhóm không bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Cô lập xã hội, sức ép kinh tế, nỗi đau mất mát người thân cùng nhiều tác nhân khác trong đại dịch có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Đây là kết quả từ công trình nghiên cứu được công bố trên tạp trí y khoa BMJ hôm 16/2, dựa trên phân tích dữ liệu khảo sát của gần 154.000 bệnh nhân mắc COVID-19, có so sánh trạng thái của người bệnh trong khoảng thời gian một năm từ khi khỏi bệnh với nhóm đối tượng chưa từng mắc COVID-19. Đối tượng khảo sát được lựa chọn là bệnh nhân COVID-19 mà hai năm trước khi nhiễm chưa có bất kỳ biểu hiện bất ổn nào về sức khỏe tâm thần hay phải trải qua quá trình điều trị chứng rối loạn tâm thần.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học Mỹ, đứng đầu là tiến sĩ Ziyad Al-Aly thuộc Đại học Washington ở St. Louis. Nhóm của tiến sĩ Al-Aly đã phân tích dữ liệu trên hệ thống y tế của Bộ Cựu chiến binh Mỹ với 153.848 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 từ ngày 1/3/2020 đến ngày 15/1/2021 và sống sót sau 30 ngày đầu tiên kể từ khi nhiễm bệnh.

Những bệnh nhân này được so sánh với hơn 5,6 triệu bệnh nhân không mắc COVID-19 trong cùng thời kỳ và với hơn 5,8 triệu bệnh nhân khám trước đại dịch trong giai đoạn từ tháng 3/2018 đến tháng 1/2019. Để có được kết quả chính xác, khách quan so với các virus khác, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát, đ.ánh giá, so sánh với 72.000 bệnh nhân mắc virus cúm mùa ở thời điểm hai năm rưỡi trước khi đại dịch xuất hiện.

Theo đó, người mắc COVID-19 tăng 39% nguy cơ mắc chứng trầm cảm (depression), tăng 35% nguy cơ rối loạn lo âu (anxiety) so với người không nhiễm. Bệnh nhân COVID-19 cũng có nguy cơ mắc chứng căng thẳng thần kinh (stress) cao hơn 38% so với người bình thường. Nguy cơ mất ngủ ở người từng nhiễm nhiễm SARS-CoV-2 cũng cao hơn 41% so với người không mắc COVID-19.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau khi nhiễm COVID-19, nguy cơ mắc phải các biểu hiện rối loạn nhận thức như sương mù não (brain fog), nhầm lẫn, mất trí nhớ ở người bệnh cao hơn 80% so với người thường. “Rõ ràng xuất hiện nhiều chứng bệnh về sức khỏe tâm thần ở người mắc COVID-19 nhiều tháng sau đó”, Paul Harrison, giáo sư chuyên ngành tâm thần tại Đại học Oxford nhận định.

Nguy cơ rối loạn tâm thần ở bệnh nhân COVID-19 nặng phải nhập viện cũng cao hơn ở người nhiễm nhẹ và nguy cơ đó ở người bệnh thể nhẹ, trung bình lại cao hơn so với người không nhiễm SARS-CoV-2. Đáng chú ý, “so với người nhập viện vì những nguyên nhân khác như bệnh tim, hóa trị ung thư, người nhập viện do mắc COVID-19 có nguy cơ rối loạn tâm thần cao hơn sau điều trị”, tiến sĩ Al-Aly cho biết.

Mốc thời gian thu thập dữ liệu là từ ngày 1/3/2020 đến ngày 15/1/2021. Đây là giai doạn đầu của đại dịch tại Mỹ, thời điểm có rất ít người được tiêm chủng. Vì thế, nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện đ.ánh giá tác động của vaccine đối với ngăn chặn, giảm nguy cơ rối loạn tâm thần ở người từng mắc COVID-19. Tiến sĩ Al-Aly cho biết ông và các đồng nghiệp có kế hoạch phân tích về tác dụng của vaccine trong mối liên hệ với với sức khỏe tâm thần ở bệnh nhân từng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *