Người tái mắc COVID-19 sẽ có triệu chứng thế nào so với lần nhiễm trước đó?
Các báo cáo về các trường hợp tái mắc COVID-19 đang trở nên phổ biến, đặc biệt là kể từ khi xuất hiện biến thể Omicron. Nghiên cứu ban đầu từ Nam Phi cho thấy, nguy cơ tái nhiễm tăng lên nhanh chóng và đáng kể sau khi biến thể này xuất hiện.
Mức độ phổ biến của các ca tái nhiễm
Tính đến ngày 6/2/2022, tại Anh có hơn 14,5 triệu ca nhiễm nguyên phát và khoảng 620.000 ca tái mắc COVID-19. Ước tính cứ 24 ca nhiễm thì có một ca tái nhiễm. Hơn 50% tổng số ca tái nhiễm đã được báo cáo kể từ ngày 1/12/2021, cho thấy nguy cơ tái nhiễm với Omicron tăng lên đáng kể.
Tại sao tái nhiễm ngày càng tăng?
Theo Giáo sư Paul Hunter, cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự gia tăng như vậy là vì khả năng miễn dịch của chúng ta thường không còn đủ để ngăn ngừa lây nhiễm. Điều này có thể là do sự xuất hiện của một biến thể virus mới như Omicron với nhiều đột biến, khiến hệ thống miễn dịch khó nhận biết hơn. Hoặc cũng có thể là do khả năng miễn dịch đã suy yếu kể từ lần cuối bệnh nhân bị nhiễm bệnh hoặc được tiêm chủng. Đó là lý do tại sao cần tiêm mũi vaccine tăng tường.
Thêm vào đó, virus SARS-CoV-2 hầu như luôn xâm nhập vào cơ thể con người qua đường mũi và cổ họng. Miễn dịch trong lớp niêm mạc của những khu vực này có xu hướng tồn tại tương đối ngắn so với miễn dịch toàn thân. Điều này có thể giải thích tại sao việc bảo vệ chống lại bệnh nặng do COVID-19, thường bắt nguồn từ phổi, kéo dài lâu hơn bảo vệ chống lại n.hiễm t.rùng.
Các triệu chứng khi tái nhiễm nhẹ hơn?
Những người được tiêm chủng đầy đủ ít có nguy cơ trở nặng do COVID-19 hơn so với nhóm không tiêm. Các chuyên gia cũng cho rằng, những người từng mắc COVID-19 một lần có thể trải qua một đợt tái nhiễm nhẹ hơn nhờ khả năng miễn dịch có được từ đợt nhiễm bệnh trước đó. Ngoài ra, vì nhiều người được tiêm 2 liều vaccine COVID-19, thậm chí cả liều tăng cường, họ có thể có mức độ miễn dịch cao hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lần tái nhiễm virus SARS-CoV-2 có nghiêm trọng hay nhẹ hơn lần đầu phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh. Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Anh cho thấy tỷ lệ người bệnh báo cáo các triệu chứng khi họ tái nhiễm khác nhau tùy thuộc vào biến thể mà họ có khả năng bị nhiễm ở lần thứ 2.
ONS ước tính rằng tái nhiễm với biến thể Alpha chỉ gây ra các triệu chứng trong 20% thời gian, trong khi tái nhiễm với Delta là 44% và Omicron là 46%. Dữ liệu cũng cho thấy những người bị tái nhiễm với Alpha ít có khả năng bị các triệu chứng lần thứ 2 hơn so với lần nhiễm đầu tiên; tái nhiễm với Delta có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng hơn so với lần nhiễm ban đầu. Với Omicron, tỷ lệ các triệu chứng ở lần nhiễm nguyên phát và lần tái nhiễm là như nhau.
Israel: Mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 giúp giảm 3 lần tỷ lệ bệnh nhân nặng cao t.uổi
Bộ Y tế Israel ngày 23/1 thông báo kết quả nghiên cứu cho thấy liều vaccine COVID-19 thứ 4 tiêm bổ sung cho những người trên 60 t.uổi giúp tăng khả năng chống lại nguy cơ bị biến chứng nặng gấp 3 lần so với những người chỉ được tiêm 3 mũi ở cùng nhóm t.uổi.
Hình ảnh minh họa vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, kết quả trên được dựa trên số liệu của khoảng 400.000 người cao t.uổi đã được tiêm bổ sung hai mũi vaccine, tức mũi 4, so với số liệu của 600.000 người cùng nhóm t.uổi nhưng chỉ được tiêm bổ sung một mũi, tức mũi 3, trước đó ít nhất 4 tháng.
Nghiên cứu của Israel cho kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước đó ở Mỹ, Đức, Nam Phi và Anh, đều cho thấy các loại vaccine hiện nay kém hiệu quả bảo vệ trước biến thể Omicron, nhưng liều tiêm bổ sung có thể giúp tăng đáng kể khả năng này.
Trước đó trong tháng này, Israel đã bắt đầu tiêm mũi vaccine thứ 4 phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho những người trên 60 t.uổi.