Anh ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên vì bệnh sốt Lassa sau hơn một thập kỷ

Anh ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do bệnh sốt Lassa Tây Phi trong số 3 ca bệnh mới được ghi nhận tại nước này sau hơn một thập kỷ.

anh ghi nhan ca tu vong dau tien vi benh sot lassa sau hon mot thap ky 41a 6312072

Thông báo từ Cơ quan An toàn y tế Anh (UKHSA) nêu rõ 3 bệnh nhân này đều là thành viên trong một gia đình có yếu tố dịch tễ liên quan việc đi lại với vùng Tây Phi. Trước khi phát biện 3 ca bệnh sốt Lassa Tây Phi này, Anh mới chỉ phát hiện 8 ca bệnh tương tự từ năm 1980, trong đó 2 ca phát hiện gần nhất là vào năm 2009.

Theo UKHSA, không có bằng chứng cho thấy những ca bệnh mới đã lây nhiễm cho người khác. Theo Tiến sĩ Susan Hopkins, trưởng ban cố vấn y khoa của UKHSA, bệnh sốt Lassa Tây Phi hiếm khi xuất hiện tại Anh và cũng không dễ lây lan ở người nên không gây nguy cơ chung đáng kể cho cộng đồng. Tuy nhiên, UKHSA khuyến nghị một số nhân viên tại các bệnh viện đã điều trị cho các bệnh nhân tiến hành xét nghiệm và mặc nhiều quần áo phòng hộ (PPE) hơn thông thường.

Virus Lassa có thể gây triệu chứng xuất huyết cấp tính, hay còn gọi là sốt Lassa. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với thực phẩm và đồ dùng gia đình bị vấy bẩn chất thải từ chuột nhiễm bệnh thường xuất hiện ở một số nước miền Tây châu Phi. Tại khu vực này, sốt Lassa là bệnh đặc hữu. Virus có thể lây lan qua dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.

Nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ do không tiêm vaccine

T.rẻ e.m có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và chịu những di chứng nặng nề về thần kinh nếu không được tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng ngừa.

Tháng 7 đến tháng 10 hằng năm là thời kỳ đỉnh dịch viêm não Nhật Bản. Không chỉ nguy hại đến sức khỏe nói chung, virus viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương và để lại những di chứng nặng nề như nguy cơ phải sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ…

Dù đã có vaccine phòng ngừa viêm não Nhật Bản từ rất lâu, nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm chủng hoặc tiêm phòng không đúng lịch, khiến cho số ca mắc và t.ử v.ong ở trẻ do căn bệnh này tăng vọt trong thời gian gần đây.

Di chứng thần kinh nặng nề do viêm não Nhật Bản

Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi hút m.áu động vật bị nhiễm virus (đa phần từ lợn và chim), sau đó đốt và truyền bệnh sang cho người. Uớc tính khoảng 20-30% trẻ t.ử v.ong do mắc viêm não Nhật Bản và lên đến 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề.

Bệnh viêm não Nhật Bản có bệnh cảnh rất nặng. Nếu qua khỏi, trẻ vẫn có nguy cơ cao phải chịu những hệ lụy khá nặng nề khi có quá nhiều di chứng thần kinh và vận động như: sống đời sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, Parkinson, khó hòa nhập với xã hội, yếu chi…

nguy co mac viem nao nhat ban o tre do khong tiem vaccine bb5 6031012

50% trẻ bị viêm não Nhật Bản chậm phát triển trí tuệ. Ảnh: VNVC

Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ

Thông thường, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như:

– Sốt cao 39-40 độ C

– Đau đầu

– Buồn nôn và nôn

– Co giật, co cứng cơ và rối loạn tri giác

Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là dấu hiệu ở não và rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn vận động thể hiện trên khuôn mặt có thể gặp như: co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản không điển hình và dễ bị nhầm với triệu chứng của nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì thế, ba mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu thấy sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức…

Việc nhập viện để được điều trị kịp thời đóng vai trò rất lớn trong hạn chế tỷ lệ t.ử v.ong và tỷ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.

Tiêm phòng đầy đủ để phòng viêm não Nhật Bản

Hiện nay cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng vaccine. Trẻ cần tiêm vaccine đủ 3 liều:

– Mũi 1: lúc 1 t.uổi

– Mũi 2: cách mũi 1 từ 7-14 ngày.

– Mũi 3: cách mũi 2 một năm

Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 t.uổi.

Rất nhiều phụ huynh không biết rằng trẻ vẫn có thể mắc bệnh nếu chỉ được tiêm 1 mũi viêm não Nhật Bản mà bỏ quên mũi 2 và mũi chích/tiêm nhắc lại. 80% ca mắc viêm não Nhật Bản là do không tuân thủ lịch tiêm vaccine.

nguy co mac viem nao nhat ban o tre do khong tiem vaccine 633 6031012

Bác sĩ đang khám cho bé trước khi tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. Ảnh: VNVC

Giống như hầu hết các loại vaccine, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ trẻ gặp tác dụng phụ tại chỗ tiêm như: đau, sưng, đỏ (chiếm 5 – 10%). Một số có thể có phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng. Phụ huynh nên chọn tiêm phòng cho bé tại các cơ sở đảm bảo nguồn vaccine để tránh sai lịch, trễ lịch tiêm, có bác sĩ chuyên môn thăm khám trước tiêm và thực hiện đúng quy trình 4 bước: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm.

Vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ y tế và các chuyên gia, phụ huynh không nên quá lo lắng về những tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine mà bỏ qua phương tiện bảo vệ trẻ tối ưu nhất trước rất nhiều dịch bệnh, trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *