Ngày nào cũng nhậu, ăn uống không điều độ, bỏ điều trị… là những nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân tại TPHCM nhập viện điều trị gút sau kỳ nghỉ Tết.
Lãnh đạo khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nơi đây đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân gout (gút) đến khám hoặc phải nhập viện điều trị.
Bị gút nặng vì ngày Tết nào cũng nhậu
Điển hình là trường hợp của anh Trần Văn D. (37 t.uổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM), được người nhà cõng vào bệnh viện (BV) vì sưng đau ngón chân cái và khớp cổ chân liên tục 4 ngày
Theo lời kể của bệnh nhân, dịp Tết vừa qua hầu như ngày nào anh cũng nhậu, uống nhiều rượu bia. Đến sáng sớm ngày mùng 5 Tết, anh bất ngờ thấy đau, sưng ngón chân cái bên phải. Sau đó hai ngày thì sưng đau thêm ngón chân cái và cổ chân bên trái, khớp đau dữ dội, không thể tự đi lại được.
Thời điểm vào viện, anh D. thậm chí không dám để tay bác sĩ chạm vô khớp vì sợ đau. Sau khi được bác sĩ hỏi, bệnh nhân tiết lộ thêm khoảng một năm trước đã có đợt đau sưng khớp tương tự. Vì tự điều trị sau một tuần thì hết triệu chứng, anh nghĩ đã hết bệnh nên sau đó không điều trị gì nữa. Quá trình thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã mắc căn bệnh gút.
Bệnh nhân gút nặng điều trị tại BV Chợ Rẫy (Ảnh: BVCC).
PGS.TS.BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp của BV chia sẻ, thực tế tình trạng gia tăng bệnh nhân Tết thường diễn ra sau mỗi kỳ nghỉ Tết hàng năm. Ngoài những trường hợp lần đầu phát bệnh, có không ít bệnh nhân bệnh gút từ trước và tái diễn nặng hơn.
Lý giải về việc này, PGS Khoa cho biết, kỳ nghỉ Tết là dịp mọi người sum họp, thưởng thức những món ăn ngon và các đặc sản cổ truyền ngày Tết. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gút (một bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purine trong cơ thể, dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urate ở khớp và một số cơ quan khác) hoặc lâu nay có sẵn tăng axit uric trong m.áu, các cơn viêm khớp do bệnh gút mới xuất hiện hoặc tái diễn dữ dội sẽ xuất hiện nếu như không có các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp,
Đừng viện cớ Tết để “thả phanh”, “xả láng”
Theo bác sĩ, một khi được chẩn đoán gút, người bệnh cần có chế độ điều trị hợp lý, kết hợp giữa việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng một số thuốc đặc trị bệnh gút một cách thường xuyên và lâu dài, ngay cả khi không có triệu chứng gì. Các biện pháp điều trị cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định tùy vào giai đoạn và tình trạng, cũng như cơ địa của người bệnh.
“Đừng nên viện cớ là Tết thì có thể “thả phanh”, “xả láng” một chút với gia đình, bạn bè cho vui vẻ. Những bữa cỗ Tết thịnh soạn, chứa quá nhiều chất đạm, cộng với việc uống rượu bia triền miên trong những ngày Tết sẽ làm gia tăng đột ngột nồng độ axit uric trong m.áu và là điều kiện tốt để gút xuất hiện, thậm chí ngay cả khi bạn đang dùng các thuốc điều trị bệnh” – bác sĩ phân tích.
Ngày Tết cũng giống như ngày thường, người bệnh gút cần hạn chế các thực phẩm quá giàu chất đạm, như các loại thịt đỏ (thịt bò, cừu, dê, thịt thú rừng, …), các loài hải sản nhuyễn thể (tôm, cua, sò, một số loại cá như cá trích, cá đối, cá mòi …), nấm, đậu, rau mầm. Nên tránh tuyệt đối việc ăn các thực phẩm là phủ tạng động vật như lòng heo, tiết canh, hột gà lộn, hột vịt lộn; hạn chế tối đa việc uống rượu bia và các loại đồ uống ngọt như nước siro, nước ngọt có gas.
Bệnh nhân gút cần có chế độ điều trị hợp lý, kết hợp giữa việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt (Ảnh: BVCC).
Người bị bệnh gút cũng cần nhớ phải duy trì việc uống đầy đủ nước hàng ngày; tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau quả giàu vitamin C và có thể uống sữa, ăn sữa chua bình thường. Nếu đang bị thừa cân, phải tiếp tục duy trì kiểm soát bữa ăn của mình một cách hợp lý để không bị tăng cân sau mấy ngày Tết.
Khi bị cơn viêm khớp gút tấn công, tốt nhất người dân nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt, hoặc liên hệ với bác sĩ lâu nay vẫn khám và điều trị cho mình để có tư vấn và biện pháp điều trị phù hợp.
Trong thời gian chờ đợi đi khám bệnh, người bệnh có thể tiếp tục dùng các thuốc điều trị gút đã được bác sĩ chuyên khoa kê trước đó. Đồng thời, để cho khớp viêm được nghỉ ngơi bằng cách nằm nghỉ tại giường. Hạn chế tối đa cử động khớp, tránh đi lại tỳ đè lên khớp đau, tháo bỏ giầy dép, mặc quần áo rộng để tránh quần áo cọ xát vào khớp đau.
Nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi sau nâng mũi 4 năm
Chiều 8/12, Bệnh viện Da liễu TP.HCM thông tin đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp tai biến nhiễm khuẩn thủng đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi cách đây 4 năm.
Bệnh nhân N.T.D.T. (ngụ tại Quận 12) đến Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng đầu chóp mũi bị sưng đỏ, vật liệu nâng mũi bị lộ ra ngoài ở phần đầu mũi.
Chị T. nhập viện trong tình trạng đầu chóp mũi bị sưng đỏ, vật liệu nâng mũi bị lộ ra ngoài. Ảnh: BVCC
Chị T. cho biết, năm 2018 chị có đến một thẩm mỹ viện để nâng mũi và được tư vấn nâng mũi bằng sụn sinh học với giá khoảng 28.000.000 đồng.
Vào khoảng tháng 5/2021, đầu mũi chị xuất hiện một nốt nhọt với triệu chứng sưng, đỏ… Chị T. nghĩ đây là nhọt da thông thường và do dịch bệnh nên chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh về uống nhưng tình trạng không cải thiện.
Trải qua vài tuần nhưng triệu chứng ở mũi chị T. không giảm, da đầu mũi bắt đầu bị thủng, “sụn sillicon” lộ ra bên ngoài.
Nhận thấy diễn tiến càng xấu đi, chị có liên hệ lại cơ sở thẩm mỹ nhưng do dịch bệnh, cơ sở chưa mở cửa lại nên giới thiệu qua Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Các bác sĩ đã lấy sụn mũi sillicone hình chữ “L” của bệnh nhân T. ra ngoài. Ảnh: BVCC
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi lộ vật liệu cấy ghép. Đây là một tình trạng cấp cứu thẩm mỹ. Ngay sau đó, bệnh nhân được làm hồ sơ nhập viện.
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm – Phó Trưởng Khoa Y, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đồng thời là Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM là người trực tiếp khám và tư vấn cho bệnh nhân N.T.D.T.
Lý giải về việc tại sao lại bị nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi lộ vật liệu cấy ghép sau nâng mũi 4 năm, ông Phạm Hiếu Liêm cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, có thể do vật liệu nâng mũi là sụn nhân tạo không đảm bảo tính “trơ”, gây tình trạng dị ứng, nhiễm khuẩn.
Thứ hai, có thể do vật liệu nâng mũi quá dày và dài hoặc chất liệu cứng, nhất là đối với miếng độn silicone hình chữ “L” với đoạn trụ mũi dài thì nguy cơ tổn thương da và lòi sụn nơi đầu mũi càng cao.
Thứ ba, có thể bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiềm ẩn trước đây và nhiễm khuẩn này diễn ra từ từ mà bệnh nhân không để ý nên không biết cho đến khi xuất hiện triệu chứng lạ, cụ thể ở bệnh nhân này là nổi nhọt ở đầu mũi. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như không đảm bảo vô khuẩn khi phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu… cũng là nguyên nhân gây n.hiễm t.rùng.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T. sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Ngay sau đó, bệnh nhân N.T.D.T. được chỉ định thực hiện thủ thuật tháo vật liệu cấy ghép. Các bác sĩ đã lấy ra sụn mũi silicone hình chữ “L” ra ngoài. Tiếp đó các bác sĩ đã tiến hành làm sạch khoang, cắt lọc mô hoại tử, chuẩn bị cho việc tạo hình lại mũi.
Theo PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, xử lý biến chứng lộ sóng mũi là một kỹ thuật phức tạp vì đầu mũi là một đơn vị thẩm mỹ tương đối nhỏ. Bệnh nhân khi gặp tình trạng này không những ảnh hưởng nặng nề về mặt hình thể chức năng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu phát hiện, xử lý sớm thì kết quả thường tốt hơn. Biến chứng để lại sẽ là một vết sẹo nhỏ nơi đỉnh mũi. Khoảng 6 tháng sau khi mũi ổn định, vết sẹo lành, bệnh nhân có thể tái tạo – nâng mũi lại.
” Ai cũng mong muốn có chiếc mũi cao, thanh tú, tự nhiên và nâng mũi là một nhu cầu thẩm mỹ chính đáng. Tuy nhiên mọi người cần lưu ý tìm hiểu kỹ nơi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Sau phẫu thuật nâng mũi nếu thấy có các dấu hiệu lạ tại vùng mũi phải đi khám ngay để được phát hiện sớm và xử lý triệt để nếu có biến chứng xảy ra“, PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm khuyến cáo.