Sẵn sàng phương án xử trí, điều trị cho học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường

Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã họp với Bộ Y tế, UBND TP. Hà Nội về công tác chuẩn bị điều trị trong tình huống học sinh mắc COVID-19 khi trở lại trường vào chiều ngày 8/2.

san sang phuong an xu tri dieu tri cho hoc sinh mac covid 19 khi tro lai truong 342 6306184

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị điều trị khi học sinh nhiễm COVID-19 ở trường Ảnh: Đình Nam/ VGP

Các ý kiến tại cuộc họp thống nhất đ.ánh giá, các địa phương đã thực hiện các yêu cầu chung để bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường như tiêm vaccine; tập huấn các tình huống để xử trí khi xuất hiện ca nhiễm trong lớp học, trường học; có kinh nghiệm điều trị các ca mắc COVID-19 là t.rẻ e.m…

Ca bệnh t.rẻ e.m mắc COVID-19 diễn biến nặng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp t.ử v.ong khi số ca mắc quá nhiều

Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, các lực lượng phòng, chống dịch vẫn phải lường đến những tình huống xấu như có thể xuất hiện biến chủng mới lây nhanh hơn, độc lực không thấp hơn đáng kể so với các chủng virus hiện tại, thậm chí có những biến chủng có thể “lẩn tránh” vaccine, thuốc điều trị.

Qua quá trình thực hiện nghiêm các quy định, kịch bản phòng, chống dịch đã được ban hành, tập huấn, lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong điều trị t.rẻ e.m mắc COVID-19. Đến nay, tỷ lệ trẻ mắc COVID-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp t.ử v.ong khi số ca mắc quá nhiều.

Do vậy, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ mắc bệnh cùng lúc. Đáng chú ý, hiện nay, các loại thuốc điều trị COVID-19 không khuyến nghị sử dụng cho t.rẻ e.m; do đó, khi 20 triệu học sinh đến trường, số trẻ mắc COVID-19 có thể tăng lên bởi thực tế t.rẻ e.m khó thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp 5K…

Đồng thời, các ý kiến khuyến cáo về việc trẻ lây nhiễm từ trường học về gia đình, trong đó có thể lây cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vaccine COVID-19 như người cao t.uổi, trẻ nhỏ t.uổi, phụ nữ mang thai… những đối tượng nguy cơ khác.

“Nếu không có các kịch bản phòng, chống chi tiết, cụ thể khi có trường hợp học sinh nhiễm bệnh thì sẽ gây lúng túng cho các trường học cũng như lo lắng từ phụ huynh, xã hội”- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, qua quá trình triển khai kế hoạch đưa học sinh trở lại trường, thành phố đã chỉ đạo các trung tâm y tế, trạm y tế hỗ trợ tích cực cho y tế học đường, tập huấn kỹ cho cán bộ quản lý, giáo viên, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, dự báo số ca mắc COVID-19 sau Tết tăng cao do hoạt động đi lại và giao lưu dịp Tết, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng người già, người lớn và trẻ chưa tiêm vaccine, trẻ sơ sinh; do đó cần có các biện pháp bảo vệ tốt để giảm tỷ lệ t.ử v.ong.

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường

Một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp

Hà Nội diễn tập công tác đón học sinh trở lại trường học sau 9 tháng học online

Hôm nay, hơn 17 triệu học sinh trên cả nước quay trở lại trường học trực tiếp

Bộ Y tế: Các địa phương căn cứ cấp độ dịch COVID-19, sớm đưa học sinh trở lại trường

Theo đó, Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải.

“Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, phản ứng của y tế học đường, y tế cơ sở khi có ca mắc COVID-19″- ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ mắc COVID-9 theo 2 tầng: Tự chăm sóc, điều trị tại nhà; điều trị trong bệnh viện.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho rằng, Bộ Y tế cần có kế hoạch tập huấn cho tất cả các y, bác sỹ trong các bệnh viện nhi, khoa nhi. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ cử các bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm tham gia những lớp tập huấn đầu tiên.

Từ thực tế điều trị các ca bệnh nhi nặng đang điều trị các bệnh khác ở Bệnh viện Nhi Trung ương, ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ yêu cầu tăng cường bảo vệ các khoa nhi, bệnh viện nhi trên toàn quốc, bảo đảm an toàn COVID-19.

Bên cạnh đó, các bệnh viện sản, khoa sản chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc COVID-19.

san sang phuong an xu tri dieu tri cho hoc sinh mac covid 19 khi tro lai truong bf3 6306184

Học sinh được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Ảnh: Tuấn Anh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của nhân dân lên hàng đầu, đặc biệt trong đó là bảo vệ sức khỏe của t.rẻ e.m.

Nhất là khi t.rẻ e.m thuộc nhóm thể chất chưa phát triển toàn diện, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, trẻ sơ sinh đều chưa được tiêm vaccine và nhóm đối tượng này chưa biết diễn đạt về triệu chứng bệnh, đòi hỏi kỹ năng chăm sóc khó hơn, cũng như cần đặc biệt chú ý.

Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine, trong đó tiêm vaccine cho nhóm đối tượng học sinh để đưa các em trở lại trường.

Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT để đảm bảo an toàn trường học, nhất là tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong trường học, nhằm vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường.

Người ho, sốt không tham gia chế biến, cung cấp thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng chỉ chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh kiểm tra chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng. Đặc biệt, cần bảo đảm ATTP phòng chống dịch bệnh Covid-19, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới.

Với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ông Nguyễn Thanh Phong yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP, tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, không an toàn, không quảng cáo sai về bản chất, tác dụng của sản phẩm thực phẩm.

nguoi ho sot khong tham gia che bien cung cap thuc pham 5b9 6289746

Đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định của cơ quan y tế để đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng lây nhiễm Covid-19. Ảnh M.HIỆP

Ông Phong lưu ý dịp tết ngay tại gia đình, không nên mua nhiều, tích trữ thực phẩm, vì hệ thống phân phối thực phẩm hiện đã cung cấp sát ngày nghỉ tết và mở lại sớm. Đặc biệt, người dân sử dụng rượu bia có kiểm soát vì việc lạm dụng đồ uống có cồn dễ gây ngộ độc cũng như những hậu quả khác cho sức khỏe.

Theo Cục ATTP, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang hoạt động trở lại, vắc xin Covid-19 đã được tiêm bao phủ rộng nhưng mỗi người tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Trong đó, các cơ sở dịch vụ ăn uống cần chú ý thực hiện để phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19, như: người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được làm việc tại cơ sở. Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm.

Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay sạch và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng… Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa.

Những ai phải cách ly phòng Covid-19 khi về quê đón tết?

Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các yêu cầu cần tuân thủ để ngừa lây nhiễm Covid-19 tại các trung tâm thương mại, siêu thị. Theo đó, các cá nhân không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.

Luôn thực hiện thông điệp 5K, trong đó lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định; giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn…

Bộ Y tế lưu ý, cần thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, khó thở, sốt… Đồng thời, người lao động/làm việc, người bán hàng tại các điểm phân phối, cung cấp thực phẩm phải được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thường xuyên tự đ.ánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *