Sau khi nhậu say cùng bạn bè, người đàn ông 30 t.uổi ( Hà Nội) bất ngờ bị bạn nhậu cắn đứt một phần của vành tai, trong đó có sụn vành tai.
Bệnh nhân nhanh chóng đi cấp cứu, được chẩn đoán gặp phải di chứng khuyết tai.
Người bệnh sau đó đã đến Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, Tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện E để nhờ các bác sĩ tạo hình lại vành tai.
Theo ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, Tạo hình và Hàm mặt, qua thăm khám, bác sĩ quyết định lấy vạt da ở sau tai để tạo hình lại phần tai đã mất cho người đàn ông. Phần da ở sau tai được coi là hoàn hảo, phù hợp nhất để tạo hình lại vành tai. Sau phẫu thuật, tai của bệnh nhân đã lành lặn, hồng hào, trở về trạng thái bình thường.
Dịp Tết, nhiều người dân thường tụ tập, ăn uống để ôn lại chuyện cũ, chuẩn bị chào đón năm mới. Trong bữa tiệc chúc mừng năm mới, rượu, bia khiến nhiều người không làm chủ được bản thân dẫn đến những tai nạn dở khóc, dở cười.
Bác sĩ Minh cho biết, ngoài bệnh nhân trên, trước đây, một trường hợp khác cũng đứt tai do b.ị c.hém ở nước ngoài. Sau khi gặp tai nạn, các bác sĩ đã sơ cứu, chôn phần tai b.ị c.hém vào cánh tay của người bệnh để bảo quản. Khi về Việt Nam, bệnh nhân đã tới Khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, Tạo hình và Hàm mặt, Bệnh viện E để làm lại tai.
Tại bệnh viện, bác sĩ Minh cùng kíp phẫu thuật đã mổ lấy phần sụn tai b.ị c.hém của bệnh nhân được bảo quản ở trong cánh tay để tạo hình lại tai cho người bệnh. “Đây là trường hợp đặc biệt. Bệnh nhân là người duy nhất còn giữ được phần tai b.ị c.hém để các bác sĩ tạo hình lại”, bác sĩ Minh nói.
Hình minh họa
Thông thường, bệnh nhân bị mất vành tai chủ yếu là nam giới do ngã vào các cạnh bàn, b.ị c.hém đứt 1 phần vành tai, bị bạn nhậu cắn, tai nạn sinh hoạt,…
Bác sĩ Minh lưu ý, khi gặp phải tai nạn đứt tai, bệnh nhân cần kịp thời đi sơ cứu ở cơ sở y tế có kinh nghiệm, bảo quản phần tai bị mất, đưa cho bác sĩ tạo hình lại.
Để bảo quản bộ phận bị đứt rời hiệu quả, người dân cần rửa bộ phận đứt rời bằng nước sạch. Sau đó, cho bộ phận này vào túi nilon đựng nước. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho túi đựng bộ phận đứt rời của bệnh nhân vào đá để bảo quản. Nếu để trực tiếp vào đá thì bộ phận này sẽ bị hỏng.
“Việc bảo quản bộ phận đứt rời đúng cách sẽ giúp các bác sĩ thuận lợi trong việc tạo hình lại vành tai và các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phần tai đứt rời bị mất nên các bác sĩ sẽ tạo hình tai cho bệnh nhân bằng vạt da ở sau tai. Trường hợp phải tạo hình lại toàn bộ tai rất hiếm, chủ yếu do tai nạn giao thông bị mất toàn bộ tai”, bác sĩ Minh thông tin.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu đến bệnh viện muộn (sau 24 tiếng), người bệnh có thể bị n.hiễm t.rùng nặng nề, bộ phận đứt rời bị hỏng. Bởi vậy, khi gặp tai nạn bị đứt tai hoặc đứt rời bộ phận trên cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện trước 6 tiếng. Đây là thời gian vàng để các bác sĩ có thể xử lý kịp thời và tạo hình lại phần cơ thể bị đứt rời.
Cứu sống bé 9 tháng t.uổi người Nhật chấn thương sọ não do ngã sofa
Sau 15 phút ngã từ sofa xuống đất, đ.ập gáy xuống nền cứng, b.é t.rai 9 tháng t.uổi người Nhật bắt đ.ầu r.ơi vào tình trạng hôn mê.
Ngày 7/8, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, b.é t.rai K.U (9 tháng t.uổi, người Nhật Bản) bị chấn thương sọ não do ngã từ sofa trong thời gian đang cách ly tại Việt Nam đã được cứu sống sau hơn một tháng điều trị.
Quá trình phẫu thuật, chăm sóc Bệnh nhân đều đảm bảo an toàn phòng dịch.
Trước đó, ngày 30/6, em bé cùng gia đình từ Nhật Bản sang Việt Nam, được cách ly theo quy định phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Tai nạn xảy ra ngày 3/7, khi đang chơi, trẻ không may bị ngã từ ghế sofa (độ cao khoảng 0,7m), vùng gáy đ.ập xuống nền cứng.
Sau cú ngã khoảng 15 phút, bé bắt đ.ầu r.ơi vào tình trạng hôn mê, được đưa đến Bệnh viện E cấp cứu.
Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán chấn thương sọ não, có tụ m.áu dưới màng cứng bán cầu não phải, được phẫu thuật cấp cứu lấy m.áu tụ. Ngày 5/7, trẻ được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TS.BS Đặng Ánh Dương – Phó trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng còn hôn mê, đang phải thở máy.
Bệnh nhi tiếp tục được hồi sức, đảm bảo các chức năng sống, kiểm soát áp lực nội sọ, tiếp tục điều trị tình trạng phù não. Sau 2 ngày, tình trạng bệnh nhi ổn định, được tiến hành cai máy thở.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy từ lúc chuyển sang Khoa, dẫn lưu vết mổ của bệnh nhi ra rất nhiều dịch (dịch não tủy). Sau khi được thăm dò các xét nghiệm và hội chẩn các chuyên khoa liên quan, các bác sĩ nghĩ đến bệnh nhi bị rò dịch não tủy nên trẻ được tiến hành phẫu thuật lại vào ngày 8/7 để khâu lại màng cứng. Ngày 30/7, bệnh nhi được phẫu thuật ghép lại mảnh x.ương s.ọ. Sau phẫu thuật ghép sọ một tuần, trẻ ổn định, tỉnh táo, vận động tốt, ăn uống tốt”, BS Ánh Dương cho biết.
Các bác sĩ cho biết, ca bệnh này rất đặc biệt, bởi bệnh nhi đang giai đoạn cách ly, chưa loại trừ được yếu tố nhiễm Covid-19, do đó các bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng, chống Covid -19 theo quy định của Bộ Y tế, từ việc chuẩn bị phòng cách ly, phòng mổ đặc biệt, đến việc chăm sóc trong buồng bệnh.
Bên cạnh đó, bố mẹ bệnh nhi là người Nhật, lại đang cách ly, mọi thông tin trao đổi về điều trị đều thông qua phiên dịch viên.
May mắn sau một tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đã được đoàn tụ với gia đình.