Theo Cơ quan Dược phẩm châu Âu, COVID-19 đang trên đà trở thành bệnh đặc hữu. Tuy nhiên bệnh đặc hữu là gì và đặc hữu thực sự có nghĩa là trở lại cuộc sống bình thường hay không? Câu trả lời không phải ai cũng biết.
“Đặc hữu” nghĩa là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh đặc hữu là “sự hiện diện thường xuyên và/hoặc sự phổ biến thông thường của một căn bệnh hoặc tác nhân truyền nhiễm trong một quần thể tại một khu vực địa lý”. Nói cách khác, nó có nghĩa là một tình huống “n.hiễm t.rùng không còn có thể dự đoán được nữa và vẫn tương đối ổn định”.
Bệnh đặc hữu có ít nguy hiểm hơn không?
Không. Bản chất đặc hữu của bệnh hoặc n.hiễm t.rùng không có nghĩa là bệnh lành tính. Ví dụ, bệnh cúm vẫn rất nguy hiểm. Trong những năm gần đây tại Mỹ, bệnh cúm đã gây ra hàng trăm nghìn ca nhập viện và 12.000- 52.000 ca t.ử v.ong mỗi năm.
Khi nào COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu?
Một bệnh dịch được coi là đặc hữu khi có sự cân bằng giữa mức độ lây truyền của virus và mức độ miễn dịch của quần thể. Theo bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Jacob Lemieux tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, không phải là không có cơ sở khi nói rằng Omicron sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang bệnh đặc hữu do “lượng miễn dịch khổng lồ” đạt được sau khi số ca mắc gia tăng mạnh và các chiến dịch tiêm chủng “có một không hai” đang diễn ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết đâu là ngưỡng để COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu hoặc khi nào điều này có thể xảy ra, đặc biệt là vì sự tiến hóa của virus Sars CoV-2 vẫn khó lường.
Làm thế nào để kiểm soát bệnh đặc hữu?
Khi đại dịch mới bùng phát, một số nhà lãnh đạo chính trị cho rằng virus có thể biến mất. Đối với các nhà khoa học, đó là một sai lầm. Và thực tế là chúng ta vẫn chưa thể thoát khỏi dịch bệnh và đang phải học dần cách sống chung. Do đó, Giáo sư Stuart Ray khuyến nghị nên ưu tiên cho các nỗ lực cải tiến vaccine và tăng nguồn cung cấp dược phẩm điều trị. Các chuyên gia cũng cho rằng nên tiếp tục duy trì một số hạn chế để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.
Tuy nhiên chúng ta không được phép chủ quan hoặc tự huyễn hoặc mình. Bởi không ai có thể lường trước sự xuất hiện của các biến thể và tác động của chúng. Sự không chắc chắn này là một phần của cuộc sống và bệnh đặc hữu không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ cuộc chiến chống lại đại dịch./.
EMA kêu gọi châu Âu thu hẹp khoảng cách tiêm phòng COVID-19
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 18/11 cảnh báo châu lục này cần thu hẹp khoảng cách về tiêm phòng để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước châu Âu đang đối mặt với làn sóng dịch mới, khi số ca nhiễm theo ngày tăng cao kỷ lục và ngày càng nhiều ca phải nhập viện là người chưa tiêm phòng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo, Giám đốc chiến lược vaccine của EMA, ông Marco Cavaleri cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến số lượng ca mắc tăng quá nhanh, gồm cả số ca bệnh nặng, ca nhập viện hoặc phải điều trị tích cực, đặc biệt là trong số những người chưa được tiêm phòng”.
Trong khi đó, một số nước châu Âu vẫn có tỷ lệ tiêm chủng ở mức “thấp không thể chấp nhận”, khiến đa phần người dân không được bảo vệ, kể cả nhóm trên 50 t.uổi có nguy cơ cao. Ông kêu gọi châu Âu cần thu hẹp khoảng cách tiêm phòng để bảo vệ càng nhiều người càng tốt.
Tuy nhiên, quan chức EMA cũng lưu ý rằng “không có vaccine nào hiệu quả 100%”, vì vậy các nước cần thực hiện các biện pháp khác để ngăn chặn virus lây lan trong mùa Đông, vốn là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
Trong bối cảnh số ca mắc là t.rẻ e.m gia tăng, EMA đang xem xét cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho nhóm t.uổi 5-11. EMA cũng bắt đầu xem xét cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 của hãng Pfizer vì tình hình dịch bệnh tại nhiều nước thành viên đang nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thuốc điều trị dạng viên của công ty dược Merck dự kiến sẽ được cấp phép vào cuối năm 2021.
Thuốc điều trị dạng viên nén được xem là đột phá tiềm ẩn vì giá tương đối rẻ và dễ sử dụng để bảo vệ nhóm người có nguy cơ như người cao t.uổi hoặc những người có vấn đề về hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, EMA đang đ.ánh giá đơn xin cấp phép sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng Sotrovimab trong điều trị bệnh COVID-19. Đây là thuốc dạng tiêm do hãng dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) và công ty Vir Biotechnology đồng phát triển. Nếu được EMA phê chuẩn, đây sẽ là loại thuốc thứ ba điều trị COVID-19 được cấp phép sử dụng tại châu Âu.