Cháu mất Tết vì bà sơ cứu tai nạn bỏng bằng cách ‘bá đạo’

Nghịch bật lửa, b.é t.rai 11 t.uổi bị lửa bén gây cháy phần tóc và bỏng toàn bộ vùng mặt, vùng mắt.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng bỏng vùng mặt, vùng mắt. Bệnh nhi là cháu L.V.Đ trú tại Uông Bí, Quảng Ninh.

B.é t.rai 11 t.uổi nhập viện trong tình trạng bỏng vùng cổ, vùng mặt độ I, II; Bỏng da mi, kết mạc, giác mạc độ I, II. Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành xử trí cho bệnh nhi, dùng giảm đau, làm sạch vết thương.

Gia đình bé cho biết, trong lúc bất cẩn không để ý, cháu Đ có chơi bật lửa và bị cháy bén vào vùng mặt. Khi xảy ra sự việc chỉ có bà ở cùng, sau khi thấy cháu bị như vậy bà đã bôi dầu luyn vào toàn bộ vùng bỏng của trẻ rồi mới đưa đi viện cấp cứu.

chau mat tet vi ba so cuu tai nan bong bang cach ba dao ddb 6291431

B.é t.rai 11 t.uổi phải cấp cứu vì bị bỏng những ngày cận Tết Nguyên đán.

Tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ cho biết, việc bôi dầu luyn như vậy sẽ làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, gây khó khăn cho việc điều trị tiếp theo của bé.

Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và t.rẻ e.m. Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở t.rẻ e.m.

Thời điểm cận Tết Nguyên đán, người lớn dễ tập trung nhiều vào việc chuẩn bị, sắm sửa, không thường xuyên quan tâm, để mắt đến trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần quan tâm, giáo dục và để xa tầm tay của trẻ các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy nổ, các chất sinh lửa, đồ điện…

Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ t.ử v.ong, hạn chế di chứng.

5 bước sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt

BS Ngô Chí Công, Khoa C1-3 thuộc Bệnh viện 108, khuyến cáo:

Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi, … Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân như: khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.

Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch

Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.

chau mat tet vi ba so cuu tai nan bong bang cach ba dao 025 6291431

Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch m.áu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C. Tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn. Lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, …

Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ nguồn nước phù hợp là nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc t.rẻ e.m giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.

Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.

Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng sưng nề. Vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt.

Thời gian ngâm rửa từ 15 – 30 – 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.

Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. Đối với t.rẻ e.m, người già, khi thời tiết lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.

Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng

Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và s.inh d.ục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.

Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng

Cho uống nước Oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.

Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn

Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng cần vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển. Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.

Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng:

– Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch m.áu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.

– Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, … Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

– Bôi kem đ.ánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đ.ánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.

– Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng n.hiễm t.rùng.

Bùng phát 2 ổ dịch, Quảng Ninh chỉ ra nhiều “lỗ hổng” chống dịch

Mặc dù các ổ dịch tại Đông Triều, Uông Bí hiện cơ bản đã được kiểm soát nhưng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ ra nhiều “lỗ hổng” trong việc kiểm soát đại dịch.

Tại cuộc họp giao ban tuần để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 cùng nhiều nội dung quan trọng khác của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh diễn ra vào hôm qua, 8/11, các cơ quan chuyên môn của tỉnh nhận định tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát.

Cụ thể, các ca F0 đã được bóc tách kịp thời, các ca mắc mới chủ yếu là các F1 đã được cách ly triệt để. Hiện các ca đang điều trị tại các cơ sở y tế và điều trị tại nhà đều có triệu chứng nhẹ đến không có triệu chứng.

Trước đó, ngay khi phát hiện, để ngăn chặn các ổ dịch thành các đợt dịch gây quá tải đối với hệ thống y tế, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉnh đã chỉ đạo tổng rà soát, xét nghiệm đối với tất cả các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, đau người và các biểu hiện dịch tễ liên quan đến Covid-19.

bung phat 2 o dich quang ninh chi ra nhieu lo hong chong dich 11a 6144646

Việc xét nghiệm đối với tất cả các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, đau người… góp phần đẩy nhanh việc kiểm soát dịch (Ảnh: CTV).

Đồng thời, triển khai ngay phương án phân luồng, hạn chế hoạt động giao thông vận tải đối với các địa bàn đang được xác định cấp độ dịch cấp 2, 3, và 4. Tỉnh cũng tổ chức lắp đặt tổng số 30 máy kiểm soát y tế tự động có chức năng chụp ảnh nhận diện khuôn mặt phục vụ việc chống mượn mã QR và hỗ trợ truy vết khi cần thiết tại 3 điểm vào tỉnh, gồm: Cầu Bạch Đằng, Cầu Đá Bạc, Cổng tỉnh…

Tuy nhiên, qua việc xuất hiện đồng thời 2 ổ dịch lớn tại Đông Triều, Uông Bí, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh đã chỉ ra nhiều “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch như: Việc hiểu, nhận thức, chuẩn bị và thực hiện theo Chỉ thị 18 của BTV Tỉnh ủy ở cấp cơ sở còn lúng túng, phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” ở cơ sở chưa chuẩn bị đầy đủ, chưa sẵn sàng xử lý ngay được tình hình và tình huống phát sinh.

Đặc biệt, nhiều người dân thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định phòng dịch. Việc thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và phòng, chống dịch trong trường học, trong nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đạt yêu cầu. Công tác xét nghiệm sàng lọc định kỳ trong doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh, chỉ định xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tầm soát chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là các đối tượng người sốt, ho, có biểu hiện dịch tễ liên quan đến Covid-19…

Dự và chủ trì cuộc họp trên, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, đ.ánh giá cao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh, TP Uông Bí, thị xã Đông Triều phối hợp với các doanh nghiệp triển khai kịp thời, chính xác, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; nhiều mô hình kiểm soát, phòng chống dịch sáng tạo, hiệu quả. Nhờ đó chỉ sau 1 tuần, các ổ dịch tại Đông Triều, Uông Bí cơ bản được kiểm soát và dự kiến ngày 9/11 sẽ cho trở lại hoạt động Công ty giày da Sao Vàng với hơn 3.000 công nhân.

Chỉ đạo các biện pháp thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu thị xã Đông Triều và TP Uông Bí tập trung quyết liệt cho việc xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm để nhận diện, bóc tách các trường hợp F0, chủ động ngăn chặn đà lây lan; khoanh vùng để khống chế, dập tắt ổ dịch để các hoạt động của người dân sớm trở lại trạng thái bình thường và quan trọng hơn là để học sinh lại được tới trường học tập.

Từ ngày 1/11 đến 12h ngày 8/11, toàn tỉnh đã ghi nhận 105 ca mắc mới, gồm 9 ca nhập cảnh được cách ly ngay, 5 trường hợp đến/trở về từ các tỉnh phía Nam, 3 trường hợp liên quan đến ổ dịch tỉnh Phú Thọ, 90 trường hợp phát hiện tại ổ dịch Đông Triều, Uông Bí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *