Thêm 1 bệnh nhi được ghép tế bào gốc thành công tại BV TW Huế

Ca ghép tế bào gốc vừa được thực hiện thành công tại BV TW Huế là bệnh nhi T.T.P (2 t.uổi), đến từ Nha Trang.

Sáng 21/1, Trung tâm Nhi – BV TW Huế tổ chức lễ ra viện cho ca ghép tủy thứ 20 và chúc mừng thành công 20 ca ghép tế bào gốc t.rẻ e.m.

Từ tháng 11/2019, Trung tâm Nhi – BV TW Huế bắt đầu tiến hành ghép tế bào gốc tự thân cho các bệnh nhi. Đến hôm nay, trung tâm đã ghép được 20 ca, với 18 ca bệnh lý u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, một ca u nguyên bào võng mạc di căn và một ca Burkitt Lympho tái phát. Trong đó, ghép tế bào gốc trên bệnh nhi u nguyên bào võng mạc di căn và Burkitt Lymphoma tái phát là những ca đầu tiên của Việt Nam được thực hiện tại Huế.

them 1 benh nhi duoc ghep te bao goc thanh cong tai bv tw hue bf2 6281449

Lãnh đạo BV TW Huế, Sở Y tế và Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng quà, chụp ảnh lưu niệm cùng các bệnh nhi.

Theo BV TW Huế, hàng tuần, bệnh viện tổ chức hội chẩn đa chuyên khoa để lên kế hoạch điều trị đa mô thức cho bệnh nhân một cách bài bản, chuyên nghiệp theo đúng phác đồ. Trong quá trình ghép, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc chu đáo của đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, với sự phát triển của xạ trị nhi, các trẻ sau ghép đều được tiến hành xạ trị theo phác đồ để mang lại kết quả điều trị cao nhất.

Trong sáng 21/1, Trung tâm Nhi cũng đã làm lễ ra viện cho ca ghép tế bào gốc thứ 20. Bệnh nhi T.T.P (2 t.uổi, đến từ Nha Trang). Đây là bệnh nhi được chuyển đến BV TW Huế từ bệnh viện Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh.

them 1 benh nhi duoc ghep te bao goc thanh cong tai bv tw hue d51 6281449

Ông Nguyễn Thanh Hải – Viện Trưởng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng quà cho các bệnh nhi.

GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc BV TW Huế cho biết, thành công của 20 ca ghép tế bào gốc t.rẻ e.m đã khẳng định thương hiệu của BVTW Huế trong lĩnh vực ghép tế bào gốc. Hiện tại, kỹ thuật này đã được thực hiện thường quy, chuyên nghiệp, bài bản trên các bệnh nhi có chỉ định. Trong tương lai, bệnh viện tiếp tục triển khai ghép tủy tự thân cho các bệnh nhi bị mắc các bệnh lý u đặc và triển khai thêm ghép tủy đồng loại, cứu sống thêm nhiều em bé khác không may mắc các bệnh hiểm nghèo…

Cũng tại buổi sơ kết, ông Nguyễn Thanh Hải – Viện Trưởng Viện Kiểm s.át n.hân dân tỉnh, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã chúc mừng những thành công của BV TW Huế trong lĩnh vực ghép tế bào gốc và tặng trên 100 phần quà cho bệnh nhi mắc bệnh nặng, hiểm nghèo đang điều trị tại Trung Tâm Nhi nhân dịp Tết Nguyên đán.

Trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa lâu ngày có thể bị khối u ổ bụng

Nhiều cha mẹ hốt hoảng khi phát hiện con có khối u ổ bụng, sợ hãi con bị ung thư.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không phải khối nào nào cũng là khối u ác tính, cha mẹ cần bình tĩnh đưa con đi khám sớm nhất để được chẩn đoán và xử lý sớm nhất.

Hốt hoảng khi bỗng nhiên con có khối u ổ bụng

Thắc mắc về khối u ổ bụng của con, chị Như Huệ qua chương trình tư vấn trực tuyến do Bệnh viện K tổ chức đã gửi câu hỏi đến cho bác sĩ.

Chị cho biết, con chị mới được 2 tháng t.uổi, nặng 5kg. Khi chị mang thai tháng cuối đi siêu âm thì bác sĩ cho biết nghi ngờ bào thai có khối u tuyến thượng thận trái.

Sau khi sinh ra, con chị được khám và chẩn đoán có khối u thượng thận trái 2cm và có nốt ở lách 2cm, cần phải đi bệnh viện chuyên khoa khám. Chị và gia đình rất lo lắng không biết bệnh của con có nặng không, điều trị thế nào.

tre dau bung roi loan tieu hoa lau ngay co the bi khoi u o bung 088 6207678

Khối u ổ bụng ở t.rẻ e.m đa số lành tính (Bệnh nhi tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19. BVCC)

Bác sĩ Hoàng Thu Trang, Phó Trưởng khoa Nội nhi (Bệnh viện K) cho biết, với trường hợp của con chị Như Hoa, chị cần phải đưa con đi khám chuyên khoa về ung thư tại các bệnh viện chuyên về ung bướu, bệnh viện K, bệnh viện nhi. Các bác sĩ sẽ khám kỹ để xem con chị còn tổn thương gì khác không, xác định loại u gì và đưa ra cách điều trị thích hợp.

“Với các dấu hiệu chị cung cấp thì chúng tôi hướng đến bệnh ác tính là u nguyên bào thần kinh. Các bác sĩ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Nếu thực sự cháu bé bị u nguyên bào thần kinh và không có tổn thương ở các bộ phận khác thì chúng tôi khuyên nên sinh thiết khối u và làm các xét nghiệm gen cho cháu.

Nếu cháu có các dấu hiệu tốt thì không cần điều trị mà bệnh sẽ có xu hướng tự thoái triển. Trẻ sẽ được theo dõi đến khi 5 t.uổi. Nếu thoái triển hoàn toàn, trẻ sẽ khỏe mạnh bình thường. Còn nếu có tiến triển khác thì tùy tình hình để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và hướng điều trị khác”, bác sĩ Trang chia sẻ.

Đừng bỏ qua dấu hiệu về khối u ổ bụng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn

Theo TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật nhi (Bệnh viện Việt Đức), khối u vùng bụng ở t.rẻ e.m có cả u lành và u ác. Ngày nay, nhờ tiến bộ của các kỹ thuật siêu âm chẩn đoán trước sinh cho phép phát hiện khối u từ trong bào thai, sau sinh được theo dõi, chẩn đoán để điều trị kịp thời.

“Với u vùng bụng ở t.rẻ e.m, khối u lành nhiều hơn u ác tính. Các u lành như u nang mạc treo, mạc nối, u nang sau ổ bụng, khối u tổ chức mang tính chất hỗn hợp – u lành. Hay ở trẻ gái có thể gặp u nang buồng trứng, u quái buồng trứng nhưng là các u quái lành tính. Trẻ trai hay gặp khối u t.inh h.oàn lành tính”, TS Hoa chia sẻ.

Theo các bác sĩ, có một tỷ lệ nhỏ trẻ sẽ gặp khối u ác tính. Khối u ác tính có thể gặp ở bất cứ vị trí nào.

tre dau bung roi loan tieu hoa lau ngay co the bi khoi u o bung 515 6207678

Hiện nay có nhiều kỹ thuật tiến bộ giúp chẩn đoán và điều trị ung thư hiệu quả cao (Ảnh minh họa: Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh BVCC)

“Nếu trẻ đã được chẩn đoán có khối u ổ bụng từ trong bào thai hoặc cha mẹ phát hiện con có nghi ngờ khối u ổ bụng thì việc cần làm là chuyển trẻ lên bệnh viện chuyên khoa để đ.ánh giá u lành hay u ác tính.

Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị kịp thời, đúng bệnh. Đừng chần chừ khiến con mất đi cơ hội được điều trị bệnh sớm”, bác sĩ Trang khuyến cáo.

Theo TS Hoa, cha mẹ không nên bỏ qua bất cứ những biểu hiện khác lạ nào về sức khỏe của con. “Nếu trẻ bị nôn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau bụng… có thể là những dấu hiệu của khối u ổ bụng.

Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa ung bướu để được làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện sớm khối u trong ổ bụng sẽ giúp điều trị sớm nhất, hiệu quả cao nhất để trẻ được khỏe mạnh”, TS Hoa chia sẻ.

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng tăng.

Mặc dù ung thư ở t.rẻ e.m là nhóm bệnh tương đối hiếm gặp, số ca ghi nhận dưới 15.000 trường hợp và khoảng 1.500 trường hợp t.ử v.ong hàng năm trong nhóm t.rẻ e.m từ 0 đến 14 t.uổi.

Tuy nhiên, ung thư lại là nguyên nhân thứ hai gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, sau chấn thương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *