Biến thể ‘Omicron tàng hình’ chiếm ưu thế tại TP.HCM

Qua sàng lọc ngẫu nhiên, TP.HCM phát hiện 64% mẫu dương tính với Omicron là biến thể BA.2 – biến thể được gọi là “tàng hình”.

Theo thông tin từ Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng sáng 9/3, tuần qua trên thế giới, số ca mắc mới giảm 4% và số ca t.ử v.ong giảm 19%.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nổi lên với số ca nhiễm mới cao hơn nhiều nước. Câu hỏi là tại sao số ca mắc tăng nhiều như vậy và sau Omicron thì còn làn sóng Covid-19 mới hay không?

Ông Thượng cho biết thế giới trải qua 3 làn sóng và mỗi làn sóng tương ứng với một biến chủng. Cụ thể làn sóng 2 là Delta và làn sóng 3 là Omicron với 2 biến thể là BA.1 và BA.2. Một số nước trải qua đợt dịch thứ 3 chủ yếu là BA.1, biến chủng BA.2 mới chỉ xuất hiện ở một vài nước ở châu Phi, Ấn Độ.

“BA.2 giống như BA.1 về lây bệnh nhưng mức độ lây lan nhanh hơn”, ông cho hay.

bien the omicron tang hinh chiem uu the tai tphcm 832 6346478

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.

Như vậy, nếu có làn sóng mới BA. 2 thì vaccine còn hiệu quả hay không? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng nhưng không đủ để chống chọi không bị nhiễm. Do đó, ông Thượng khẳng định chiến dịch tiêm vaccine vẫn phải được đẩy mạnh.

Tại TP.HCM, tính đến sáng nay, qua sàng lọc nhanh bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên 119 ca thì phát hiện 103 mẫu dương tính với Omicron.

Tuy nhiên, kỹ thuật sàng lọc nhanh này chỉ cho biết Omicron hay không, còn chi tiết Omicron BA.1 hay BA.2 thì phải giải trình tự gene.

Qua giải mã gene 67 ca, thành phố phát hiện 24 mẫu nhiễm BA.1 và 43 mẫu nhiễm BA.2, tức BA.2 chiếm 64%.

“TP.HCM hiện có cả 2 chủng và BA.2 chiếm ưu thế nên giải thích được tại sao lây lan nhanh dữ vậy. Về lập luận chủ quan, ta sẽ không quá lo lắng là có chủng mới vì nó đang xảy ra rồi. Nếu có thì chủng gì đó khác, còn thế giới đang chuẩn bị đón làn sóng BA.2″, Giám đốc Sở Y tế nhận định.

Hai tuần trước đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM từng cho biết biến chủng Omicron đã chiếm ưu thế tại TP.HCM. Cụ thể, kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại thành phố từ ngày 10 đến 17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%; biến chủng Delta chỉ còn khoảng 24%. Điều này phần nào lý giải số bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn chiều hướng tăng do chủng mới tốc độ lây nhiễm nhanh.

BA.2 là biến thể phụ của Omicron. Một số nhà khoa học đặt cho BA.2 biệt danh “ biến thể Omicron tàng hình”. Điều này không đồng nghĩa với việc virus không bị phát hiện mà nó rất khó phân loại.

Biến thể Omicron ban đầu có những đặc tính cụ thể về gen di truyền. Nó có sự mất gen trong protein gai dẫn đến cái được gọi là “lỗi mục tiêu gen S hay bỏ qua gen S” cho phép nhân viên y tế nhanh chóng phân biệt nó với Delta bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR. Nhưng BA.2 không có những đặc tính di truyền đó. Vì thế trong các xét nghiệm, việc phát hiện và phân loại là một biến thể phụ của Omicron trở nên khó khăn hơn, chưa kể, rất khó phân biệt nó với Delta.

F0 điều trị tại nhà, rác thải cần được xử lý như thế nào?

Quá trình thu gom, xử lý chất thải của các F0 điều trị tại nhà được khuyến cáo phải thực hiện đúng cách.

Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế, quá trình thu gom, xử lý chất thải phải được thực hiện đúng cách.

Theo đó, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là dùng dụng cụ dùng một lần, rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, nên tự rửa bát ở phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ, thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa.

Sau khi rửa, bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm để ở vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.

Với đồ vải, nếu có thể, F0 nên tự giặt quần áo của mình. Nếu không, người chăm sóc phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải của F0.

Đối với rác thải, bên trong phòng cách ly của người nhiễm Covid-19 phải có thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nylon bên trong. Toàn bộ rác thải buộc phải có nhãn dán “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”, được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy.

Người xử lý rác thải phải đeo găng tay, thải bỏ găng tay và rửa tay ngay sau khi xử lý xong.

f0 dieu tri tai nha rac thai can duoc xu ly nhu the nao 934 6325262

Nhân viên y tế gom rác từ khu cách ly, bệnh viện dã chiến ở TP.HCM (Ảnh: Tứ Quý)

Công tác vận chuyển chất thải từ nhà có F0 do đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với Tổ Covid-19 cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn. Phương tiện vận chuyển cơ động (thùng 240 lít, thùng 660 lít, xe gắn máy, xe chuyên dụng…) bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Rác thải sau đó được vận chuyển đến điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn.

Việc vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tạm thời đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại do địa phương bố trí, thực hiện bằng xe chuyên dụng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.

Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ ra ngoài. Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.

Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển cần đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp… đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *