Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới do tốc độ lây nhiễm của chủng Omicron cao hơn nhiều lần chủng cũ, đòi hỏi phải nỗ lực hơn trong công tác phòng, chống dịch.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong năm 2022, dịch Covid-19 được nhận định chưa thể kiểm soát hoàn toàn. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp với hơn 15.000 ca nhiễm mới và hơn 150 ca t.ử v.ong mỗi ngày.
Việt Nam cũng đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng, nguy cơ lây lan trên diện rộng rất cao.
“Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần ở nhóm đã tiêm vắc xin đầy đủ. Nếu số ca mắc tăng nhanh có thể gây quá tải hệ thống y tế, các biến chủng mới có thể xuất hiện. Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới nên đòi hỏi phải có biện pháp nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch”, Bộ trưởng phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, tổ chức sáng 20/1.
Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết, ngành y xác định nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện thành công chương trình phòng, chống dịch năm 2022-2023, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, tăng cường biện pháp phòng, chống dịch theo hướng quản lý rủi ro, giảm ca nặng, giảm tỷ lệ t.ử v.ong, nâng cao công tác điều trị ở tất cả các tuyến, đảm bảo bệnh nhân được điều trị chăm sóc phù hợp. Nhanh chóng tiêm đủ 3 mũi vắc xin cho người từ 18 t.uổi trở lên, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng về chương trình “Tiêm vắc xin không có ngày nghỉ Tết”.
Bộ trưởng chia sẻ, năm 2021, với sự xuất hiện của biến chủng Delta lây lan nhanh, mạnh, dịch Covid-19 đã diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương. Các ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, vượt xa so với dự báo.
“Dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân. Dịch bệnh tăng nhanh gây quá tải hệ thống y tế và làm tăng các ca t.ử v.ong”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong dịch bệnh đầy khó khăn, thách thức, ngành y tế đã huy động tổng lực chưa từng có với nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong công tác phòng chống dịch.
Chỉ tính riêng đợt dịch thứ 4, ngành y tế đã huy động hơn 25.000 các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, sinh viên các trường y dược tham gia công tác phòng chống dịch. Nhiều người hiện nay vẫn có mặt tại khu vực phía Nam và hầu hết nhân viên y tế tại các tỉnh có dịch đang miệt mài làm việc.
Bộ trưởng thông tin, tới nay đã có gần 3.000 cán bộ y tế nhiễm Covid-19 và hơn 10 trường hợp đã t.ử v.ong do Covid-19.
Các giải pháp chuyên môn chưa từng có trong t.iền lệ đã được Bộ Y tế triển khai. Điển hình như việc giám sát, xét nghiệm, cách ly, phân tầng điều trị, thiết lập 11 trung tâm hồi sức tích cực ở 11 tỉnh, TP phía Nam trong thời gian ngắn kỉ lục. Bên cạnh đó, thành lập hàng nghìn trạm y tế lưu động điều trị tại nhà cho bệnh nhân, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử triển khai thành công với hơn 170 triệu liều vắc xin.
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, dù tập trung cao độ vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhưng Bộ Y tế vẫn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ giao.
Cụ thể, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 91%, hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao về ngành; củng cố hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng; số ca mắc HIV/AIDS, ngộ độc thực phẩm giảm so với năm 2020; khám, chữa bệnh từ xa mở rộng, kết nối với hơn 1.500 cơ sở y tế cả nước; chất lượng dịch vụ y tế từng bước được nâng cao.
Ngoài ra, mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt trên 90%; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế từng bước được đổi mới; mức sinh thay thế duy trì bền vững 16 năm qua, t.uổi thọ trung bình là 73,7 t.uổi; tỉ suất t.ử v.ong ở trẻ giảm; chuyển đổi số của ngành y tế được đ.ánh giá cao.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 19/1, Việt Nam đã ghi nhận 108 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron gồm Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
– Người trên 50 t.uổi.
– Phụ nữ có thai.
– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.