Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã phẫu thuật cấp cứu lấy 25 viên bi nam châm đồ chơi trong ổ bụng của bệnh nhi 37 tháng t.uổi.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các y bác sĩ đã lấy 25 viên bi đồ chơi ra khỏi ổ bụng của bệnh nhi – Ảnh: BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Chiều 5-1, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (tỉnh Nghệ An) phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi N.T.T. (37 tháng t.uổi, thành phố Vinh) do nuốt 25 viên bi nam châm đồ chơi vào ổ bụng.
Trước đó, gia đình phát hiện trẻ nuốt nhiều viên bi nam châm nên đã đưa cháu vào bệnh viện tuyến dưới để theo dõi. Tuy nhiên bé xuất hiện tình trạng đau bụng cơn nhiều hơn nên được chuyển đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An để cấp cứu.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ chụp X-quang ổ bụng phát hiện hình ảnh tắc ruột do dị vật hình tròn, bao gồm nhiều viên nhỏ và dính thành chuỗi. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa ngoại và khoa gây mê hồi sức đã tiến hành hội chẩn và chỉ định mổ cấp cứu.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện 25 viên bi nam châm dính chặt vào nhau gây tắc nghẽn ruột, khiến tá tràng và ruột bệnh nhi thủng nhiều vị trí.
Sau gần 3 giờ, các phẫu thuật viên đã loại bỏ hoàn toàn dị vật, khâu kín vị trí ruột thủng. Sau mổ, trẻ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, sức khỏe tạm thời ổn định, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm.
Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do nuốt phải dị vật như đồ chơi, cúc áo, hòn bi, hòn đá… Tuy nhiên trường hợp trẻ nuốt phải đồ chơi là chuỗi bi nam châm đồ chơi như của bé T. lại cực kỳ nguy hiểm.
Nam châm là một tổ hợp chất gần giống kim loại mang từ tính, tác dụng lên các kim loại khác. Vì vậy, các viên bi nam châm sẽ có xu hướng tự hút dính vào nhau, dọc theo đường tiêu hóa ở các đoạn ruột khác nhau.
Các viên nam châm không di chuyển tiếp, gây tắc và tạo sức ép lên thành ruột, gây thiếu m.áu cục bộ, từ đó dẫn tới hoại tử và thủng ruột, thậm chí còn g.ây s.ốc nhiễm trùng, dẫn tới t.ử v.ong.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp trẻ bất cẩn nuốt phải dị vật, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
150 vết ong đốt trên thân thể b.é g.ái 18 tháng t.uổi
Đang nấu ăn trong bếp, người mẹ nghe tiếng con gái 18 tháng khóc thét sau nhà, chạy đến phát hiện bé cùng anh trai đang bị đàn ong bu kín, tấn công.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, ngày 9/8 thông tin bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Người nhà cho biết mẹ cũng bị ong đốt khi lao vào giải cứu hai con. B.é t.rai tình trạng nhẹ, không nguy kịch. B.é g.ái cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Tây Bắc, sau đó chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Tình trạng bệnh nhi rất nguy kịch, đau đớn nhiều, khắp cơ thể trên 150 nốt sưng phù do ong đốt, tập trung nhiều nhất ở vùng đầu mặt, kèm khó thở, tím tái. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy bé suy đa cơ quan, chức năng gan và thận suy giảm.
Bác sĩ chẩn đoán bé sốc phản vệ mức độ nặng, biến chứng rối loạn đông m.áu, điều trị theo phác đồ sốc phản vệ phối hợp lọc m.áu liên tục. Trải qua 8 ngày, bệnh nhân thường xuyên bị báo động tình trạng t.ử v.ong. Rất may mắn, bé đáp ứng phác đồ điều trị, dần hồi tỉnh, các chỉ số cơ thể trở lại bình thường.
Chỉ trong hai tuần qua, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận và cấp cứu nhiều trẻ nhỏ nguy kịch, sốc phản vệ biến chứng suy đa tạng do bị ong đốt.
Một bé 8 t.uổi, trú tại huyện Nam Đàn, sáng 2/8 cùng anh em ra bờ ao hái sim thì bị ong chích. Bé ngất lịm vì đau đớn và sốc độc, được cứu sống sau quá trình hồi sức, lọc m.áu liên tục.
Ngày 5/8, Khoa Hồi sức Tích cực chống độc tiếp nhận ba chị em 11 t.uổi, 5 t.uổi và 3 t.uổi, chơi trốn tìm trong vườn nhà động phải tổ ong, bị cả đàn ong tấn công. Bé 3 t.uổi sức khỏe yếu, bị ong tấn công nhiều nhất, tình trạng đang rất nguy kịch, lọc m.áu liên tục. Hai bé lớn đã bình phục.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi bị ong đốt. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, cho biết mùa hè khoa ghi nhận nhiều trường hợp bị ong đốt phải nhập viện điều trị, do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải… thu hút ong về làm tổ, kiếm ăn.
Khi bị ong đốt, bệnh nhân cần được sơ cứu, xử trí ban đầu, theo dõi y tế ngay lập tức bởi các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, ngộ độc nọc ong có thể xuất hiện nhanh chóng. Ngộ độc nọc ong là biểu hiện toàn thân khi nọc ong vào cơ thể gây độc, phá vỡ các tế bào, các cơ quan bị tổn thương, cuối cùng suy đa phủ tạng.
Ngay khi phát hiện trẻ bị ong đốt, phụ huynh cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân tới khu vực an toàn, tránh bị đốt nhiều hơn. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau: có nhiều vết đốt; bị đốt vào các vùng đầu mặt, cổ kèm theo dấu hiệu phù nề lan nhanh; có các dấu hiệu toàn thân sốt, mệt mỏi, khó thở, số lượng nước tiểu ít dần, nước tiểu màu đỏ như m.áu, có dấu hiệu dị ứng, mẩn ngứa, đỏ da toàn thân hoặc cảm giác choáng váng, chóng mặt.