Bộ Y tế cho biết trong tổng số 206,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 116 đợt với tổng số 185 triệu liều; Đến nay cả nước đã tiêm hơn 161,2 triệu liều, trong đó có gần 11 triệu mũi 3
Cả nước đã tiêm hơn 161,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế cho biết trong tổng số 206,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 116 đợt với tổng số 185 triệu liều, còn khoảng 21,5 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vacccine.
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến 15h 30ngày 10/1, Việt Nam đã tiêm được hơn 161,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 9/1, cả nước tiêm được hơn 1,2 triệu liều.
Đến ngày 9/1, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 146.238.910 liều, trong đó có 70.314.816 mũi 1; 65.039.433 mũi 2; 1.284.986 mũi 3 (vaccine Abdala); 2.652.214 liều bổ sung và 6.947.461 liều nhắc lại. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,9% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,4% dân số từ 18 t.uổi trở lên.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95% ; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 04/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Thanh Hóa (88,6%), Hưng Yên (82,2%), Nghệ An (81,6%) và Hà Giang (83,7%).
Việt Nam đã tiêm được hơn 161,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 9/1, cả nước tiêm được hơn 1,2 triệu liều.
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 06/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%.
Gần 13,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi
Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ trong độ t.uổi từ 12-17, báo cáo của Bộ Y tế cho biết đến nay, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.794.277 liều, trong đó có 7.932.935 mũi 1 và 5.861.342 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 89,0% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 65,7% dân số từ 12 -17 t.uổi.
32 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang
Gần 96% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 09/01 đến 6 giờ ngày 10/01), Quảng Bình ghi nhận thêm 107 ca mắc COVID-19, trong đó có 104 ca tại cộng đồng, 59 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Cuồi (xã Tiến Hoá, Tuyên Hoá); trong ngày có 30 ca xuất viện.
Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 689 ca
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.317; số ca điều trị khỏi là 3.673, còn 190 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 345 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95,82 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,26%; Có 95,58% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Nhiều địa phương hạ cấp độ dịch, yêu cầu tiếp tục tuân thủ 5 KTại tỉnh Bạc Liêu, trong tuần qua, với số ca mắc COVID-19 giảm nhiều so với trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã quyết định hạ cấp độ dịch của tỉnh từ cấp độ 3- nguy cơ cao (vùng cam) xuống cấp độ 2 – nguy cơ trung bình (vùng vàng). Cấp độ dịch ở cấp huyện đến cấp xã trong tỉnh cũng đều giảm không còn cấp độ 3, 4 (vùng cam, vùng đỏ).
Bên cạnh việc cho phép nhiều hoạt động trở lại bình thường nhưng tất cả mọi người phải chấp hành nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, tỉnh Bạc Liêu cũng có kế hoạch cho học sinh trở lại trường học sau Tết Nguyên đán 2022. Trước mắt là học sinh các khối lớp 5, 9 và 12. Hiện, ngành Giáo dục đang đề nghị ngành Y tế hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn về xử lý nếu có trường hợp F0 trong trường học, đồng thời, phối hợp với các địa phương kiểm tra lại cơ sở vật chất, tiến hành sửa chữa trường lớp để đón học sinh trở lại trường.
Tại tỉnh Hậu Giang, trước tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, UBND tỉnh cũng đã ban hành công văn về việc thống nhất tổ chức cho học sinh lớp 12 trở lại trường học tập trực tiếp trên địa bàn huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ, bắt đầu từ ngày hôm nay- 10/1.
Theo đó, chỉ khối lớp 12 tại 3 địa phương này học trực tiếp tại trường, các lớp học của các khối lớp còn lại tại các huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục tổ chức học trực tuyến và học qua truyền hình trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
UBND tỉnh An Giang cũng vừa đồng ý chủ trương thí điểm cho học sinh lớp 9 và 12 ở một số trường thuộc huyện Châu Phú học trực tiếp từ hôm hay- ngày 10/1. Sau khi có kết quả thí điểm, UBND tỉnh sẽ có phương án mở rộng cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh trở lại trường học trực tiếp theo lộ trình.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh An Giangđã ban hành Công văn số 17 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn; nâng cao năng lực hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo phương châm 4 tại chỗ và có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế; tiếp tục phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng, Trạm Y tế lưu động, không để xảy ra tình trạng người bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế, không được tư vấn, cấp phát thuốc điều trị.
Vì sao cần giấy xác nhận đã tiêm vắc xin? Vì sao đến 7 mũi?
Người dân xôn xao khi mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc xin mà Bộ Y tế mới ban hành ngày 7-1 chừa chỗ cho 7 mũi tiêm.
Có phải mỗi người dân dự trù sẽ tiêm 7 mũi? Vì sao đã có app chứng nhận tiêm rồi mà cần giấy cho tốn kém?
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online về việc mỗi người sẽ phải tiêm mấy mũi vắc xin ngừa COVID-19, khi mẫu giấy xác nhận mới có chỗ cho 7 mũi tiêm, TS Phạm Quang Thái – trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc – cho rằng mẫu giấy mới còn có tính chất “dự phòng”, do đây là vắc xin mới và dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.
Theo ông Thái, lịch tiêm đến thời điểm hiện tại là mỗi người bình thường sẽ tiêm 3 mũi, gồm 2 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại. Người có miễn dịch kém hoặc tiêm vắc xin loại 3 mũi (vắc xin Abdala) sẽ tiêm thêm 1 mũi thành 4 mũi.
Bên cạnh đó, hiện có 14.000 tình nguyện viên đã tiêm vắc xin Nano Covax của Việt Nam, nhưng do vắc xin chưa được cấp phép lưu hành nên chưa được hiển thị trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc các app có chức năng hiển thị thẻ xanh, thẻ vàng, thời gian tiêm chủng thử nghiệm cho đến nay cũng đã từ 6 tháng – 1 năm, đến thời hạn khuyến cáo tiêm nhắc lại, các tình nguyện viên cũng đã đi tiêm vắc xin đã được cấp phép.
Số mũi tiêm ở những người này cũng sẽ nhiều hơn. Vì vậy, số mũi tiêm còn chỗ trong giấy xác nhận không phải là định trước lịch tiêm 7 mũi cho mỗi người.
Đã có “thẻ xanh”, có cần cấp thêm giấy xác nhận đã tiêm?
Theo thống kê của nhóm quản trị Sổ sức khỏe điện tử, hiện có khoảng 32 triệu người cài đặt ứng dụng này, những người đã tiêm đủ mũi cũng dễ dàng tìm kiếm lịch sử tiêm chủng trên ứng dụng do cơ sở tiêm chủng đã gần hoàn tất nhập dữ liệu mũi tiêm, chỉ còn sót lại một số lượng nhỏ do tiêm nhanh hơn nhập liệu, nhưng số còn sót này cũng sẽ sớm hoàn tất.
Nếu như vậy thì có cần phải cấp giấy xác nhận đã tiêm? Theo chuyên gia của Bộ Y tế, hiện có khoảng 65 triệu người dùng điện thoại thông minh, tra cứu thông tin “thẻ xanh” dễ dàng, nhưng khi đi công tác, đi du lịch nước ngoài thì vẫn cần giấy xác nhận.
“Nếu không có nhu cầu đi nước ngoài thì người dân chỉ cần tra cứu thông tin tiêm chủng trên app, ngoài Sổ sức khỏe điện tử còn có PC-COVID. Nếu sử dụng mẫu giấy mới, người có nhu cầu dùng giấy xác nhận đã tiêm có thể quay lại cơ sở tiêm chủng để xác nhận các mũi tiêm trước và giấy xác nhận mới thay thế các giấy cũ” – chuyên gia này giải thích.
Trường hợp app cập nhật thiếu số mũi tiêm, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 có chức năng phản ánh, người dùng có thể gửi phản ánh và nhóm quản trị sẽ chuyển lại cơ sở tiêm chủng để cập nhật.
Tuy app đã cập nhật mũi 3 nhưng phần “phản ánh” trên app đang không có phần đề nghị cập nhật mũi 3. Nhóm quản trị cho biết đang chờ sửa chức năng này.
Hiện nay việc cập nhật thông tin tiêm chủng, theo nhóm quản trị, là dễ dàng hơn, không phải nhập liệu như trước đây mà chỉ cần tra cứu họ tên số điện thoại hoặc họ tên chứng minh thư/căn cước/mã định danh là tìm thấy lịch sử tiêm chủng của người đó và từ đó cập nhật mũi bổ sung, mũi nhắc lại nhanh và dễ dàng.