Chiều 21/1: Đã phân bổ 190,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Lập tổ tư vấn, điều trị F0 qua đường dây nóng

Cập nhật đến 14h ngày 21/1, cả nước tiêm hơn 173,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; đến nay cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 190,5 triệu liều vaccine; Quảng Ninh thành lập Tổ tư vấn y tế điều trị, chăm sóc F0 qua đường dây nóng.

Đã có 41 tỉnh, thành phố bao phủ tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h ngày 21/1, Việt Nam đã tiêm hơn 173,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 20/1, cả nước đã tiêm gần 1 triệu liều vaccine.

Trong tổng số 209,6 triệu liều đã tiếp nhận, đã phân bổ 190,5 triệu liều; còn khoảng 19,1 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Tính đến ngày 20/1, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 157.402.956 liều, trong đó mũi 1: 70.575.133 liều; Mũi 2: 67.625.921 liều; Mũi bổ sung: 6.670.326 liều; Mũi 3: 12.531.576 liều;

chieu 211 da phan bo 1905 trieu lieu vaccine phong covid 19 lap to tu van dieu tri f0 qua duong day nong 835 6281376

Đến 14h ngày 21/1, Việt Nam đã tiêm trên 173,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19

46/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80 – dưới 90%; còn 1/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 80% là Sơn La (78,1%).

Về số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 15.311.444 liều, trong đó mũi 1: 8.214.732 liều; Mũi 2: 7.096.712 liều.

Đến ngày 20/1, đã có 41 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang

Bộ Y tế đề nghị các địa phương hoàn thiện tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 t.uổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 t.uổi trở lên theo Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I/2022; rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vắc xin; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 t.uổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.

Về tiêm vaccine phòng COVD-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi, Bộ Y tế cho biết đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer để tiêm cho trẻ 5-11 t.uổi. Bộ Y tế cũng cho biết đang tích cực chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- 11 t.uổi và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Quảng Ninh: Lập Tổ tư vấn y tế điều trị, chăm sóc F0 qua đường dây nóng

Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh quyết định thành lập Tổ tư vấn y tế điều trị, chăm sóc F0 qua đường dây nóng.

Tổ tư vấn có 15 bác sĩ thuộc Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện số 1 (Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái), Bệnh viện số 2 (Bệnh viện Phổi Quảng Ninh), Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy.

Các thành viên trong tổ có nhiệm vụ tiếp nhận các cuộc gọi từ hệ thống đường dây nóng để kịp thời giải đáp về phòng, chống dịch COVID-19 và tư vấn về điều trị, chăm sóc F0.

Các bác sĩ chủ động cập nhật kiến thức chuyên môn, các quy định, hướng dẫn về điều trị, chăm sóc F0 để tư vấn, hỗ trợ người dân. Thành viên Tổ tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; các chế độ, chính sách thực hiện theo quy định hiện hành.

Quảng Bình: Thêm 70 ca COVID-19, riêng TP Đồng Hơi đã 31 ca cộng đồng

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 20/01/2022 đến 6 giờ ngày 21/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 70 ca mắc COVID-19, trong đó có 50 ca cộng đồng, riêng TP. Đồng Hới có 31 ca cộng đồng.

Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 5.368 ca; tổng số ca khỏi là 4.284; toàn tỉnh hiện có 691 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà; 348 ca đang điều trị tại bệnh viện; 7 trường hợp t.ử v.ong.

Hiện 96,8 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,86%; Có 96% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 93,21%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 74,13%.

Tiêm trộn vaccine Pfizer và Moderna – giải pháp tình thế

Hiện các cơ quan y tế thế giới chưa đưa ra khuyến nghị chính thức về việc tiêm trộn hai loại vaccine mRNA, song một số nước coi đây là giải pháp tình thế để đẩy nhanh chiến lược chủng ngừa Covid-19.

Từ tháng 6, tiêm trộn vaccine Covid-19 được xem như một phương pháp tạm thời giúp giải quyết vấn đề hạn chế nguồn cung. Nhiều thảo luận nổ ra kể từ khi Đại học Oxford công bố nghiên cứu cho thấy tiêm kết hợp hai loại vaccine của AstraZeneca và Pfizer sẽ tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Một số chuyên gia đề xuất có thể tiêm trộn vaccine Pfizer và Moderna. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đều chưa đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc tiêm trộn hai vaccine này.

Do nhu cầu không cấp bách, hiện có ít nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn khi tiêm chung vaccine Pfizer và Moderna. Song nhiều quốc gia coi đây như giải pháp tình thế nếu nguồn cung bị thiếu hụt.

Tháng 6, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng (NACI) của Canada cập nhật hướng dẫn cho phép sử dụng kết hợp vaccine mRNA và Pfizer, do cả hai đều dựa trên công nghệ mRNA.

“Người đã tiêm liều đầu tiên vaccine mRNA (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) nên được tiêm cùng loại vaccine trong liều thứ hai. Nếu vaccine cùng loại không có sẵn, có thể thay thế bằng một vaccine khác cũng sử dụng công nghệ mRNA”, NACI hướng dẫn.

Tuy nhiên, giới chức y tế báo cáo nhiều người Canada từ chối tiêm vaccine Moderna ở liều hai nếu liều đầu tiên đã tiêm Pfizer, vì lo ngại tiêm trộn không đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tiến sĩ Kashif Pirzada nhận định: “Nếu nhìn vào cấu trúc vaccine, chúng giống hệt nhau về mọi mặt, luôn phản chiếu lẫn nhau”.

Theo hướng dẫn tiêm chủng của CDC Mỹ, “chưa đủ dữ liệu để kết luận về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vaccine mRNA”. Cơ quan này cho rằng người dùng nên được tiêm cùng loại vaccine theo đúng thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất.

tiem tron vaccine pfizer va moderna giai phap tinh the 63d 6013875

Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 của Moderna tại một điểm tiêm chủng ở thành phố New York, mỹ, tháng 1/2021. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, CDC Mỹ cũng hướng dẫn: “Trong các tình huống ngoại lệ mà vaccine mRNA tiêm liều đầu không có sẵn hoặc không còn sử dụng được, có thể sử dụng bất cứ loại vaccine mRNA nào khác, miễn là các liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Trong các tình huống tạm thời không có cùng loại vaccine mRNA, tốt nhất là nên trì hoãn liều hai để nhận cùng một sản phẩm, hơn là tiêm trộn sản phẩm khác”.

CDC Mỹ cũng khuyến nghị người dùng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai vaccine mRNA trong liều tăng cường (liều thứ ba).

“Đối với người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna (cho hai liều đầu), nên sử dụng cùng loại trong liều thứ ba. Một người không nên nhận quá ba liều vaccine mRNA. Nếu loại vaccine cho hai liều đầu không có sẵn, có thể sử dụng vaccine mRNA khá để thay thế”, theo hướng dẫn của CDC Mỹ.

Trước đó, nhiều quốc gia và các nhà khoa học công bố bằng chứng về việc tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Pfizer.

Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, tiêm trộn liều một vaccine AstraZeneca với liều hai vaccine Pfizer hoặc Moderna đem lại “hiệu quả cao”. Kết luận này tương đồng với hàng loạt nghiên cứu trước đó, đồng thời củng cố dự định tiêm trộn vaccine của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và nhiều nước trên thế giới.

Trong khi đó, dược sĩ Sabina Vohra-Miller, làm việc tại Toronto, cho biết vaccine Pfizer và Moderna có cách thức huấn luyện hệ miễn dịch “rất giống nhau”, cả hai đều nhắm vào protein S của nCoV. Kháng thể giữa hai lần tiêm sẽ “phản ứng chéo rất tốt”, bà nói thêm.

Theo tiến sĩ Lynora Saxinger, Đại học Alberta, khả năng nhiều người Canada sẽ cần tiêm vaccine tăng cường trong tương lai, nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ biến thể nCoV nguy hiểm.

Cuộc thảo luận về tiêm trộn vaccine Covid-19 nổ ra trong bối cảnh biến thể Delta lây nhiễm nhanh, có thể né tránh miễn dịch, hiện chiếm ưu thế toàn cầu. Nghiên cứu gần đây của Public Health England (PHE) cho thấy vaccine Pfizer hiệu quả 88% ngừa triệu chứng Covid-19 khi tiếp xúc biến thể Delta hai tuần sau liều thứ hai, giảm so với 93% ở biến thể Alpha.

Hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vaccine, song lợi ích rõ ràng nhất trước mắt là về hậu cần trong thời điểm nguồn cung thiếu hụt.

Việt Nam cũng cho phép tiêm mũi hai là vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi một là vaccine AstraZeneca nếu thiếu nguồn cung và người được tiêm đồng ý. Trong bối cảnh thiếu vaccine, hiện TP HCM định áp dụng tiêm trộn vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi một là vaccine Moderna. Bộ Y tế chưa có khuyến cáo nào về việc này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *