Chiều 25/12: Việt Nam đã tiếp nhận 181,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Gần 98% dân số trên 18 t.uổi tiêm mũi 1

Đến nay nước ta đã tiếp nhận khoảng 181,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cơ quan chuyên môn đã phân bổ 110 đợt với tổng số 166,8 triệu liều; Gần 98% dân số trên 18 t.uổi ở nước ta đã tiêm mũi 1; Bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ phải được uống thuốc Molnupiravir ngay trước khi đi cách ly.

chieu 2512 viet nam da tiep nhan 1815 trieu lieu vaccine phong covid 19 gan 98 dan so tren 18 tuoi tiem mui 1 6a8 6231574

Việt Nam tiếp nhận 181,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã phân bổ 166,8 triệu liều

Bộ Y tế cho biết, đến nay nước ta đã tiếp nhận khoảng 181,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 110 đợt với tổng số 166,8 triệu liều, còn khoảng 14,7 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Cập nhật đến 13h30 ngày 25/12, cả nước đã tiêm trên 144,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 24/12, tiêm được 993,315 liều. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.

Đến ngày 24/12, số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 132.808.696 liều, trong đó có 69.495.746 mũi 1; 61.279.724 mũi 2; 1.111.749 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 300.874 liều bổ sung và 620.603 liều nhắc lại.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 97,9% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 86,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 94,5% và 81,8%; miền Trung là 96,3% và 85,9%; Tây Nguyên là 90,8% và 72,3%; miền Nam là 100% và 90,9%.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,9%), Hưng Yên (83,7%), Cao Bằng (84,7%), Yên Bái (84,8%) và Ninh Bình (84,8%).

Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 35/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 70 – dưới 90%; 6/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 70%.

Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 10.711.768 liều, trong đó có 7.183.756 mũi 1 và 3.528.012 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 79,0% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 38,8% dân số từ 12 -17 t.uổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 73,4% và 23,2%; miền Trung là 64,6% và 23,9%, Tây Nguyên là 74,8% và 1,6%, Miền Nam là 91,6% và 69,4%.

Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm t.uổi này là Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, T.iền Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang…

Tại Công điện mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo và tổ chức thần tốc hơn nữa việc tiêm chủng vaccine, trong đó: Chậm nhất ngày 31/12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người từ 18 t.uổi trở lên, không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 t.uổi; Hoàn thành tiêm mũi 02 cho người từ 12 – 18 t.uổi trong tháng 01/2022; Hoàn thành tiêm mũi 03 cho người từ 18 t.uổi trở lên trong Quý I/2022.

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ t.uổi chỉ định. Đặc biệt, Bộ lưu ý việc ưu tiên tiêm chủng cho người từ 50 t.uổi trở lên, người mắc bệnh nền.

Bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ phải được uống thuốc Molnupiravir ngay trước khi đi cách ly

Sở Y tế TP HCM cho biết tất cả trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ phải được uống gói thuốc C ngay trước khi đi cách ly và không cần phải có triệu chứng. Còn F0 không thuộc nhóm nguy cơ được phát thuốc Molnupiravir khi có triệu chứng nhẹ.

Theo Sở Y tế TP HCM, tính đến ngày 22/12, sau 15 ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, TP đã ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó phát hiện 24.420 người chưa tiêm vaccine, xét nghiệm tầm soát phát hiện 3.918 người đang bị nhiễm COVID-19 kịp thời điều trị.

Khẩn: Bộ Y tế hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ t.ử v.ong cao khi mắc COVID-19

Số mắc vẫn tăng cao, đẩy nhanh tiêm vaccine, điều trị giảm bệnh nặng, t.ử v.ong

80% người trên 50 t.uổi t.ử v.ong do COVID-19 đều có bệnh nền

Tất cả trung tâm y tế đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vaccine ngay cho những người thuộc nhóm nguy cơ, trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.

Sở Y tế đề nghị các quận huyện tăng tốc thực hiện công tác xét nghiệm, phấn đấu thực hiện xong công tác xét nghiệm đợt 1 vào ngày 26/12 và sẽ xong đợt 2 vào ngày 2/1/2022. Sau thời gian trên, ngành y tế TP tiến hành sơ kết 1 tháng triển khai Chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ và báo cáo UBND TP.

Quảng Bình: Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.rong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 24/12 đến 6 giờ ngày 25/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 69 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 63 ca tại cộng đồng, 37 ca liên quan đến chùm ca bệnh Phù Ninh (xã Quảng Thanh, Quảng Trạch).

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.572; số ca điều trị khỏi là 3.101, còn 310 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 84 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Hiện gần 95% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 87,14%;

Bến Tre: Từ 18 giờ ngày 24/12/2021 đến 11 giờ ngày 25/12.2021, tỉnh ghi nhận 119 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 24.369 ca. Trong đó, có 12.962 ca điều trị khỏi bệnh, 145 ca t.ử v.ong.

Hà Nội cấp phát khẩn 200.000 viên Molnupiravir điều trị F0 thể nhẹ

Sở Y tế Hà Nội ngày 23/12 cho biết, vừa được Bộ Y tế phân cấp 200.000 viên thuốc Molnupiravir 200mg và yêu cầu các địa phương khẩn trương cấp phát cho các F0 đủ điều kiện.

Sở Y tế Hà Nội ngày 23/12 cho biết, TP vừa được Bộ Y tế phân cấp 200.000 viên thuốc Molnupiravir 200mg. Sở Y tế yêu cầu BVĐK Đống Đa liên hệ với nhà cung ứng, làm thủ tục nhận thuốc này và có trách nhiệm bảo quản theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; cấp phát cho các đơn vị tham gia chương trình thử nghiệm theo phân bổ của Sở Y tế.

Giám đốc trung tâm y tế, bệnh viện thu dung điều trị F0 khẩn trương cấp phát cho các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia chương trình tại cơ sở thu dung, điều trị và tại nhà theo đúng quy định.

Cùng ngày, Sở cũng thông tin cơ quan này vừa ban hành quyết định về quy trình triển khai Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho F0 thể nhẹ tại Hà Nội. Quyết định này thay thế quyết định 4245/QĐ-SYT do Sở ban hành hôm 13/12.

Theo Sở Y tế Hà Nội, có 4 tiêu chuẩn F0 được tham gia chương trình là: (1) Người có kết quả test nhanh kháng nguyên hoặc PCR dương tính trong vòng 5 ngày; (2) từ 18 t.uổi trở lên, ưu tiên đối với các trường hợp trên 50 t.uổi hoặc có bệnh nền; (3) cam kết đồng ý tham gia chương trình và (4) không có các chống chỉ định dùng thuốc.

“Trong trường hợp bệnh nhân được cách ly điều trị tại nhà phải có Quyết định (hoặc văn bản) của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho cách ly tại nhà” – Sở Y tế thông tin.

ha noi cap phat khan 200000 vien molnupiravir dieu tri f0 the nhe 243 6228672

Trạm y tế lưu động tiếp nhận điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

Quy trình triển khai chương trình có 4 bước.

Bước 1. Phân phối thuốc: Bệnh viện đa khoa Đống Đa phân phối thuốc Molnupiravir cho các bệnh viện, Trung tâm Y tế tuyến huyện.

Bước 2. Sàng lọc bệnh nhân

Trạm y tế cấp xã (cả trạm y tế lưu động) lập danh sách bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình, thực hiện việc khám sàng lọc, lập hồ sơ bệnh án các trường hợp đồng ý cam kết tham gia chương trình gửi TTYT tuyến huyện (Đối với việc sử dụng phần mềm, hướng dẫn bệnh nhân cập nhật thông tin qua mã QR Code do bệnh viện Phổi cấp và khai báo xác nhận trên APP).

Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh được phân công tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, thực hiện điều trị cho bệnh nhân theo các quy trình tại “Sổ tay hướng dẫn chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ tại 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Khánh Hòa và Đà Nẵng” do Bệnh viện Phổi Trung ương ban hành.

Bước 3. Trạm y tế liên hệ với Trung tâm Y tế lĩnh đủ số lượng thuốc điều trị cho bệnh nhân theo danh sách và cấp cho mỗi bệnh nhân 40 viên Molnupiravir 200mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 800mg (4 viên), uống trong 5 ngày, tiến hành cấp phát thuốc, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, hàng ngày liên hệ với bệnh nhân (trực tiếp hoặc qua điện thoại) ghi nhận các sự cố bất lợi (nếu có) trong vòng 14 ngày.

Bước 4. Các đơn vị (cơ sở điều trị, Trung tâm Y tế cấp huyện) cử cán bộ phụ trách nhập liệu hàng ngày lên phần mềm trực tuyến, thực hiện báo cáo định kỳ và lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định; Trung tâm Y tế thường xuyên giám sát hỗ trợ trạm y tế trong quá trình triển khai chương trình.

So với Quyết định cũ hôm 13/12, Quyết định lần có sự khác biệt về công tác cấp cứu, chuyển viện các trường hợp bệnh nặng, đối với bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các cơ sở nếu vượt quá khả năng điều trị thì chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị F0 ở tầng cao hơn theo tháp điều trị 3 tầng của Bộ Y tế. Đối với F0 điều trị tại nhà, trạm y tế cấp xã chịu trách nhiệm sơ cấp cứu, chuyển các bệnh nhân có chuyển biến nặng đến các bệnh viện, Trung tâm Y tế có giường bệnh kịp thời cấp cứu cho bệnh nhân.

Về việc thu hồi thuốc, trong trường hợp bệnh nhân không dùng hết thuốc hoặc ngừng thuốc (vì bất cứ lý do gì), người bệnh cần trả lại số thuốc chưa dùng kèm theo “Phiếu xác nhận trả thuốc” ghi rõ số lượng thuốc còn lại và ký tên vào phiếu. Trạm y tế tập hợp các “Phiếu xác nhận trả thuốc” gửi Trung tâm Y tế để lưu hồ sơ. Các viên thuốc đã phát nhưng chưa sử dụng sẽ được trả cho Trung tâm tập hợp để gửi về BVĐK Đống Đa thực hiện thủ tục hủy thuốc theo quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *