Bộ Y tế cho biết năng lực sản xuất thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 của 3 đơn vị trong nước đã được cấp phép tổng công có thể đạt 280 triệu viên/tháng tương ứng với 11 triệu liệu trình/tháng.
Cả nước đã tiêm gần 198 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h ngày 7/3 cho biết cả nước đã tiêm hơn gần 198 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 6/3, cả nước tiêm 338.819 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên tính đế là 180.547.272 liều, trong đó Mũi 1: 70.857.344 liều; Mũi 2: 69.136.857 liều; Mũi bổ sung: 14.213.253 liều; Mũi 3: 26.339.818 liều
Đến nay 62/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn duy nhất 01/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Cả nước đã tiêm gần 198 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 17.024.262 liều, trong đó mũi 1: 8.741.252 liều; Mũi 2: 8.283.010 liều.
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Chỉ còn 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Thống kê của Bộ Y tế cho biết rong 30 ngày triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân (từ 29/01/2022 – 28/02/2022), cả nước tiêm được hơn 14 triệu liều, chủ yếu là liều bổ sung và liều nhắc lại (hơn 12 triệu liều), góp phần vào việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vaccine cơ bản và tiêm mũi 3 trên toàn quốc.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi (trước mắt là vắc xin Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới).
Năng lực sản xuất thuốc Molnupiravir của 3 đơn vị trong nước có thể đạt 280 triệu viên/ tháng
Liên quan đến thuốc Molupiravir điều trị COVID-19, tính tới thời điểm hiện tại, Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu 37.610.540 viên Molnupiravir để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (khoảng 940.000 liệu trình điều trị).
Ngày 17/02/2022, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) ký quyết định ban hành danh mục 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Về khả năng cung ứng thuốc này năng lực sản xuất của 3 đơn vị trong nước đã được cấp phép tổng công suất sản xuất thuốc Molnupiravir có thể đạt 280 triệu viên/tháng tương ứng với 11 triệu liệu trình/tháng.
Năng lực sản xuất thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 của 3 đơn vị trong nước có thể đạt 280 triệu viên/ tháng
Như vậy, sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu điều trị và giá thành hiện tại cho 01 liệu trình điều trị khoảng 300.000đ (hiện rẻ nhất so với các nước khác trên thế giới).
Để có nhiều nguồn cung thuốc kháng virus điều trị COVID-19 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, kịp thời cho nhu cầu của cơ sở khám chữa bệnh theo cơ chế cấp phát miễn phí cho người bệnh và theo hình thức người bệnh tự chi trả, duy trì tính cạnh tranh, hạ giá thành thuốc lưu hành trên thị trường, Bộ Y tế sẽ thông báo công khai và hướng dẫn các đơn vị nhập khẩu (nếu có nhu cầu nhập khẩu các thuốc nước ngoài chứa hoạt chất Molnupiravir) nộp hồ sơ theo Điều 66 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định cấp phép nhập khẩu thuốc chứa dược chất đã có GĐKLH tại Việt Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng tiếp tục và khẩn trương tổ chức thẩm định, xem xét để cấp giấy đăng ký lưu hành và cấp phép nhập khẩu thuốc cho tất cả các hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Molnupiravir đáp ứng yêu cầu (bao gồm cả hồ sơ thuốc nước ngoài và hồ sơ thuốc sản xuất trong nước).
Hà N.ội yêu cầu chỉ bán thuốc Molnupiravir cho F0 có đơn thuốc đúng quy định
Sở Y tế Hà Nội ngày 3/3 yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc.
Sáng 3/3, Sở Y tế Hà Nội cho biết đơn vị này vừa có văn bản chỉ đạo về việc kê đơn, bán thuốc Molnupiravir. Theo Sở Y tế, việc này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh thuốc phải tuân thủ quy định về “Thực hành tốt bảo quản thuốc” GSP, “Thực hành tốt phân phối thuốc” GDP, “Thực hành tốt bán lẻ thuốc” GPP, thực hiện nghiêm việc bán thuốc theo đơn.
Sở Y tế Hà N.ội yêu cầu.
Chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc và cập nhật ngay dữ liệu xuất nhập vào hệ thống dược Quốc gia.
Cơ quan này cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc tăng cao.
Sở Y tế giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội tăng cường lấy mẫu để giám sát chất lượng thuốc. Đồng thời, cơ quan này đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Y tế và các đơn vị liên quan như Quản lý thị trường… kiểm tra, giám sát việc bình ổn giá thuốc và kinh doanh thuốc có chứa hoạt chất Molnupiravir tại các nhà thuốc trên địa bàn quản lý.
Ngày 17/2, Cục Quản lý Dược đã cấp phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 cho 3 loại thuốc sản xuất trong nước chứa hoạt chất Molnupiravir.
Trước đó, ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19.
Công văn được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị tăng cao. Mới đây, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho 3 thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc nhập lậu; mua bán thuốc không đúng quy định về bán thuốc.
” Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán thuốc đúng giá niêm yết; kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc điều trị COVID-19 bất hợp lý” – Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
“Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định” – công văn nêu rõ.
Ngày 17/2, Cục Quản lý Dược đã cấp phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 cho 3 loại thuốc sản xuất trong nước chứa hoạt chất Molnupiravir gồm: thuốc Molravir 400 của Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam; thuốc Movinavir (Molnupiravir 200 mg) của Công ty Cổ phần hóa – dược phẩm Mekophar và thuốc Molnupiravir Stella 400mg (Molnupiravir 400 mg) của Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1.
Ngày 23/2, Cục Quản lý Dược đã chính thức công bố giá bán thuốc điều trị COVID-19 đối với 3 loại thuốc trên. Giá thuốc bán lẻ trên thị trường từ 8.675 đồng đến 12.500 đồng/viên.