Một cô gái bị mất khứu giác bẩm sinh ở Anh đã bất ngờ ngửi được mùi lần đầu tiên trong đời sau khi mắc COVID-19.
Ảnh minh hoạ: Pixabay
Theo trang Daily Mail (Anh), Nancy Simpson, 25 t.uổi, sống tại thủ đô London (Anh), chưa từng ngửi được mùi do chứng mất khứu giác từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, sau khi mắc COVID-19 vào dịp lễ Giáng sinh năm ngoái, Simpson đột nhiên lấy lại được khứu giác.
“Tôi ở nhà trong dịp lễ Giáng sinh, tự cách ly mình trong phòng. Rồi đến một hôm, tôi nhận ra mình có thể ngửi được mùi hương của mọi thứ xung quanh”, Simpson chia sẻ.
Kể từ đó, Simpson có thể tận hưởng những thú vui mà trước đây cô chưa từng được trải nghiệm. Cô gái 25 t.uổi đã cảm nhận được hương thơm từ nến và nước hoa. “Những thứ tôi thực sự thích ngửi là mùi hương trái cây, nến thơm và các loại thảo mộc dùng để nấu ăn”, cô Simpson cho biết.
Mất khứu giác là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh COVID-19, thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau khi mắc bệnh. Khoảng hơn một nửa số người nhiễm virus đều gặp phải triệu chứng này. Nguyên nhân là do virus tấn công các tế bào biểu mô khứu giác xung quanh các tế bào thần kinh thụ cảm, chịu trách nhiệm nhận biết mùi.
Trong khi hầu hết mọi người đều hồi phục sau khi mất khứu giác do COVID-19 trong vài tuần, khoảng 1/10 người mắc COVID-19 bị mất khứu giác kéo dài một tháng hoặc hơn. Trường hợp của Simpson là một trong những trường hợp đầu tiên cảm nhận được khứu giác sau khi mắc COVID-19.
Đặc điểm di truyền học liên quan tình trạng mất khứu giác hoặc vị giác ở bệnh nhân COVID-19
Dù chưa từng mắc COVID-19 nhưng nhiều người cũng được biết rằng một số bệnh nhân COVID-19 có thể mất vị giác hoặc khứu giác.
Ảnh: tribuneindia.com
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, tình trạng mất khứu giác hoặc vị giác ở người mắc COVID-19 có liên quan đến đặc điểm di truyền học của bệnh nhân.
Tiến sĩ Carol Yan, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học California ở San Diego, đã dành thời gian nghiên cứu về các bệnh nhân mắc COVID-19 bị mất khứa giác và vị giác. Theo bà, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể bám vào các thụ quan, trong đó có ACE-2. Thụ quan ACE-2 được tìm thấy đặc biệt nhiều tại vùng biểu mô khứu giác, nằm sâu trong mũi của người bệnh, là nơi tập trung các dây thần kinh khứu giác từ não bộ xuống. Và từ nhiều năm nay, các loại virus đều đã được biết đến là có khả năng gây ra tình trạng mất khứu giác, trong trường hợp của virus SARS-CoV-2 thì khả năng này đặc biệt cao hơn. Tuy nhiên, phải đến thời gian gần đây, giới khoa học mới biết rằng tình trạng mất khứu giác, ít nhất là ở các bệnh nhân COVID-19, có liên hệ tới các đặc điểm di truyền học của mỗi người.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Janie Shelton, từ Công ty công nghệ sinh học 23&Me, cho biết khi tiến hành so sánh những người mắc COVID-19 bị mất khứu giác và những người bệnh không xuất hiện triệu chứng này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đặc điểm di truyền học có liên hệ rõ ràng với triệu chứng này. Trong nghiên cứu mới thực hiện, 23&Me khẳng định có thể xác định đặc điểm di truyền học liên quan tình trạng mất khứu giác ở bệnh nhân COVID-19. Chuyên gia Shelton cho biết khi xem xét tất cả các nhiễm sắc thể trong hệ gene, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một vùng thực sự đặc biệt trong đó có liên hệ mạnh mẽ tới tình trạng mất khứu giác và vùng này cũng điều khiển sự xuất hiện của các enzyme có thể khiến mũi mất khả năng cảm nhận mùi.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc xác định được những người có đặc điểm di truyền học này không phải việc đơn giản. Bên cạnh đó, việc xác định điều gì khiến các bệnh nhân mất khứu giác hoặc vị giác trong thời gian dài cũng chưa được tìm ra.