Đột quỵ có thể để lại những di chứng khác nhau, từ liệt đến các vấn đề về ngôn ngữ.
Cứu chữa kịp thời có thể giúp giảm thiểu hậu quả của đột quỵ.
Phục hồi sau đột quỵ là quá trình rất khó khăn. Chỉ khoảng 10 % những người sống sót qua cơn đột quỵ có thể phục hồi hoàn toàn, theo chuyên sang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bệnh nhân đột quỵ phải được cấp cứu ngay lập tức, mỗi phút trì hoãn có thể g.iết c.hết 2 triệu tế bào não. ẢNh SHUTTERSTOCK
Số liệu của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) cho thấy khoảng 40% người từng bị đột quỵ sẽ gặp các tình trạng như suy giảm nhận thức từ trung bình đến nặng, liệt, gặp các vấn đề về trí nhớ hay đau mạn tính.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chứng mất ngôn ngữ, vốn ảnh hưởng đến khả năng nói, viết hoặc hiểu những gì người khác nói. Họ cũng bị trầm cảm và rối loạn cảm xúc.
Tuy nhiên, hậu quả có thể được giảm thiểu nếu người bị đột quỵ được cứu chữa kịp thời. Càng chậm trễ điều trị, tổn thương não sẽ càng nghiêm trọng.
Điều quan trọng là phải nhận ra sớm biểu hiện của đột quỵ. Các triệu chứng đột quỵ đặc trưng là yếu, tê cánh tay, mặt chảy xệ, nói lắp, lú lẩn, đi lại khó khăn. Hầu hết các triệu chứng có xu hướng xảy ra ở một bên cơ thể. Ví dụ, người bệnh sẽ nhận thấy một cánh tay của họ yếu sức, không thể cử động dù đang cố gắng nâng cả 2 cánh ta lên.
Đột quỵ xảy ra khi một mạch m.áu trong não bị tắc nghẽn, dẫn đến làm gián đoạn lưu thông m.áu và ô xy lên não. Vỡ mạch m.áu não cũng có thể gây ra đột quỵ.
Khi phát hiện đột quỵ, người bệnh cần phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bệnh nhân và người thân chờ đợi với hy vọng các triệu chứng sẽ hết thì não sẽ càng bị tổn thương. Mỗi phút trôi qua thì 2 triệu tế bào não sẽ c.hết. Càng trì hoãn điều trị, não càng bị tổn thương và nguy cơ bị liệt, di chứng càng cao.
Sẽ có những trường hợp triệu chứng đột quỵ có thể giảm dần sau vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh đang ổn. Chẳng qua là họ đang bị đột quỵ nhẹ. Cơn đột quỵ thứ hai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây những tổn thương nghiêm trong đến não.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyến nghị bệnh nhân có thể bắt đầu chương trình phục hồi chức năng trong vòng 48 giờ sau đột quỵ. Phục hồi chức năng gồm vật lý trị liệu, liệu pháp tâm lý, liệu pháp ngôn ngữ và thuốc, theo Healthline.
Dấu hiệu đột quỵ và cách sơ cứu
Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T nhận biết người đột quỵ, đặt nằm nghiêng, theo dõi phản ứng và lập tức gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện.
Đột quỵ não hay tai biến mạch m.áu não là tình trạng tắc đột ngột mạch m.áu não hoặc c.hảy m.áu bên trong sọ dẫn đến c.hết các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây t.ử v.ong cao. Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi đang làm việc hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện càng nhanh càng tốt trong “thời gian vàng”, để kịp thời cứu các phần não chưa c.hết nhưng đang bị thiếu oxy và dinh dưỡng.
Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T để nhận biết một người có dấu hiệu đột quỵ.
Face (Khuôn mặt): Mặt có những dấu hiệu khác thường như cười méo miệng, rối loạn thị lực.
Arm (Tay): Tay và chân mệt mỏi khó cử động.
Speech (Lời nói): Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.
Time (Thời gian): Bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Khi quan sát thấy ai đó có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện trên (lệch mặt, yếu chân tay, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn.
Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tện nào sẵn có để có thể chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.
Trong quá trình chờ xe, nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa, cần đặt bệnh nhân ở tư thế hồi sức. Đầu tiên, bạn quỳ xuống một bên của nạn nhân, sửa tay phía bạn vuông góc. Bước hai, kéo tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Bước ba, kéo chân co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo nạn nhân quay về phía bạn là hoàn thành tư thế hồi sức. Nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục.
Cách đăt bệnh nhân tư thế hồi sưc. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Không nên cạo gió, chích m.áu đầu ngón tay… Không chờ đợi bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não bị mất đi khoảng hai triệu tế bào, mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với ba năm rưỡi.
Khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ. Nếu được cấp cứu trong vòng 4,5 giờ bệnh nhân có thể được tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết truyền tĩnh mạch; nếu trong vòng 6 giờ, bệnh nhân bị tắc mạch não lớn có thể được tái thông bằng dụng cụ cơ học, giúp bệnh nhân hồi phục hoặc giảm thiểu các di chứng.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Hải Hà
Khoa Đột quỵ – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108