Trong lúc tập bò, b.é g.ái 6 tháng t.uổi nắm lấy đuôi của con chó nuôi trong nhà liền bị nó quay lại cắn vào đầu, vết thương xuyên qua sọ, chạm vào bề mặt não của em bé.
Ngày 1/3, BV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận và cứu sống b.é g.ái 6 tháng t.uổi khi em bị con chó nuôi trong nhà cắn gây tổn thương nặng ở vùng sọ não.
Qua lời kể của gia đình cho biết, trong lúc đang tập bò, bé Q. (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã kéo vào đuôi của con chó nuôi trong nhà khiến nó quay lại cắn, không ngờ vết cắn lại vô tới não.
Tiếp nhận bé tại phòng khám cấp cứu, BS. Nguyễn Ngọc Phi Doanh – Khoa Ngoại thần kinh cho biết dù từng tiếp nhận, xử trí nhiều ca vết thương vùng đầu do chó cắn, hầu hết các ca đều làm da đầu, mặt rách toác diện rộng, nham nhở chứ vết thương nặng, xuyên vào trong não như bé Q. là lần đầu tiên.
Ảnh: BV Nhi đồng 2 cung cấp
Theo BS. Doanh, rất may là sau khi kiểm ra, dấu răng của con vật chỉ mới xuyên qua khỏi x.ương s.ọ và vừa chạm vào bề mặt của não em bé. Ê-kíp mổ đã kiểm tra thương tổn, làm sạch hết các mô dơ và phục hồi lại các vị trí thương tổn. Sau ca mổ, em bé phục hồi tốt và đã xuất viện sau hơn 1 tuần được chăm sóc vết thương và tiêm kháng sinh để dự phòng n.hiễm t.rùng bên cạnh việc tiếp tục các mũi tiêm ngừa phòng bệnh dại.
Các bác sĩ cho biết, hiện nay thú cưng, đặc biệt là chó ngày càng được nhiều gia đình ở thành phố chọn nuôi để làm người bạn trong gia đình. Đây cũng là mối tiềm ẩn vì dễ xảy ra các trường hợp tổn thương cho trẻ nhỏ khi vui đùa với thú cưng. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình nên cân nhắc chọn thú cưng, đặc biệt khi gia đình có trẻ nhỏ và cần xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cả cho trẻ lẫn thú cưng để tránh những sự cố đáng tiếc.
Cậu bé 8 t.uổi mang khối u m.áu khủng sắp vỡ ở mắt
Cậu bé 8 t.uổi ở Sơn La được đưa đến Bệnh viện K trong tình trạng khối u m.áu muốn “nổ tung” mắt trái.
Khối u rỉ m.áu, xâm chiếm toàn bộ mắt trái khiến em mất hoàn toàn thị lực.
Ngày 22/11, Bệnh viện K thông tin phẫu thuật thành công trường hợp bệnh nhi Lò Mạnh Q., (8 t.uổi, huyện Sốp Cộp, Sơn La) có khối u m.áu khổng lồ ở mắt trái.
Người nhà bệnh nhi cho biết, từ nhỏ em đã có khối u m.áu bẩm sinh ở mắt trái kích thước khoảng 1cm nhưng gia đình không nghĩ là nghiêm trọng, không điều trị triệt để.
Trước đó, năm 2017, cậu bé được phẫu thuật tại Bệnh viện tỉnh, tuy nhiên gần đây khối u tái phát, càng ngày càng phát triển, kích thước tăng dần lên, xâm chiếm toàn bộ mắt trái, khiến mắt này mất hoàn toàn thị lực.
Em vào viện trong tình trạng khối u rỉ m.áu, chiếm toàn bộ mắt trái.
Từ giữa tháng 10/2021, khối u càng tăng nhanh, phù nề kèm rỉ m.áu. Mắt trái của em cũng hoàn toàn không nhìn thấy. Những lần m.áu c.hảy xuống thấm ướt cả quần áo, cậu bé lo sợ chỉ biết khóc, thét to và nôn.
Đầu tháng 11, bé được đưa đến Bệnh viện K. Trước tình trạng khối u m.áu nguy hiểm vùng mắt, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa và toàn bệnh viện.
Cuộc hội chẩn toàn viện gồm chuyên gia Chẩn đoán hình ảnh – nút mạch u, chuyên gia Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật tạo hình đã tìm nhiều phương án để can thiệp.
Các bác sĩ quyết định thực hiện cuộc đại phẫu điều trị khối u. Lúc này, kích thước u m.áu quanh mắt to khoảng 8x9cm làm che lấp và lồi nhãn cầu trái, đặc biệt sau khi chụp chiếu, bác sĩ còn phát hiện Q. có khối dị dạng ở động tĩnh mạch quanh ổ mắt.
PGS.TS Bùi Văn Giang, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, nhận định “Đây là ca bệnh khó, do khối dị dạng được cấp m.áu từ động mạch ở trong não và động mạch từ ngoài não, với búi dị dạng phức tạp quanh mắt, chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cháu bé. Kỹ thuật nút nhánh động mạch mắt là rất khó, yêu cầu bác sĩ nhiều kinh nghiệm và chuyên sâu thực hiện, cũng như phải có đủ các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ”.
Ngày 8/11, các bác sĩ bước vào cuộc đại phẫu điều trị khối u cho bé. Sau khi tiến hành gây mê, các bác sĩ đã tiến hành can thiệp nút mạch thành công nhánh mạch cấp m.áu từ trong não, và bơm chất làm tắc búi tĩnh mạch quanh ổ mắt. Sau đó kiểm tra lại búi dị dạng còn được cấp m.áu bởi các nguồn nuôi từ phía ngoài não, ca nút mạch được tiến hành lần thứ 2 để kiểm soát toàn bộ các nguồn nuôi của khối u cũng như khối dị dạng mạch.
Ngày thứ 3 sau nút mạch, các bác sĩ đã cẩn trọng cắt bỏ khối u m.áu kèm theo khối dị dạng động tĩnh mạch quanh mắt, cố gắng tối đa để đạt được mục tiêu cắt bỏ toàn bộ các nhánh mạch cấp m.áu còn lại vào khối dị dạng, loại bỏ hoàn toàn khối dị dạng đảm bảo tránh tái phát, và tạo hình da khuyết hổng quanh ổ mắt, bảo vệ nhãn cầu đảm bảo sự phát triển cân đối của mặt sau này cho bệnh nhi Q.
Bệnh nhi tỉnh táo sau khi được phẫu thuật khối u m.áu vùng mắt.
TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, sau mổ 12 tiếng, bé Q. đã tỉnh táo và được gặp mẹ, mẹ cháu đã khóc khi thấy con không còn bị c.hảy m.áu ở quanh mắt, và đặc biệt con vẫn còn nhìn thấy mẹ.
Trải qua 3 lần can thiệp và mổ liên tục, bé Q. đã thoát khỏi mặc cảm vì khối u vỡ c.hảy m.áu đe dọa gây nguy hiểm tính mạng. Hiện tại Q. được chăm sóc tại khoa Ngoại thần kinh, Q. đã ngồi dậy, tập đi lại, và được chăm sóc da quanh mắt cũng như mắt. Sắp tới, Q. sẽ được đ.ánh giá lại bởi chuyên gia mắt sau 3-6 tháng, sau khi bớt phù nề, và có thể được mổ chỉnh hình để chỉnh trục của mắt và tạo hình thẩm mỹ để sớm được đi học trở lại.